Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Câu 1: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Nghiên cứu vaccine (vắc–xin) ngừa Covid–19.         

B. Nghiên cứu giống lúa biến đổi gen giúp tăng năng suất, kháng sâu bệnh.           

C. Học sinh làm bài kiểm tra môn Khoa học tự nhiên.   

D. Nghiên cứu vật liệu nano tự làm sạch.

Câu 2: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?

A. 5 kg.                                  B. 0,5 kg.                           C. 50 kg.                        D. 500 kg.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.                             

B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.                  

C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.                  

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

Câu 4: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có

A. lực hút của Trái Đất.         B. lực hấp dẫn.                  C. lực búng của tay.     D. lực ma sát.

Câu 5: Người thủ môn đã bắt được quả bóng khi đối phương sút phạt. Em hãy cho biết lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn là lực hút hay đẩy, lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

A. lực hút, lực tiếp xúc.                                                    B. lực đẩy, lực tiếp xúc.   

C. lực hút, lực không tiếp xúc.                                          D. lực đẩy, lực không tiếp xúc.

Câu 6: Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50 g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,3 cm. Khi treo thêm 5 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.

A. 11,5 cm.                            B. 10 cm.                           C. 9,5 cm.                          D. 10,5 cm.

Câu 7: Trong các loại thước dưới đây, thước nào được sử dụng để đo đường kính trong của một ống nước hình tròn?

A. Thước cuộn.                      B. Thước thẳng.                C. Thước kẹp.                        D. Thước dây.

Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

A. Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản.                      B. Con cá đang bơi.         

C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.                               D. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển.

Câu 9: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng?

A. Hình 2.                              B. Hình 4.                          C. Hình 1.                        D. Hình 3.

Câu 10: Hình nào dưới đây vẽ đúng mũi tên biểu diễn lực trong trường hợp: Kéo chiếc ghế với lực 25 N theo phương xiên một góc  so với phương nằm ngang. Biết tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N.

A. Hình b.                               B. Hình c.                          C. Hình a.                         D. Hình d.

Câu 11: Đơn vị đo khối lượng là:

A. lít.                                      B. m3.                              C. kg.                                D. m.

Câu 12: Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3 Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?

A. 45cm3                                B. 55cm3                            C. 100cm3                        D. 155cm3

Câu 13: Để quan sát tế bào lá cây, người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây?

A. Kính lúp.                                                                      B. Kính hiển vi quang học.    

C. Kính thiên văn.                                                            D. Kính cận.

Câu 14: Điều nào dưới đây không phải là quy định trong phòng thực hành?

A. Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).                    

B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.    

C. Ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.          

D. Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng.

Câu 15: Trong đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam, 1 canh tương ứng với 2 giờ và được đặt theo tên của 12 con giáp, đó là: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Biết canh Tí bắt đầu từ 23h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau. Hỏi canh Mùi bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ?

A. 19h – 21h.                         B. 11h – 13h.                     C. 13h – 15h.                D. 7h – 9h.

Câu 16: Vật thể nào dưới đây vừa là vật thể tự nhiên, vừa là vật không sống?

A. Con kiến.                           B. Bút màu.                       C. Hòn đá.                     D. Bếp từ.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không phải của thể khí?

A. Lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.                

B. Không có thể tích, hình dạng xác định.

C. Có khối lượng xác định.  

D. Khó bị nén.

Câu 18: Cho các hiện tượng thực tế sau:

(1) Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh thu được nước cất.

(2) Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau, …

(3) Ở các bể nước nóng, hơi nước bốc lên khiến cho trên bề mặt bể nước có một lớp sương mỏng.

(4) Để tạo ra các bánh xà phòng có hình dạng khác nhau người ta đem đun nóng chảy xà phòng rồi đổ vào khuôn có hình dạng tương ứng và để nguội.

Số hiện tượng xảy ra sự đông đặc là

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                                 D. 4.

Câu 19: Cho các quá trình sau:

(a) Than (chứa carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide.

(b) Vàng lỏng được đổ vào khuôn thu được vàng thỏi.

(c) Trong quá trình hình thành thạch nhũ, calcium bicarbonate chuyển dần thành calcium carbonate ở thể rắn, khí carbon dioxide và nước.

(d) Trên các miền núi cao, vào sáng sớm thường xuất hiện sương mù.

Số quá trình thể hiện tính chất hóa học là

A.  1.                                      B.  2.                                  C.  3.                                D.  4.

Câu 20: Oxygen có tính chất nào sau đây?

A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.         

B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.  

C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.    

D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

Câu 21: Ba yếu tố cần thiết của sự cháy là

A. chất cháy, oxygen, nhiệt độ.                                       

B. chất cháy, carbon dioxide, nhiệt độ.                                

C. chất không cháy, oxygen, nhiệt độ.                            

D. chất không cháy, carbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 22: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?

A. Đốt rơm rạ.                                                                  

B. Bón phân tươi cho cây trồng.                                     

C. Tưới nước cho cây trồng.

D. Phun thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật.

Câu 23: Cho câu sau: "Gỗ vừa là … để làm đồ thủ công, vừa là … sản xuất giấy, vừa là … để đun nấu."

Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu trên lần lượt là

A. vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.                                

B. nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu.                                       

C. nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu.                                

D. nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu.

Câu 24: Cho các hình ảnh sau:

Các nhiên liệu được sử dụng trong các hình ảnh lần lượt là

A. Gas, ethanol, dầu hỏa, than củi.                                 

B. Gas, dầu hỏa, ethanol, than đá.                                         

C. Gas, ethanol, dầu hỏa, than đá.                                   

D. Gas, dầu hỏa, ethanol, than củi.

Câu 25: Cho thông tin trong bảng sau:

 Các chất dinh dưỡng ở cột 1 tương ứng với vai trò ở cột 2 là

A. a - 1, b - 2, c - 3, d - 4, e - 5.                                        B. a - 2, b - 1, c - 5, d - 3, e - 4.    

C. a - 2, b - 3, c - 5, d - 1, e - 4.                                        D. a - 1, b - 3, c - 2, d - 4, e - 5.

Câu 26: Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật ?

A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá            

B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng

C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang          

D. Sự vươn cao của thân cây tre

Câu 27: tế bào nào sau đây có kích thước nhỏ nhất

A. Tế bào hồng cầu                B. Tế bào vi khuẩn            C. Tế bào trứng              D. Tế bào lông hút

Câu 28: Nơi nào sau đây có chứa chất diệp lục

A. Nhân tế bào                       B. Tế bào chất                   C. Thành tế bào            D. Lục lạp

Câu 29: Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?

 A. Hạt diệp lục                       B. Nhân tế bào.                  C. Không bào.     D. Thức ăn.

Câu 30: Quan sát hình dưới đây và cho biết cơ quan nào không thuộc hệ tiêu hóa

 A. 1                                        B. 2                                    C. 3                                    D. 4

Câu 31: Ở người, cơ thể có thể lấy vào khí oxygen và thải ra khi carbon dioxide nhờ hoạt động của

A. Hệ tuần hoàn                     B. Hệ thần kinh                 C. Hệ hô hấp                 D. Hệ tiêu hóa

Câu 32: Cách đặt lamen đúng là

A. Thả nhẹ lamen theo hướng vuông góc với lam kính  

B. Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó thả nhẹ xuống.                                       

C. Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó hạ dần lamen xuống.                             

D. Sau khi đặt lamen sẽ có bọt khí.

Câu 33: Trong các cấp độ tổ chức cơ thể dưới đây, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất?

A. Tế bào.                              B. Cơ quan.                       C. Hệ cơ quan.                      D. Mô.

Câu 34: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.                             

B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.                             

C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.                             

D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.

Câu 35: Nhiệt độ ủ ấm sữa chua phù hợp là

A. 50 – 60oC                          B. 30 – 45oC                      C. 20 – 30oC                     D. 45 – 60oC

Câu 36: Giới động vật gồm những sinh vật

A. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.               

B. đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.      

C. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.    

D. đa bào, một số tập đoàn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

Câu 37: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn E.coli được xếp vào

A. Giới khởi sinh                   B. Giới nguyên sinh          C. Giới thực vật                   D. Giới nấm

Câu 38: Tại sao nói vi khuẩn có ích ?

1. Phân giải xác động thực vật thành chất mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng

2. Phân – hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ tạo ra các hợp chất đơn giản chứa cácbon, rồi thành than đá hoặc dầu lửa

3. Một số vi khuẩn cố định đạm, bổ sung nguồn đạm cho đất

4. Một số vi khuẩn lên men, được sử dụng đề muối dưa, muối cà, làm dấm...

5. Vi khuẩn có vai trò trong công nghệ sinh học, làm sạch nước thải, làm sạch môi trường

6. Vi khuẩn còn có vai trò làm sạch không khí, nhất là ở thành phố

A. 1.2, 3, 4, 5                         B. 2, 3,4, 5, 6                     C. 1,3,4, 5, 6                    D. 1,2, 3,5, 6 .

Câu 39: Bộ Y tế khuyến cáo “5K” chung sống an toàn với dịch bệnh do virus Corona là gì?

A. Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.                      

B. Khẩu trang, khử virus, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.                        

C. Khẩu trang, khử khuẩn, khí hậu, không tụ tập, khai báo y tế.                              

D. Khí sạch, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.

Câu 40: Loài trung gian truyền bệnh kiết lị là

A.  Chuột                                B.  ruồi                              C.  Muỗi                           D.  Gà

Đề 2

Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

     A. Vật lí học.                                                               B. Hóa học và sinh học.

     C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.                    D. Lịch sử loài người.

Câu 2: Cần đặt mắt nhìn vào bộ phận nào của kính hiển vi để quan sát ảnh của vật?

     A. Bàn kính.                 B. Mẫu vật.                            C. Thị kính.     D. Vật kính.

Câu 3: Kí hiệu cảnh báo dưới đây cho biết điều gì?

 

     A. Chất dễ cháy.           B. Chất gây nổ.                      C. Chất độc.     D. Chất ăn mòn.

Câu 4: Dùng nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ của:

     A. nước đá                    B. nước uống                         C. nước sôi     D. nước sông đang chảy

Câu 5: Trên vỏ túi bột giặt có ghi , số đó cho ta biết gì?

     A. thể tích của túi bột giặt                                           B. sức nặng của túi bột giặt

     C. chiều dài của túi bột giặt                                         D. khối lượng của bột giặt trong túi

Câu 6: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

 

     A. Hình A.                    B. Hình B.                              C. Hình C.     D. Hình D.

Câu 7: Hành động nào sau đây đảm bảo an toàn trong phòng thực hành:

 

     A. A, B.                        B. A, C.                                  C. A, D.     D. A, C, D.

Câu 8: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự): a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

     A. c, d, a, b.                  B. a, b, c, d.                            C. b, a, c, d.     D. d, c, b, a.

Câu 9: Một xe chở gạo khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ gạo khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của gạo là bao nhiêu kilogam?

     A. 4980.                        B. 3620.                                  C. 4300.     D. 5800.

Câu 10: Cho hình vẽ sau, GHĐ và ĐCNN của thước là:

 

     A. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 20mm.                        B. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 10mm.

     C. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 10cm.                          D. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2cm.

Câu 11: Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước:

1. Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

2. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

3. Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

4. Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

5. Chọn đồng hồ phù hợp.

Thứ tự đúng là:

     A. 5, 4, 1, 3, 2.              B. 5, 3, 1, 4, 2.                        C. 1, 3, 5, 4, 2.     D. 3, 5, 1, 4, 2.

Câu 12: Dụng cụ được sử dụng để lấy hóa chất dưới đây được gọi là:

 

     A. ống đong.                 B. ca đong.                             C. ống cao su.     D. ống nhỏ giọt.

Câu 13: Đồng hồ dưới đây chỉ:

 

     A. 10 giờ 2 phút 7 giây.                                               B. 10 giờ 10 phút 35 giây.

     C. 2 giờ 10 phút 7 giây.                                               D. 2 giờ 7 phút 10 giây.

Câu 14: Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt trong hình dưới đây là:

 

     A. nhiệt kế rượu.          B. nhiệt kế thủy ngân.            C. nhiệt kế điện tử.     D. nhiệt kế phòng.

Câu 15: Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống? Tại sao?

     A. Robot là vật sống vì có thể cười, nói và hành động như một con người.

     B. Robot là vật không sống vì không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

     C. Robot là vật không sống vì có thể hành động như một con người.

     D. Robot vừa là vật sống, vừa là vật không sống, vì có thể cười, nói và hành động như một con người, nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

Câu 16: Vật thể nào dưới đây vừa là vật thể tự nhiên, vừa là vật không sống?

     A. Con voi.                   B. Bút chì.                              C. Ngọn núi.     D. Nồi cơm điện.

Câu 17: Dấu hiệu chính để phân biệt tính chất vật lí và tính chất hóa học là

     A. có sự chuyển từ thể này sang thể kia.                     B. có sự thay đổi về hình dạng.

     C. có sự tạo thành chất mới.                                        D. có sự thay đổi về thể tích.

Câu 18: Tính chất nào sau đây không phải của oxygen?

     A. Không mùi, không vị.                                             B. Ở điều kiện thường là chất khí.

     C. Nặng hơn không khí.                                              D. Tan nhiều trong nước.

Câu 19: Cho các câu sau (với cụm từ in nghiêng là vật thể hoặc chất): (1) Máu người chứa một lượng nhỏ glucose với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%.

(2) Trong sữa chua có chứa lactic acid rất tốt cho hệ tiêu hóa.

(3) Vàng là vật liệu phổ biến để chế tạo đồ trang sức.

(4) Salicylic acid là thành phần phổ biến trong các loại thuốc trị mụn.

Các vật thể trong câu trên lần lượt là

     A. máu người, latic acid, vàng, salicylic acid.            B. glucose, lactic acid, vàng, salicylic acid.

     C. glucose, sữa chua, đồ trang sức, thuốc trị mụn.     D. máu người, sữa chua, đồ trang sức, thuốc trị mụn.

Câu 20: Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 6 L xăng. Biết khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950 L oxygen. Nếu ta cung cấp 14,04 m3 khí oxygen thì ô tô đó chạy được quãng đường tối đa là

     A. 100 km.                    B. 110 km.                             C. 120 km.     D. 130 km.

Câu 21: Cho các hình vẽ sau:

 

Số hình vẽ thể hiện tính chất hóa học là

     A. 2.                              B. 3.                                        C. 4.     D. 5.

Câu 22: Cho các phát biểu sau về sự bay hơi:

(1) Sự bay hơi chỉ diễn ra trên bề mặt của chất lỏng.

(2) Quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn khi diện tích mặt thoáng càng rộng.

(3) Nhiệt độ càng cao thì quá trình bay hơi diễn ra càng chậm.

(4) Sự bay hơi là một trường hợp đặc biệt của sự sôi.

(5) Sự bay hơi diễn ra ở nhiệt độ xác định.

Số phát biểu sai 

     A. 1.                              B. 3.                                        C. 2.     D. 4.

Câu 23: Tại sao khi bơm hơi vào lốp xe xong ta phải khóa van lại?

     A. Vì hơi trong lốp xe không có hình dạng xác định.

     B. Vì hơi trong lốp xe không có khối lượng xác định.

     C. Vì hơi trong lốp xe có thể lan tỏa ra môi trường xung quanh.

     D. Vì hơi trong lốp xe dễ bị nén.

Câu 24: Cho các hiện tượng thực tế sau:

(1) Để tạo ra các đồ vật thủy tinh có hình dạng khác nhau người ta đem đun nóng chảy thủy tinh rồi sau đó tạo hình; để nguội ta sẽ thu được các đồ vật.

(2) Đổ nước vào khay sau đó để vào tủ lạnh, một thời gian ta sẽ thu được các viên nước đá.

(3) Trên các vùng cao, vào lúc sáng sớm thường xuất hiện hiện tượng sương mù.

(4) Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Sau một thời gian, sẽ thu được muối hạt.

(5) Trong quá trình làm rượu, người ta đun bỗng rượu (hỗn hợp cái rượu và nước) ở nhiệt độ khoảng 78oC sau đó dẫn hơi rượu qua ống làm lạnh thu được dung dịch rượu.

Số hiện tượng xảy ra sự đông đặc là

     A. 3.                              B. 2.                                        C. 1.     D. 4.

Câu 25: Hiệu ứng nhà kính giúp giữ cho Trái Đất không quá lạnh. Tuy nhiên, ngày nay nhiều hoạt động của con người đã làm gia tăng một lượng lớn chất khí X trong khí quyển, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Hàng loạt các biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu như: mực nước biển dâng, hạn hán, sa mạc hóa, … Em hãy cho biết chất khí X là chất khí nào sau đây?

     A. Carbon monoxide.   B. Sulfur dioxide.                  C. Nitrogen dioxide.     D. Carbon dioxide.

Câu 26: Nối các tế bào ở hàng A với tên tế bào ở hàng B sao cho phù hợp

     A. 1-a; 2-c;3-d; 4-b       B. 1-c; 2-a; 3-d; 4-b               C. 1-d; 2- c; 3-a; 4-b     D. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c

Câu 27: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

     A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

     B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

     C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

     D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 28: Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm:

     A. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.         B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.

     C. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân. D. Vách tế bào, chất tế bào và không bào.

Câu 29: Thành phần nào sau đây có ở cả tế bào động vật và tế bào thực vật

     A. Lục lạp                     B. Không bào                         C. Thành tế bào     D. Tế bào chất

Câu 30: Tế bào thực vật có kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng còn tế bào động vật là dị dưỡng, điểm khác nhau này là do:

     A. Tế bào thực vật có màng tế bào nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ

     B. Tế bào thực vật có không bào nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ

     C. Tế bào thực vật có chất diệp lục nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ

     D. Tế bào thực vật vách tế bào chứa nhiều diệp lục nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ

Câu 31: Nếu các tế bào phân chia nhiều lần và cơ thể không kiểm soát được có thể dẫn tới

     A. Cơ thể lớn lên không ngừng, gây ra bệnh người khổng lồ

     B. Hình thành các khối u

     C. Hình thành các cơ quan, bộ phận đã có

     D. Gây các bệnh ngoài da.

Câu 32: Khi nói về thời gian phân chia của các tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Các loại tế bào của 1 cơ thể đều có thời gian phân chia giống nhau

     B. Tế bào thần kinh sẽ phân chia liên tục trong quá trình sống của cơ thể

     C. Tế bào da khoảng 10 – 30 ngày phân chia 1 lần

     D. Tế bào gan không có khả năng phân chia

Câu 33: Hình vẽ bên thể hiện quá trình nào của tế bào:

 

     A. Quá trình phân chia của tế bào                               B. Quá trình lớn lên của tế bào

     C. Quá trình tự chết của tế bào                                    D. Quá trình quang hợp của tế bào.

Câu 34: Đặc điểm chỉ có ở cơ thể đơn bào là

     A. Được cấu tạo từ nhiều tế bào                                  B. Có thể là tế bào nhân sơ

     C. Tế bào thực hiện 1 chức năng sống nhất định        D. Các tế bào có tính chuyên hóa cao.

Câu 35: Cơ thể đơn bào là cơ thể

     A. Được cấu tạo từ tế bào nhân sơ                              B. Chỉ có 1 tế bào

     C. Được cấu tạo từ tế bào nhân thực                           D. Được cấu tạo từ nhiều tế bào

Câu 36: Sự phân chia tế bào ở thực vật khác gì so với sự phân chia tế bào ở động vật

     A. Màng tế bào co thắt chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

     B. Có sự phân chia nhân

     C. Có sự phân chia tế bào chất

     D. Có sự hình thành vách ngăn giữa 2 tế bào con.

Câu 37: Đâu là một mô

     A. Tập hợp các tế bào cơ ở 1 bắp cơ.                          B. Tập hợp các tế bào ở lá cây.

     C. Tập hợp các tế bào trên 1 cánh tay                         D. Tập hợp các tế bào trong dạ dày

Câu 38: Khi cơ thể ngừng lớn, các tế bào

     A. Chết dần mà không được thay thế                          B. vẫn sinh sản

     C. ngừng lớn lên nhưng vẫn phân chia                       D. tiếp tục lớn lên nhưng không phân chia.

Câu 39: Cách đặt lamen đúng là

     A. Thả nhẹ lamen theo hướng vuông góc với lam kính

     B. Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó thả nhẹ xuống.

     C. Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó hạ dần lamen xuống.

     D. Sau khi đặt lamen sẽ có bọt khí.

Câu 40: Đâu là một cơ quan

     A. Hệ tiêu hóa              B. Tim và mạch máu             C. Dạ dày     D. Hệ bài tiết

 

Đề 3

Câu 1: Có 1 khúc vải, người ta cần cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong?

A. 500 giây.                           B. 495 giây.                       C. 250 giây.                      D. 245 giây.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.

Câu 3: Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng

A. 2 N.                                    B. 20 N.                             C. 200 N.                           D. 2 000 N.

Câu 4: Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2. Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?

A. 250 g.                                B. 150 g.                            C. 400 g.                            D. 500 g.

Câu 5: Điều nào sau đây là tác hại của khoa học tự nhiên đối với con người và môi trường sống?

A. Trồng nhiều cây xanh trong thành phố.

B. Rác thải từ pin Mặt Trời có chứa nhiều hóa chất độc hại.

C. Sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học.

D. Bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 6: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.

Câu 7: Đơn vị đo trọng lượng là:

A. lít (l)                                  B. mét vuông (m2)             C. niutơn (N)                   D. kilogam (kg)

Câu 8: Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau theo độ lớn tăng dần

A. a – b – c – d.                      B. d – b – c – a.                 C. b – d – c – a.                D. b – d – a – c.

Câu 9: Khi làm thí nghiệm, chúng ta tiếp xúc với: nguồn điện; nguồn nhiệt; hóa chất; chất dễ cháy nổ; dụng cụ sắc nhọn; động vật; … Vì thế chúng ta cần

A. biết các rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành để không phải làm thí nghiệm thực hành.

B. biết các rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành, quy định an toàn để phòng tránh.

C. đùa nghịch trong phòng thực hành.

D. không tuân thủ các quy định an toàn trong phòng thực hành.

Câu 10: Để đo chu vi của miệng cốc hình tròn, phải sử dụng loại thước nào?

A. Thước thẳng.                     B. Thước dây.                    C. Thước cuộn.                   D. Thước kẹp.

Câu 11: Hai lực cân bằng là hai lực:

A. cùng cường độ, cùng phương.

B. cùng phương, ngược chiều.

C. cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều.

D. cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều.

Câu 12: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.                                    B. Bạn Lan đang tập bơi.

C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.                                      D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

Câu 13: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là

A. 1000C.                               B. 420C.                             C. 370C.                              D. 200C.

Câu 14: Khối lượng của một vật cho biết điều gì?

A. Sức nặng của vật.                                                       B. Lượng chất chứa trong vật.

C. Sức nặng và khối lượng của vật.                                   D. Thể tích của vật.

Câu 15: Mẫu vật nào sau đây không cần quan sát bằng kính hiển vi?

A. Mô cơ tim.                                                                 B. Tế bào phổi bị phá hủy bởi virus corona.

C. Gân của một chiếc lá cây.                                            D. Các vảy ngược của một sợi tóc.

Câu 16: Tế bào có kích thước nhỏ có ý nghĩa

A. Lấy được các chất dinh dưỡng nhanh                        

B. Tăng tỉ lệ S/V (diện tích/ thể tích)                              

C. Thải được các chất bài tiết nhanh                               

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 17: Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào ở người:

 

Trình tự sắp xếp tăng dần về kích thước của các tế bào là:

A. Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.

B. Tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu, tế bào trứng, tế bào cơ.

C. Tế bào trứng, tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu, tế bào cơ.

D. Tế bào cơ, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào hồng cầu.

Câu 18: Sự lớn lên của tế bào chủ yếu là do

A. Sự tăng về kích thước của nhân                                  B. Sự tăng về kích thước của tế bào chất

C. Các bào quan tăng kích thước gấp đôi                         D. Sự nhân đôi của nhân tế bào

Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào giống nhau.

(2) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.

(3) Tuỳ thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái Đất được chia làm hai nhóm lớn là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

(4) Cơ thể đơn bào có tổ chức phức tạp, được cấu tạo từ nhiều tế bào.

A. 3                                        B. 4                                    C. 1                                      D. 2

Câu 20: Thân cây cà rốt có màu cam là phát biểu

 

A. Đúng                                  B. Sai

Câu 21: Đây là dụng cụ nào

    

A. Kính hiển vi                      B. Kính lúp                        C. Lamen                        D. Lam kính

Câu 22: Trong thí nghiệm quan sát sinh vật đơn bào, ta không cần sử dụng dụng cụ nào sau đây

A. Kính lúp                            B. Kính hiển vi                  C. Lamen                      D. giấy thấm hút

Câu 23: Cơ quan là gì?

A. Một tập hợp các mô giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.

B. Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.

C. Một tập hợp các mô giống nhau thực hiện các chức năng khác nhau.

D. Một tập hợp các mô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.

Câu 24: Nhân thực, đa bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển là các đặc điểm của giới

A. Thực vật                            B. Nấm                              C. Nguyên sinh                     D. Động vật

Câu 25: (ID: 512559) Vi khuẩn có ở đâu?

1) Trong không khí.

2) Trong nước.

3) Trong đất.

4) Trong cơ thể sinh vật.

5) Ở những nơi cực nóng hoặc cực lạnh.

A. 3                                        B. 4                                    C. 5                              D. 2

Câu 26: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là

A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.

B. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.

C. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.

D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.

Câu 27: Loài Sao la có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, hãy cho biết tên giống của loài này là

A. doryx                                 B. nghetinhensis                C. Pseudoryx                 D. nghetinh

Câu 28: Trình tự tăng dần về kích thước của các đối tượng là

A. Tế bào vi khuẩn → virus → tế bào thực vật

B. Virus → tế bào vi khuẩn → tế bào thực vật

C. tế bào thực vật → virus → tế bào vi khuẩn

D. tế bào thực vật → tế bào vi khuẩn→ virus

Câu 29: Bệnh do virus có thể lây truyền qua

A. từ mẹ sang con                                    B. tiếp xúc trực tiếp          

C. Vết cắn của động vật                            D. Cả 3 con đường trên

Câu 30: Động vật nguyên sinh có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng là:

A.  Trùng giày.                       B.  Trùng biến hình.          C.  Trùng sốt rét     D.  Trùng roi xanh.

Câu 31: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?

A. Hoà tan đường vào nước.

B. Cô cạn nước đường thành đường.

C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.

D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng.

Câu 32: Đâu là vật thể tự nhiên trong các vật thể sau?

A. Dãy núi.                            B. Cái bảng.                       C. Bóng điện.                   D. Con dao.

Câu 33: Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là

A. nhiệt độ sôi.                      B. nhiệt độ đông đặc.        C. nhiệt độ hóa hơi.     D. nhiệt độ ngưng tụ.

Câu 34: Thành phẩn nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen.                             B. Hidrogen.                      C. Carbon dioxide.     D. Nitrogen.

Câu 35: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A. Thuỷ tinh.                         B. Gốm.                             C. Kim loại.                           D. Cao su.

Câu 36: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

A. vật liệu.                                                                        B. nhiên liệu.

C. nguyên liệu.                                                                 D. vật liệu hoặc nguyên liệu.

Câu 37: Dãy nào dưới đây gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên?

A. Đá vôi, tre, cát, quặng sắt.                                            B. Đá vôi, dầu mỏ, dầu dừa.

C. Quặng sắt, nhựa, dầu mỏ.                                            D. Cát, tre, dầu dừa.

Câu 38: Cho các nhận xét dưới đây:  

(1) Vitamin D có vai trò rất lớn lớn trong quá trình phát triển của xương, được hấp thụ tốt nhờ ánh sáng mặt trời.

(2) Cà chua có tác dụng chống lão hóa, đu đủ có tác dụng hạn chế táo bón.

(3) Chỉ cần ăn đầy đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng lớn như chất béo, chất đạm, tinh bột là đã đủ cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.

(4) Cần có chế độ ăn hợp lí, phối hợp nhiều loại thức ăn, chế độ ăn phù hợp lứa tuổi.

Số nhận xét đúng là:

A. 2                                        B. 3.                                   C. 4.                             D. 5.

Câu 39: Vì sao các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen?

A. Vì càng lên cao không khí càng dày đặc, lượng oxygen quá lớn nên cơ thể khó có thể tiếp thụ hết.

B. Vì càng lên cao lượng nitrogen càng giảm nên quá trình hô hấp của cơ thể bị suy giảm.

C. Vì không khí càng lên cao dễ bị ô nhiễm nên việc sử dụng bình oxygen giúp sử dụng đượcnguồn khí trong lành hơn.

D. Vì oxygen nặng hơn không khí nên càng lên cao lượng oxygen càng suy giảm.

Câu 40: Cho các phát biểu sau:

(1) Hiện tượng sương mù vào buổi sáng là quá trình ngưng tụ của hơi nước.

(2) Nước lỏng để trong tủ lạnh bị đóng đá là quá trình nóng chảy.

(3) Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ bay hơi.

(4) Sự bay hơi diễn ra ở trên bề mặt và trong lòng chất lỏng gọi là sự sôi.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                               D. 4.

Đề 4

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là

A. bình chia độ.                 B. bình tràn.                           C. cân.                           D. thước mét.

Câu 2: Độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật gọi là

A. Trọng lượng.                 B. Lực đẩy.                             C. Lực kéo.                     D. Lực đàn hồi.

Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.

B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.

C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.

D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.

Câu 4: Hai bạn Nam và Hòa cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (Nam đứng dưới đất còn Hòa đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của Nam và Hòa lên thùng hàng sau đây là đúng?

A. Nam và Hòa cùng đẩy                                                 B. Nam kéo và Hòa đẩy

C. Nam đẩy và Hòa kéo                                                   D. Nam và Hòa cùng kéo

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học:

 

A. Hoạt động a, b, c.         B. Hoạt động a, b.         C. Hoạt động a, b, d.            D. Hoạt động a, c.

Câu 6: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành

A. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.

B. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa.

C. Thông báo với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm,...

D. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành.

Câu 7: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyến động chậm dần vì có

A. trọng lực.                      B. lực hấp dẫn.                       C. lực búng của tay.     D. lực ma sát.

Câu 8: Đổi các đơn vị đo nhiệt độ sau?

a) 37oC = …… oF

b) 50oF = …… oC

A. 37oC = 70,9oF; 50oF = 10oC                                        B. 37oC = 70,9oF; 50oF = 18oC

C. 37oC= 98,6oF; 50oF = 18oC                                         D. 37oC = 98,6oF; 50oF = 10oC

Câu 9: Thời gian giữa hai nhịp tim liên tiếp của người bình thường khoảng 0,8 s. Hỏi trong 1 phút, tim của một người bình thường đập bao nhiêu nhịp?

A. 75 nhịp/phút.                B. 80 nhịp/phút.                     C. 48 nhịp/phút.     D. 2880 nhịp/phút.

Câu 10: Hãy diễn tả bằng lời phương, chiều và độ lớn của lực vẽ ở hình bên:

 

A. Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ trái sang phải, cường độ 30 N.

B. Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ trái sang phải, cường độ 20 N.

C. Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái, cường độ 30 N.

D. Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái, cường độ 20 N.

Câu 11: Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.

B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyến động của cọc tre.

C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.

D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 12: Trong các lực ở hình đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?

     A. + Lực tiếp xúc: hình b; hình c; hình d.

         + Lực không tiếp xúc: hình a; hình b.

     B. + Lực tiếp xúc: hình b; hình d

         + Lực không tiếp xúc: hình a; hình c.

     C. + Lực tiếp xúc: hình b; hình c; hình d

         + Lực không tiếp xúc: hình a.

     D. + Lực tiếp xúc: hình a; hình b; hình c.

         + Lực không tiếp xúc: hình d.

Câu 13: Giải thích hiện tượng sau và cho biết trong hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại: Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.

A. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có hại.

B. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn lớn, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có lợi.

C. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có lợi.

D. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn lớn, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có hại.

Câu 14: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?

A. 3cm.                          B. 4cm.                             C. 2cm.                              D. 5cm.

Câu 15: Người ta sử các dụng thiết bị như trên hình 3.2 để đo khối lượng của 1cm3 nước bằng cách chia khối lượng của nước cho thể tích của nó đo bằng cm3.

Các phát biểu sau đây mô tả các bước thực hiện cách đo nhưng chúng không theo đúng thứ tự.

A. Đổ 50cm3 nước vào ống đong.

B. Chia khối lượng của nước cho 50.

C. Lấy ống đong rỗng ra khỏi cân.

D. Đặt ống đong rỗng lên cân.

E. Lấy khối lượng của ống đong chứa nước trừ đi khối lượng của ống đong rỗng.

F. Ghi lại khối lượng của ống đong rỗng.

G. Ghi lại khối lượng của ống đong và nước.

H. Đặt ống đong chứa nước lên cân.

Hãy sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện, bắt đầu là D.

A. D - C - A - F - H - G - E - B.                                       B. D - F - C - A - H - G - E - B.

C. D - F - C - A - B - G - E - H.                                       D. D - F - C - A - H - G - B - E.

Câu 16: Trường hợp nào sau đây đều là chất?

A. Đường mía, muối ăn, con dao.                                    B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.

C. Nhôm, muối ăn, đường mía.                                       D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Câu 17: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

A. Thuỷ tinh.                     B. Thép xây dựng.                 C. Nhựa.     D. Xi măng.

Câu 18: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất

A. Đường tan vào nước.                                                   B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời.

C. Tuyết tan khi thời tiết ấm dần.                                    D. Cơm để lâu bị mốc.

Câu 19: Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên

A. chặt cây xây cầu cao tốc.                                             B. đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

C. trồng cây xanh.                                                            D. xây thêm nhiều khu công nghiệp.

Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “Nguyên liệu là vật liệu…. chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm”

A. Thô.                              B. Tổng hợp.                          C. Bán tổng hợp.                D. Nhân tạo.

Câu 21: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi

A. nước trong cốc càng nhiều, cốc rộng, cốc đặt chỗ nắng to.

B. nước trong cốc càng ít, cốc rộng, cốc được đậy lắp kín.

C. nước trong cốc càng nóng, cốc rộng, cốc đặt chỗ gió to.

D. nước trong cốc càng lạnh, cốc nhỏ, cốc đặt chỗ kín gió.

Câu 22: Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì?

A. Kiên trì chạy bộ.                                                          B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng.

C. Ăn đủ, đa dạng.                                                           D. Tập trung vào việc học nhiều hơn.

Câu 23: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm là

A. điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất.                                 B. đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi.

C. dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy.                    D. cho nhiều than, củi vào trong bếp.

Câu 24: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực?

A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn                           B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt

C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp                                D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp.

Câu 25: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

B. Tránh làm ô nhiễm môi trường.

C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.

D. Chế biến quảng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 26: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

A. Màng tế bào.                 B. Chất tế bào.                       C. Nhân tế bào.     D. Vùng nhân.

Câu 27: Tế bào vi khuẩn có kích thước

A. 5 – 10 mm                    B. 0,5 - 10μm                         C. 10 - 100μm     D. 50 - 100μm

Câu 28: Cơ thể lớn lên nhờ

A. Sự sinh sản của các tế bào

B. Sự lớn lên của các tế bào

C. Sự lớn lên và phân chia của các tế bào

D. Các tế bào chết đi không được thay thế bằng các tế bào mới.

Câu 29: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1) Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào.

(2) Vi khuẩn, nấm men, ... là cơ thể đơn bào.

(3) Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều hơn một tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể.

(4) Trùng roi, cây bưởi, cây lim, con gà, con chó, ... là cơ thể đơn bào.

A. 3                                    B. 2                                         C. 1                                    D. 4

Câu 30: Cho các nhận xét sau:

(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan.

(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật.

(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân.

(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật.

(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.

Các nhận xét đúng là:

A. (1), (3), (5)                  B. (1), (2), (3).                     C. (2), (4), (5)             D. (3), (4), (5).

Câu 31: Đâu là một cơ quan  

A. Hệ tiêu hóa                   B. Tim và mạch máu             C. Dạ dày                    D. Hệ bài tiết

Câu 32: Trình tự các bước làm tiêu bản quan sát sinh vật đơn bào là

a) Dùng ống nhỏ giọt hút lấy một giọt nước ao (hồ) lên lam kính rồi đậy bằng lamen.

b)  Dùng thìa khuấy đều nước ao (hồ) trong cốc.

c) Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi.

d) Dùng giấy thấm hút phần nước tràn ra ngoài lamen.

A. a-c-b-d                          B. b-a-d-c                               C. c-d-a-b                     D. c-a-b-d

Câu 33: Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây?

A. Tế bào.                          B. Mô.                                    C. Cơ quan.                   D. Hệ cơ quan.

Câu 34: Cho một số sinh vật sau: vi khuẩn E. coli, trùng roi, nấm men, xạ khuẩn, rêu, lúa nước, mực ống, san hô. Các sinh vật được cấu tạo từ tế bào nhân sơ là

A. Trùng roi, xạ khuẩn, mực ống                                     B. Xan hô, xạ khuẩn, nấm men

C. Nấm men, lúa nước, trùng roi                                     D. Vi khuẩn E.coli, xạ khuẩn

Câu 35: Ngoài sữa chua, chúng ta còn sử dụng các sản phẩm có ứng dụng hoạt động của vi khuẩn nào

A. Nước mắm                    B. Kem đánh răng                  C. Muối Iốt                    D. Dầu ăn

Câu 36: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại?

A. Giới Động vật.              B. Giới Nấm.                         C. Giới Thực vật.             D. Giới Khởi sinh.

Câu 37: Cấp bậc trên loài, dưới họ ở động vật được gọi là

A. Bộ                               B. Chi                                   C. Giống                         D. Ngành

Câu 38: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn

A. bánh gai                      B. bánh mì                            C. giò lụa                        D. sữa chua

Câu 39: Các biểu hiện của người mắc COVID-19 là

A. Sốt                             B. Ho                                    C. Khó thở                  D. Cả 3 triệu chứng trên

Câu 40: Nguyên sinh vật được chia thành

A. Động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh         

B. Động vật nguyên sinh và nấm nhầy

C. Thực vật nguyên sinh và nấm nhầy                            

D. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy

Đề 5

Câu 1: Lực là:

A. tác dụng hút của vật này lên vật khác.                       

B. tác dụng đỡ của vật này lên vật khác.

C. tác dụng đẩy (kéo) của lực này lên lực khác.             

D. tác dụng đẩy (kéo) của vật này lên vật khác.

Câu 2: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ

A. khối lượng của thịt trong hộp.                                       B. thể tích của cả hộp thịt.

C. thể tích của thịt trong hộp.                                           D. khối lượng của cả hộp thịt.

Câu 3: Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống? Tại sao?

A. Robot là vật sống vì có thể cười, nói và hành động như một con người.

B. Robot là vật không sống vì không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

C. Robot là vật không sống vì có thể hành động như một con người.

D. Robot vừa là vật sống, vừa là vật không sống, vì có thể cười, nói và hành động như một con người, nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

Câu 4: Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó

A. bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.            

B. bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

C. lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.      

D. nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị và đập mạnh.                           

B. Đất xốp khi được cày xới cần thận.

C. Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước.                   

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.                                               

B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sàn.

C. Giọt mưa đang rơi.                                                      

D. Bạn Na đóng đinh vào tường.

Câu 7: Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn 2000 N (1 cm ứng với 500N)

A. Hình A                               B. Hình B                          C. Hình C                          D. Hình D 

Câu 8: Một bạn học sinh nặng 17kg. Trọng lượng bạn học sinh đó là:

A. 17 N                                  B. 170 N                            C. 1700 N                         D. 17000N

Câu 9: Cho hình vẽ sau, GHĐ và ĐCNN của thước là:

A. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 20mm.                             B. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 10mm.

C. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 10cm.                              D. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2cm.

Câu 10: Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ bên. Thể tích của nước trong bình là:

A. 200ml                          B. 240ml                         C. 220ml                               D. 230ml

Câu 11: Phép đổi đơn vị thời gian nào sau đây là đúng?

A. 30 ngày = 720 giờ.                                                     B. 45 phút = 162000 giây.

C. 1 giờ 27 phút = 127000 giây.                                      D. 24 giờ = 720 phút.

Câu 12: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.

B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.

D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.

Câu 13: Khi treo một vật theo phương thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 200N. Khối lượng của vật đó là:

A. 20kg                              B. 200g                               C. 200kg                            D. 2kg

Câu 14: Mặt đế giày dép thường xẻ các rãnh nhỏ có tác dụng gì:

A. Tăng ma sát để chống trơn.                                        B. Giảm ma sát để chống trơn.

C. Tiết kiệm nguyên vật liệu.                                         D. Mẫu mã đẹp hơn.

Câu 15: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin  bằng  độ trong thang nhiệt độ Xenxiut  và  ứng với 273K.

A.  20oF.                        B. 100 oF                           C. 68 oF                              D. 261 oF.

Câu 16: Vật nào dưới đây là vật sống?

A. Cây bút.                    B. Con dao.                       C. Cây chổi.                        D. Con chó.

Câu 17: Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hóa học của chất?

A. Cơm để lâu trong không khí bị ôi, thiu.

B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.

C. Nước để lâu trong không khí bị biến mất.

D. Đun nóng đường trên chảo quá nóng sinh ra chất có màu đen.

Câu 18: Cho các hình ảnh sau. Hình ảnh thể hiện sự sôi là:

 

A. Hình 1                               B. Hình 2                           C. Hình 3                           D. Hình 4

Câu 19: Phát biểu đúng khi nói về không khí là

A. Không khí là một đơn chất.                                        

B. Không khí là một nguyên tố hóa học.

C. Không khí là một hỗn hợp của nhiều nguyên tố trong đó chủ yếu là oxygen và nitrogen.

D. Không khí là hỗn hợp của nhiều khí trong đó chủ yếu là khí oxi và nitơ.

Câu 20: Vật liệu nào dưới đây dẫn điện?

A. Kim loại.                           B. Nhựa.                            C. Gốm sứ.                            D. Cao su.

Câu 21: Trong các chất sau đây, chất nào không phải là nhiên liệu?

A. Than.                                B. Dầu.                             C. Củi.                                   D. Đất.

Câu 22: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Xăng, dễ bắt cháy nhưng xăng dễ bay hơi và dễ cháy hơn dầu.

(2) Mọi nhiên liệu đều có thể tái tạo trong thời gian ngắn.

(3) Than đá là nhiên liệu hóa thạch.

(4) Nhiên liệu sinh học được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc sinh học.

A. 2.                                       B. 3.                                   C. 4.     D. 5.

Câu 23: Cho các phát biểu sau:

(1) Các loại vitamin là không cần thiết đối với cơ thể.

(2) Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin A.

(3) Lương thực – thực phẩm là các chất đã qua chế biến.

(4) Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn, … có chứa tinh bột.

(5) Lương thực – thực phẩm không có hạn sử dụng và có thể sử dụng mãi mãi.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                                     D. 4.

Câu 24: Oxygen có tính chất nào sau đây?

A. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.

B. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

C. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

D. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống

Câu 25: Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây?

A. Quặng bauxite              B. Quặng đồng           C. Quặng chứa phosphorus.               D. Quặng sắt.

Câu 26: Cho các diễn biến sau :

1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con

2. Phân chia chất tế bào

3. Phân chia nhân

Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự sớm muộn như thế nào ?

A. 3 – 1 – 2                            B. 2 – 3– 1                         C. 1 – 2 – 3                         D. 3 – 2 – 1

Câu 27: Bào quan là

A. Các chất hóa học có trong tế bào.                              

B. Các phân tử hữu cơ có nằm trong tế bào chất.

C. Những cấu trúc thực hiện các chức năng nhất định của tế bào.

D. Gồm các cấu trúc cơ bản của tế bào.

Câu 28: Cho các đối tượng sau: miếng thịt lợn, chiếc bút, con gà, chiếc lá khô, cây rau ngót, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn (các cây và con vật đưa ra đều đang sống). Nhóm đối tượng gồm

toàn vật sống là

A. Miếng thịt lợn, con gà, chiếc lá khô                            B. Cây rau ngót, con gà, chiếc bàn

C. Chiếc lá khô, chai nước, chiếc kéo                              D. Con gà, cây rau ngót.

Câu 29: Điểm giống nhau của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là

A. Đều được cấu tạo từ tế bào nhân thực.

B. Đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Đều là vật không sống.

D. Đơn vị cấu tạo nên cơ thể gồm 4 thành phần: nhân, tế bào chất, màng sinh chất, thành tế bào.

Câu 30: Thành phần nào không có ở cả tế bào động vật và thực vật

A. Màng tế bào                      B. Thành tế bào                 C. Vùng nhân                  D. Nhân tế bào

Câu 31: Quan sát các cơ quan dưới đây:

Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào?

A. (2), (3)                               B. (3), (4)                          C. (3), (5).                         D. (3), (6)

Câu 32: Từ một tế bào ban đầu, trải qua k lần phân chia tạo 128 tế bào con, k có giá trị là

A. 6                                        B. 7                                    C. 8                                   D. 9

Câu 33: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật, giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Câu 34: Công cụ nào không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khoá lưỡng phân?

A. Kính lúp cầm tay.              B. Kính viễn vọng.            C. Kính hiển vi.              D. Thước mét.

Câu 35: Dưới đây là khóa lưỡng phân phân loại 4 sinh vật: cá, thằn lằn, hổ và khỉ đột.

Có mấy cặp đặc điểm được sử dụng?

A. 2                                        B. 3                                    C. 4                               D. 5

Câu 36: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có hệ thần kinh.                                                         

(2) Đa bào phức tạp.

(3) Sống tự dưỡng.                                                          

(4) Cơ thể phân hóa thành các mô và cơ quan.

(5) Có hình thức sinh sản hữu tính.

(6) Có khả năng di chuyển chủ động.

Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là:

A. (2), (5), (6)                B. (1), (3), (4), (6).            C. (2), (4), (5).             D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 37: Tên phổ thông của sinh vật là

A. Cách gọi phổ biến trong danh lục tra cứu

B. Cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài.

C. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

Câu 38: “Giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ” là vai trò của

A. Roi                               B. Lông                        C. Thành tế bào                   D. Màng sinh chất

Câu 39: Vật chất di truyền của một virus là

A. ARN và ADN.                                                              B. ARN và gai glycoprotein.

C. ADN hoặc gai glycoprotein.                                         D. ADN hoặc ARN.

Câu 40: Quan sát hình dưới đây và chọn chú thích đúng:

A. 1 - thành tế bào; 2 - tế bào chất; 3 - nhân                   

B. 1 - tế bào chất; 2 - thành tế bào; 3 - nhân

C. 1 - nhân; 2 - tế bào chất; 3 - màng tế bào                   

D. 1 - màng tế bào; 2 - tế bào chất; 3 - nhân

Đề 6

Câu 1: Thành phần chính của đá vôi là:

A. đồng                                                                   B. calcium carbonate                   

C. hydrochloric acid                                                  D. sodium chloride

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không phải là chất tinh khiết?

A. Vàng                           B. Bạc                              C. Không khí                   D. Đồng

Câu 3: Kí hiệu trong hình dưới đây thể hiện điều gì?

 

A. Chất dễ cháy                                                       B. Chất gây hại cho môi trường  

C. Chất độc hại sinh học                                           D. Chất ăn mòn

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau. 

B. Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau. 

C. Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình của tế bào lớn hơn 100 micrômét.

D. Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micrômét.

Câu 5: Cho mẫu chất có đặc điểm như sau: có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu vật đó ở thể nào?

A. Rắn                             B. Lỏng                           C. Khí                              D. Không xác định

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của sự sinh sản ở thực vật?

A. Tăng chiều cao                                                    B. Vận động                   

C. Ra hoa, tạo quả và hạt                                         D. Tăng số lượng cành, nhánh

Câu 7: Trong các sinh vật dưới đây, đâu là sinh vật đơn bào?

A. San hô                         B. Sứa                              C. Mực                            D. Trùng biến hình

Câu 8: Cho các đặc điểm sau:

(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm

(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập

(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài

(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)

(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài

Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?

A. (1), (2), (4)                 B. (1), (3), (4)                  C. (5), (2), (4)                 D. (5), (1), (4)

Câu 9: Kết luận đúng về bốn hỗn hợp khi lắc đều (1), (2), (3) và (4) là:

 

A. (1), (2), (4) là huyền phù.                                    B. (2), (3), (4) là huyền phù.

C. (1), (2), (3) là huyền phù.                                    D. (1), (2), (4) không phải là huyền phù.

Câu 10: Cho các đại diện dưới đây:

(1) Nấm sò;            (2) Vi khuẩn;         (3) Tảo lục đơn bào;        (4) Rong

Trong các đại diện trên, có bao nhiêu đại diện thuộc giới Nguyên sinh?

A. 1                                 B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 11: Vi khuẩn có hại vì

A. nhiều vi khuẩn gây bệnh cho động vật, thực vật và người.

B. vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.

C. vi khuẩn làm hỏng thức ăn: gây ôi thiu, thối rữa.

D. vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường; gây bệnh cho động vật, thực vật và người; làm hỏng thức ăn.

Câu 12: Công cụ nào sau đây không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khóa lưỡng phân?

A. Kính lúp cầm tay                                                 B. Kính viễn vọng

C. Kính hiển vi                                                        D. Thước mét

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng về nito?

A. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, nito tồn tại ở thể khí.

B. Trong không khí, nito chiếm khoảng 4/5 về thể tích.

C. Nito là khí không màu, không mùi.

D. Nito là khí duy trì sự cháy.

Câu 14: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

A. 4 cm                            B. 6 cm                            C. 24 cm                          D. 26 cm

Câu 15: Con dao làm bằng thép sẽ không bị gì nếu

A. cắt chanh rồi không rửa.                                     B. sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.

C. dùng xong, cất đi ngay.                                       D. ngâm trong nước lâu ngày.

Câu 16: Phương pháp lọc dùng để

A. tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

B. tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.

C. tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.

D. tách các chất không hoà tan trong nhau khỏi hỗn hợp.

Câu 17: Trong các cấp độ tổ chức cơ thể dưới đây, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất?

A. Tế bào                         B. Cơ quan                      C. Hệ cơ quan                  D. Mô

Câu 18: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Xe đạp đi trên đường

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn

C. Lò xo bị nén

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 19: Thành phần nào dưới đây có trong cấu tạo virus?

A. Vỏ protein                   B. Nhân                           C. Màng sinh chất            D. Tế bào chất

Câu 20: Dưới đây là các bước của quy trình quan sát tế bào biểu bì hành tây. 

(1) Đậy lamen và sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa. 

(2) Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì có kích thước 1cm x 1cm và khẽ tách lấy lớp tế bào biểu bì. 

(3) Đặt lớp biểu bì lên lam kính. 

(4) Nhỏ một giọt nước cất lên lớp biểu bì trên lam kính. 

(5) Vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi. 

(6) Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học. 

Thứ tự sắp xếp đúng các bước là: 

A. (1), (3), (4), (6), (5), (2).                                     B. (2), (3), (4), (1), (6), (5). 

C. (2), (1), (3), (5), (6), (4).                                      D. (4), 6), (5), (1), (3), (2).

Câu 21: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chiết chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.

B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.

D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.

Câu 22: Quá trình nào sau đây cần oxygen?

A. Hô hấp.                       B. Quang hợp.                 C. Hoà tan.                      D. Nóng chảy.

Câu 23: Nhiên liệu hóa thạch:

A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.

B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

C. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

Câu 24: Một số loài động vật vẫn tồn tại không bào. Các không bào đó có chức năng gì?

A. Chứa sắc tố                                                         B. Co bóp, tiêu hóa

C. Chứa chất thải                                                     D. Dự trữ dinh dưỡng

Câu 25: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

A. Lực kế                        B. Tốc kế                         C. Nhiệt kế                     D. Cân

Câu 26: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

A. Chiếc thuyền đang chuyển động.                       B. Con cá đang bơi.

C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.                       D. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 27: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật

B. Khiến cho sinh vật già đi

C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương

D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể

Câu 28: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?

A. Tim                            B. Phổi                            C. Não                            D. Dạ dày

Câu 29: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A. Thủy tinh                    B. Kim loại                      C. Cao su                        D. Gốm

Câu 30: Lương thực, thực phẩm không chứa nhóm chất dinh dưỡng nào sau đây?

A. Carbohydrate.             B. Lipid.                          C. Muối khoáng.              D. Protein.

Đề 7

Câu 1: Vật nào dưới đây là vật sống?

A. Vi khuẩn                     B. Cành gỗ mục               C. Hòn đá                        D. Cái bàn

Câu 2: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào?

A. Cô cạn                        B. Lọc                              C. Dùng nam châm          D. Chiết

Câu 3: Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây?

A. Tế bào.                        B. Mô                              C. Cơ quan                      D. Hệ cơ quan

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nước biển là hỗn hợp không đồng nhất của nước và muối ăn.

B. Nước mía là hỗn hợp không đồng nhất của đường và nước.

C. Nước biển và cát là hỗn hợp đồng nhất.

D. Từ nước mía tách ra được đường tinh khiết.

Câu 5: Cho các nhận xét sau:

(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan. 

(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật.

(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân. 

(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật.

(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.

Các nhận xét đúng là:

A. (1), (3), (5).                 B. (1), (2), (3).                 C. (2), (4), (5).                 D. (3), (4), (5).

Câu 6: Hiện tượng cây mọc hướng về phía ánh sáng khi được chiếu sáng từ một phía là đặc điểm nào của vật sống?

A. Lớn lên                       B. Sinh sản                      C. Di chuyển                   D. Cảm ứng

Câu 7: Hình dưới đây mô tả một nhiệt kế dùng chất lỏng. Làm thế nào để tăng độ nhạy của nhiệt kế này?

 A. Làm cho ống nhiệt hế hẹp lại.

B. Khi đo phải hiệu chỉnh cẩn thận.

C. Làm cho các vạch chia gần nhau hơn.

D. Làm cho ống nhiệt kế dài hơn.

Câu 8: Nếu muốn quan sát các loại gân lá, em nên sử dụng loại kính nào?

A. Kính hiển vi                B. Kính râm                     C. Kính lúp                      D. Kính cận

Câu 9: Virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người có hình dạng nào sau đây?

 

A. Hình đa diện               B. Hình cầu                     C. Hình que                     D. Hình dấu phẩy

Câu 10: Trong các loài dưới đây, loài nào thuộc giới Khởi sinh?

A. Trùng giày                  B. Trùng kiết lị                C. Trùng sốt rét                D. Vi khuẩn lao

Câu 11: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về sinh vật đa bào?

A. Cơ thể đa bào chỉ bao gồm một tế bào.

B. Cơ thể đa bào là trùng giày, trùng roi xanh. 

C. Thực vật, động vật là các sinh vật đa bào. 

D. Các tế bào trong cơ thể đa bào đều có chức năng giống nhau.

Câu 12: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?

A. Bệnh lao                     B. Bệnh tiêu chảy            C. Bệnh vàng da             D. Bệnh thủy đậu

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?

A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Câu 14: Tính chất nào dưới đây là tính chất hóa học của đường?

A. Tan trong nước.

B. Có màu trắng.

C. Khả năng cháy trong oxygen tạo thành khí carbon dioxide và nước.

D. Là chất rắn ở nhiệt độ phòng.

Câu 15: Phương án nào sau đây sắp xếp đúng thứ tự các bước của quy trình quan sát tế bào trứng cá?

(1) Nhỏ một ít nước vào đĩa petri. 

(2) Dùng kim mũi mác khuấy nhẹ để trứng cá tách rời nhau. 

(3) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri. 

(4) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp. 

(5) Vẽ hình mà em quan sát được. 

A. (2), (4), (3), (1), (5).                                            B. (3), (1), (2), (4), (5). 

C. (4), (1), (2), (3), (5).                                            D. (3), (1), (2), (5), (4).

Câu 16: Chú thích số 1 trong hình minh họa của tế bào vi khuẩn trong hình dưới đây là gì?

 

A. Màng sinh chất           B. Tế bào chất                  C. Nhân tế bào                 D. Vùng nhân

Câu 17: Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật

C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó

Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?

A. Nước mắm                                                          B. Sữa                             

C. Nước chanh đường                                             D. Nước đường

Câu 19: Sau khi lất quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào sau đây để thu được kim loại từ quặng:

A. Bay hơi                       B. Lắng gạn                     C. Nấu chảy                     D. Chế biến

Câu 20: Lực tác dụng lên vật M trong hình vẽ có giá trị bao nhiêu?

 

A. 15N                            B. 5N                               C. 150N                          D. 1500N

Câu 21: Biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

A. Chặt cây, phá rừng.

B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

C. Trồng cây xanh.

D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.

Câu 22: Vật chất di truyền của một virus là?

A. ARN và ADN                                                    B. ARN và gai glycoprotein

C. ADN hoặc gai glycoprotein                                D. ADN hoặc ARN

Câu 23: Khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

A.10%                            B. 21%                            C. 28%                           D. 78%

Câu 24: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh                   B. Nguyên sinh                C. Nấm                           D. Thực vật

Câu 25: Một quả cam khối lượng m. Khối lượng Trái đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng Mg. 

B. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng mg. 

C. Trái đất hút quả cam một lực bằng Mg. 

D. Trái đất hút quả cam 1 lực lớn hơn lực mà quả cam hút trái đất vì khối lượng trái đất lớn hơn.

Câu 26: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

A. Để tiết kiệm vật liệu

B. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt

C. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn

D. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn

Câu 27: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?

A. 12cm                          B. 12,5cm                        C. 13cm                          D. 13,5cm

Câu 28: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?

A. Ti thể                          B. Thể Golgi                    C. Ribosome                   D. Lục lạp

Câu 29: Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?

A. Quả tạ.                        B. Đôi chân.                    C. Bắp tay.                      D. Cánh tay.

Câu 30: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

A. Rau, quả, thịt, cá … phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Đề 8

Câu 1: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Oxygen.                      B. Hydrogen.                   C. Nitrogen.                     D. Carbon dioxide

Câu 2: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lí học.                                                           B. hóa học và Sinh học. 

C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.                  D. Lịch sử loài người.

Câu 3: Thành phần thiết yếu để xác định sự tồn tại của tế bào là:

A. tế bào chất                   B. nhân                            C. màng tế bào                D. thành tế bào

Câu 4: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

 

A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.

B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.

D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.

Câu 5: Chọn thước đo thích hợp ở cột 1 để đo các chiều dài tương ứng ở cột 2 trong bảng dưới đây:

 

A. 1 – C; 2 – A; 3 – B.                                             B. 1 – C; 2 – B; 3 – A.

C. 1 – B; 2 – C; 3 – A.                                             D. 1 – B; 2 – A; 3 – C.

Câu 6: Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

A. Giá trị của lần đo cuối cùng.

B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.

C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.

Câu 7: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?

A. Nước.

B. Từ khí carbon dioxide.

C. Từ không khí.

D. Từ thuốc tím (potassium permanganate).

Câu 8: Tế bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp?

A. Tế bào biểu bì lá cây                                           B. Tế bào niêm mạc miệng ở người.

C. Tế bào cơ ở bò                                                    D. Tế bào trứng cá

Câu 9: Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng?

 

A. Cách (a)                      B. Cách (b)                      C. Cách (c).           D. Cách nào cũng được.

Câu 10: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

A. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống

B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên

C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống

D. vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản

Câu 11: Mô hình 3R có nghĩa là gì?

A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.

B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm mỗi trường.

D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Câu 12: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch?

A. Than đá.                      B. Dầu mỏ.                      C. Khí tự nhiên.               D. Ethanol.

Câu 13: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.                                                                    B. Rau xanh.                   

C. Thịt.                                                                    D. Gạo và rau xanh.

Câu 14: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô.

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

D. Chẻ nhỏ củi.

Câu 15:  Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

A.Gỗ.                              B. Bông.                          C. Dầu thô.                      D. Nông sản.

Câu 16: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. tính chất của chất.                                               B. thể của chất.

C. mùi vị của chất.                                                   D. số chất tạo nên.

Câu 17: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Nghiền nhỏ muối ăn.                                          B. Đun nóng nước.

C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.        D. Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 18: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? 

(1) Đặc điểm tế bào. 

(2) Mức độ tổ chức cơ thể. 

(3) Môi trường sống. 

(4) Kiểu dinh dưỡng. 

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn. 

A. (1), (2), (3), (5).          B. (2), (3), (4), (5)            C. (1), (2), (3), (4)            D. (1), (3), (4), (5).

Câu 19: Vi khuẩn là

A. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi. 

B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi. 

C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. 

D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.

Câu 20: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

 

A. Hình (1).                     B. Hình (2).                     C. Hình (3).                     D. Hình (4). 

Câu 21: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu? 

A. Nấm men.                   B. Vi khuẩn.                    C. Nguyên sinh vật.           D. Virus.

Câu 22: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên? 

A. Trùng Entamoeba histolytica.                             B. Trùng Plasmodium falciparum. 

C. Trùng giày.                                                         D. Trùng roi. 

Câu 23: Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Cá.                              B. Thú.                           C. Lưỡng cư.                   D. Bò sát. 

Câu 24: Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity)?

A. Bảo toàn đa dạng sinh học.

B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.

C. Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.

D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Câu 25: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

A. Bàn là điện.                 B. Máy khoan.                 C. Quạt điện.                   D. Máy bơm nước.

Câu 26: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

 D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Câu 27: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

A. P = 10 m                    B. P = m                          C. P = 0,1 m                   D. m = 10 P

Câu 28: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

A. Nhiên liệu khí.                                                   B. Nhiên liệu lỏng.

C. Nhiên liệu rắn.                                                    D. Nhiên liệu hóa thạch.

Câu 29: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.

B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.

C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.

D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

Câu 30: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?

A. Tế bào                             B. Cơ thể                   C. Cơ quan                    D. Mô

Đề 9

Câu 1: Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch?

A. Carbon dioxide.          B. Oxygen.                      C. Chất bụi                      D. Nirogen

Câu 2: Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì? 

 

A. Ống pipette, dùng lấy hóa chất. 

B. Ống bơm tiêm, dùng chuyền hóa chất cho cây trồng. 

C. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm. 

D. Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.

Câu 3: Hãy ghép tên loại nhiệt kế (1) tương ứng với công dụng của nhiệt kế đó (2) vào bảng dưới đây:

A. 1 – C; 2 – A; 3 – B.                                             B. 1 – C; 2 – B; 3 – A.

C. 1 – B; 2 – C; 3 – A.                                             D. 1 – B; 2 – A; 3 – C.

Câu 4: Trên vỏ hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì?

A. Khối lượng bánh trong hộp.                                B. Khối lượng cả bánh và vỏ hộp.

C. Sức nặng của hộp bánh.                                      D. Thể tích của hộp bánh.

Câu 5: Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.

B. Ngửi mùi của 2 khí đó.

C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Câu 6: Đối tượng nào sau đây là cơ thể sinh vật?

A. Quả cam                      B. Miếng thịt lợn             C. Con khỉ                       D. Lọ hoa hồng

Câu 7: Một nhóm cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một quá trình sống được gọi là:
A. tế bào                          B. cơ quan                       C. hệ cơ quan                  D. mô

Câu 8: Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?

A. Điện gió.                                                             B. Điện mặt trời.             

C. Nhiệt điện.                                                          D. Thuỷ điện.

Câu 9: Thế nào là vật liệu?

A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...

C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm. 

D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Câu 10: Giới hạn đo của thước là

A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước                                  

B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước

C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước                  

D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 11: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. 

B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet. 

C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất. 

D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 12: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Gạch xây dựng.          B. Đất sét.                        C. Xi măng.                     D. Ngói.

Câu 13: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành

 

A. huyền phù.                  B. nhũ tương.                   C. dung dịch.                   D. dung môi.

Câu 14: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.

C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 15: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

(5) Thực hiện phép đo thời gian.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. (1), (2), (3), (4), (5)                                             B. (3), (2), (5), (4), (1)

C. (2), (3), (1), (5), (4)                                             D. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 16: Đặc điểm của tế bào nhân thực là 

A. Có thành tế bào.                                                  B. Có chất tế bào. 

C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.           D. Có lục lạp.

Câu 17: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta? 

(1) Gọi đúng tên sinh vật. 

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. 

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn. 

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. 

A. (1), (2), (3).                 B. (2), (3), (4)                  C. (1), (2), (4).                 D. (1), (3), (4)

Câu 18: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ 

A. nấm men.                    B. nấm mốc.                    C. nấm mộc nhĩ.              D. nấm độc đỏ.

Câu 19: Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? 

A. Ruột khoang.              B. Giun.                           C. Thân mềm.                  D. Chân khớp.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.

B. Ma sát khi đánh diêm.

C. Ma sát tay cầm quả bóng.

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.

Câu 21: Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây?

A. Kính hiển vi.                                                       B. Kính lúp cầm tay.          

C. Kính thiên văn.                                                   D. Kính hồng ngoại.

Câu 22: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam? 

A. Cá heo.                                                               B. Sóc đen Côn Đảo. 

C. Rắn lục mũi hếch.                                               D. Gà lôi lam đuôi trắng.

Câu 23: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn: 

(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh 

(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách. 

(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.

(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn.

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất: 

A. (1), (2), (3), (4), (5)                                             B. (1), (2), (5).

C. (2), (3), (4), (5).                                                  D. (1), (2), (3), (4).

Câu 24: Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

A. carbohydrate.              B. chất béo.                     C. protein.                        D. calcium

Câu 25: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường

B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 26: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

A. 96 cm                         B. 100 cm                        C. 0,1 cm                        D. 0,96 cm

Câu 27: Cho vec tơ lực được biểu diễn như hình vẽ. Điểm đặt lực nằm ở vị trí:

 

A. Số 1                            B. Số 2                            C. Số 3                            D. Số 4

Câu 28: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?

A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường

B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn

C. Dạ dày hoạt động tốt hơn

D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét.

Câu 29: Loại bào quan có ở tế bào nhân sơ là?

A. Ti thể                          B. Lục lạp                        C. Ribosome                  D. Không bào

Câu 30: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi?

A. quyển sách                 B. Sợi dây cao su             C. hòn bi                         D. Cái bàn

Đề 10

Câu 1: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

A. Lọc.                            B. Dùng máy li tâm.                  C. Chiết.                          D. Cô cạn.

Câu 2: Hình ảnh dưới đây minh hoạ cho trạng thái nào của hỗn hợp?

 

A. Dung dịch.                                                          B. Huyền phù.                          

C. Nhũ tương.                                                          D. Hỗn hợp đồng nhất.

Câu 3: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình sau:

 

A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.

C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Câu 4: Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đấy phù hợp nhất?

A. Phun nước.

B. Dùng cát đổ trùm lên.

C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.

D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.

Câu 5: Một hộp quả cân có các quả cân loại 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 200 mg, 500 g, 500 mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

A. 200 g, 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g.                           B. 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg.

C. 2 g, 5 g, 10 g, 200 g, 500 g.                                 D. 2 g, 5 g, 10 g, 200 mg, 500 mg.

Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành

B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. 

C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí.

B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.

C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác.

D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.

Câu 8: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là

A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu

D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Câu 9: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

A. vật liệu.                                                               B. nhiên liệu.                  

C. nguyên liệu.                                                        D. vật liệu hoặc nguyên liệu.

Câu 10: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng 

A. có kích thước hiển vi.                                         B. có cấu tạo tế bào nhân sơ. 

C. chưa có cấu tạo tế bào.                                        D. có hình dạng không cố định.

Câu 11: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật

A. Có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi. 

B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi. 

C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi. 

D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.

Câu 12: Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng?

A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.                      B. Vị gang khó sản xuất hơn thép.

C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.                         D. Vì gang giòn hơn thép.

Câu 13: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Lúa gạo.                      B. Ngô.                            C. Mía.                             D. Lúa mì.

Câu 14: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây? 

A. Nấm hương.                B. Nấm bụng dê.              C. Nấm mốc.                   D. Nấm men.

Câu 15: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ.                    B. Hoá hơi.                      C. Sôi.                             D. Bay hơi.

Câu 16: Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?

A. Bộ xương ngoài.         B. Lớp vỏ.                       C. Xương cột sống.           D. Vỏ

Câu 17: Con đường lây truyền nào sau đây không phải là con đường lây truyền bệnh lao phổi?

A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh. 

B. Thông qua đường tiêu hoá. 

C. Thông qua đường hô hấp. 

D. Thông qua đường máu.

Câu 18: Trong các sinh cảnh sau sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất 

A. Hoang mạc.                                                         B. Rừng ôn đới.              

C. Rừng mưa nhiệt đới.                                           D. Đài nguyên.

Câu 19: Những dụng cụ nào sau đây không cần sử dụng khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên?

 

A. (1), (2), (3), (4), (5).                                            B. (1), (2), (3), (5), (7).    

C. (3), (4), (5), (6).                                                   D. (2), (3), (4), (5).

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với các chất ở thể rắn?

A. Các hạt liên kết chặt chẽ.

B. Rất khó bị nén.

C. Có hình dạng và thể tích không xác định.

D. Có hình dạng và thể tích xác định.

Câu 21: Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:

A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa quả xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trương
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên.

Câu 22: Vật liệu nào sau đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững?

A. Gỗ tự nhiên                 B. Kim loại                      C. Gạch không nung          D. Gạch chịu lửa

Câu 23: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

A. dung dịch                                                            B. huyền phù                  

C. nhũ tương                                                            D. hỗn hợp đồng nhất

Câu 24: Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo cột A với một chức năng ở cột B.

 

A. 1 – c; 2 – b; 3 – a.                                               B. 1 – b; 2 – a; 3 – c.         

C. 1 – b; 2 – c; 3 – a.                                                D. 1 – c; 2 – b; 3 - a

Câu 25: Những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng được xếp vào giới:

A. giới Khởi sinh                                                     B. giới Động vật             

C. giới Thực vật.                                                      D. giới Nguyên sinh

Câu 26: Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm nguyên sinh vật?

A. Trùng roi                                                             B. Trùng kiết lị               

C. Thực khuẩn thể                                                   D. Tảo lục đơn bào

Câu 27: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?

A. 0,5cm                          B. 1cm                             C. 2cm                             D. 2,5cm

Câu 28: Để thực hiện đo thời gian khi đi bộ từ cổng trường vào lớp học, ta nên dùng loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ cát                                                         B. Đồng hồ để bàn          

C. Đồng hồ bấm giây                                               D. Đồng hồ đeo tay

Câu 29: Từ một tế bào ban đầu, sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra

A. 4 tế bào con.               B. 16 tế bào con.              C. 8 tế bào con.                D. 32 tế bào con

Câu 30: Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc?

A. Muối ăn và cát.                                                   B. Đường và bột mì.
C. Muối ăn và đường.                                              D. Cát và mạt sắt.