Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu.

- Quê cha ở Thừa Thiên – Huế, ông được sinh tại quê mẹ ở Gia Định.

- Cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều khổ đau, bất hạnh

- Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sống có ích.

2. Sự nghiệp văn chương

- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Đình Chiểu:

Tham khảo thêm tại đây

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện “Lục Vân Tiên”. Truyện kể về Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do lòng đố kị và ghen ghét tài năng của Vân Tiên.

b. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.

- Phần 2: Các câu còn lại: Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.

c. Nội dung

Đoạn thơ nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Tội ác của Trịnh Hâm

- Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách.

- Trịnh Hâm mưu hại Vân Tiên dưới lớp vỏ “giúp đỡ”.

- Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp Vân Tiên.

- Thái độ của Trịnh Hâm: so đo, tính toán, lo âu khi kết bạn với Vân Tiên, người được đánh giá là tài cao.

- Dù biết Vân Tiên bị mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất con người hắn.

=> Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân, bất nghĩa.

b. Việc làm nhân đức của Ngư Ông

- Vân Tiên được Giao Long “dìu đỡ” và gặp được gia đình nhà Ngư Ông cứu sống.

- Hành động: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.

- Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên:

+ Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.

+ Khi cứu mạng không cần đền đáp.

- Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.

- Cuộc sống của gia đình Ngư Ông: cuộc sống không danh lợi “rày doi mai vịnh vui vầy”, tránh xa những tính toan nhỏ nhen, ích kỉ.

=> Tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện của người dân lao động. Lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.

c. Giá trị nội dung

* Giá trị hiện thực: Vạch trần cái ác, cái xấu trong xã hội. Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm).
* Giá trị nhân đạo:

 Đề cao đạo lý làm người:

- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn.

- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy.

- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà).

- "Lục Vân Tiên là một tiếng chửi, một lời ca, một ước mơ" – Hoài Thanh.
b. Giá trị nghệ thuật

- Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.

- Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.

Sơ đồ tư duy về đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn":

soanvan.me