CH tr 20 7.1
Chọn nguyên tử có bán kính lớn hơn trong mỗi cặp nguyên tử nguyên tố sau:
a) Al và In.
b) Si và N.
c) P và Pb.
d) C và F.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
Al |
C |
N |
|
F |
3 |
|
|
|
Si |
P |
|
|
4 |
|
|
In |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
Pb |
|
|
|
- Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử
a) Trong cùng một nhóm IIIA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: Al < In
→ Nguyên tử có bán kính lớn hơn: In
b) Do nguyên tố Si và N không có cùng chu kì và cũng không cùng nhóm nên ta so sánh thông qua nguyên tố trung gian là C (Cùng chu kì với N và cùng nhóm với Si)
+ Trong cùng một chu kì 2, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: N < C (1)
+ Trong cùng một nhóm IVA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: C < Si (2)
→ Từ (1) và (2) ta có dãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử:
N < C < Si
→ Nguyên tử có bán kính lớn hơn: Si
c) Do nguyên tố P và Pb không có cùng chu kì và cũng không cùng nhóm nên ta so sánh thông qua nguyên tố trung gian là Si (Cùng chu kì với P và cùng nhóm với Pb)
+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: P < Si (1)
+ Trong cùng một nhóm IVA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: Si < Pb (2)
→ Từ (1) và (2) ta có dãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử:
P < Si < Pb
→ Nguyên tử có bán kính lớn hơn: Pb
d) Trong cùng một chu kì 2, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: F < C
→ Nguyên tử có bán kính lớn hơn: C
CH tr 20 7.2
Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần?
A. F < S < Si < Ge < Ca < Rb.
B. F < Si < S < Ca < Ge < Rb.
C. Rb < Ca < Ge < Si < S < F.
D. F < Si < S < Ge < Ca < Rb.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
O |
F |
3 |
|
|
|
Si |
|
S |
|
4 |
K |
Ca |
|
Ge |
|
|
|
5 |
Rb |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
- Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử
Do nguyên tố S và F không có cùng chu kì và cũng không cùng nhóm nên ta so sánh thông qua nguyên tố trung gian là O (Cùng chu kì với F và cùng nhóm với S)
+ Trong cùng một chu kì 2, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: F < O
+ Trong cùng một nhóm VIA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: O < S
+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: S < Si
+ Trong cùng một nhóm IVA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: Si < Ge
+ Trong cùng một chu kì 4, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: Ge < Ca
Do nguyên tố Ca và Rb không có cùng chu kì và cũng không cùng nhóm nên ta so sánh thông qua nguyên tố trung gian là K (Cùng chu kì với Ca và cùng nhóm với Rb)
+ Trong cùng một chu kì 4, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: Ca < K
+ Trong cùng một nhóm IA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: K < Rb
→ Ta có dãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử:
F < O < S < Si < Ge < Ca < K < Rb
→ Đáp án: A
CH tr 21 7.3
Dãy các ion nào sau đây có bán kính tăng dần?
A. S2- < Cl- < K+ < Ca2+.
B. K+ < Ca2+ < S2- < Cl-.
C. Cl- < S2- < Ca2+ < K+.
D. Ca2+ < K+ < Cl- < S2-.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Khi các ion có cấu hình electron giống nhau, bán kính ion phụ thuộc vào điện tích hạt nhân
- Điện tích hạt nhân càng lớn càng hút electron mạnh -> bán kính càng nhỏ và ngược lại
Lời giải chi tiết:
- Các ion trên đều có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6
- Điện tích hạt nhân của Ca2+, K+, Cl- và S2- lần lượt là 20+, 19+, 17+ và 16+
→ Đáp án: D
CH tr 20 7.4
Cho bảng số liệu sau đây:
Nguyên tử |
Bán kính (pm) |
Ion |
Bán kính (pm) |
Na |
186 |
Na+ |
98 |
K |
227 |
K+ |
? |
Dựa trên xu hướng biến đổi tuần hoàn và dữ liệu trong bảng trên, giá trị nào sau đây là phù hợp nhất với bán kính ion K+?
A. 90 pm.
B. 133 pm.
C. 195 pm.
D. 295 pm.
Phương pháp giải:
Dựa vào điện tích hạt nhân càng lớn càng hút electron mạnh → bán kính càng nhỏ và ngược lại nên:
- Bán kính các cation nhỏ hơn nhiều so với bán kính nguyên tử tương ứng
- Bán kính các anion lớn hơn nhiều so với bán kính nguyên tử tương ứng
Lời giải chi tiết:
- Bán kính của K > bán kính của Na
→ Bán kính ion K+ > bán kính ion Na+
- Do bán kính các cation nhỏ hơn nhiều so với bán kính nguyên tử tương ứng
→ Đáp án: B
CH tr 20 7.5
Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biến đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.
B. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.
C. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.
D. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
CH tr 21 7.6
Chọn nguyên tố thể hiện tính kim loại nhiều hơn trong mỗi cặp nguyên tố sau:
a) Sr và Sb.
b) As và Bi.
c) B và O.
d) S và As.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
B |
|
|
O |
|
3 |
|
|
|
|
P |
S |
|
4 |
|
|
|
|
As |
|
|
5 |
|
Sr |
|
|
Sb |
|
|
6 |
|
|
|
|
Bi |
|
|
- Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim
a) Trong cùng một chu kì 5, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại là: Sb < Sr
→ Nguyên tố có tính kim loại nhiều hơn: Sr
b) Trong cùng một nhóm VA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại là: As < Bi
→ Nguyên tố có tính kim loại nhiều hơn: Bi
c) Trong cùng một chu kì 2, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại là: O < B
→ Nguyên tố có tính kim loại nhiều hơn: B
d) Do nguyên tố As và S không có cùng chu kì và cũng không cùng nhóm nên ta so sánh thông qua nguyên tố trung gian là P (P cùng chu kì với S và cùng nhóm với As)
+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại là: S < P (1)
+ Trong cùng một nhóm VA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại là: P < As (2)
→ Nguyên tố có tính kim loại nhiều hơn: As
CH tr 21 7.7
Dãy các nguyên tố nào sau đây có tính kim loại giảm dần?
A. Sr > Al > P > Si > N.
B. Sr > Al > P > N > Si.
C. Sr > Al > Si > P > N.
D. Sr > Si > Al > P > N.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
N |
|
|
3 |
|
Mg |
Al |
Si |
P |
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
Sr |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
- Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim
Do nguyên tố Sr và Al không có cùng chu kì và cũng không cùng nhóm nên ta so sánh thông qua nguyên tố trung gian là Mg (Mg cùng chu kì với Al và cùng nhóm với Sr)
+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều giảm dần tính kim loại là: Mg > Al > Si > P (1)
+ Trong cùng một nhóm IIA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại là: Sr > Mg (2)
+ Trong cùng một nhóm VA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại là: P > N (3)
→ Từ (1), (2) và (3) ta có dãy nguyên tố theo chiều tăng dần tính kim loại là:
Sr > Mg > Al > Si > P > N
→ Đáp án: C
CH tr 21 7.8
Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây?
(1) Tính kim loại.
(2) Tính phi kim.
(3) Bán kính nguyên tử.
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (1), (2) và (3).
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần
- Xu hướng biến đổi độ âm điện:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: B
CH tr 21 7.9
Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?
A. 1s22s22p5
B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p63s1
D. 1s22s22p63s23p2
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Xu hướng biến đổi độ âm điện:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào các xu hướng biến đổi để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p5
→ X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA
+ Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p6
→ Y thuộc chu kì 2, nhóm VIIIA " Y là khí hiếm
+ Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s1
→ Z thuộc chu kì 3, nhóm IA
+ Cấu hình electron của T là: 1s22s22p63s23p2
→ T thuộc chu kì 3, nhóm IVA
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
C |
|
|
X |
3 |
Z |
|
|
T |
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
- Bước 2: Dựa vào các xu hướng biến đổi độ âm điện:
Do nguyên tố T và X không có cùng chu kì và cũng không cùng nhóm nên ta so sánh thông qua nguyên tố trung gian là C (C cùng chu kì với X và cùng nhóm với T)
+ Trong cùng một chu kì 2, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần độ âm điện là: C < X (1)
+ Trong cùng một nhóm IVA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần độ âm điện là: T < C (2)
+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần độ âm điện là: Z < T (3)
→ Từ (1), (2) và (3) ta có dãy nguyên tố theo chiều tăng dần tính kim loại là:
Y < Z < T < C < X (Do Y là khí hiếm)
→ Đáp án: A
CH tr 21 7.10
Điền kí hiệu hoá học hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:
Trong số các nguyên tố thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn (trừ Ne), ...(1)... là nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử ...(2)...; (3)... là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nhưng bán kính nguyên tử ...(4)... Tính kim loại giảm dần từ ...(5)... tới ...(6)..., còn tính phi kim thì biến đổi theo chiều ngược lại.
Lời giải chi tiết:
(1) Li (2) lớn nhất (3) F
(4) nhỏ nhất (5) Li (6) F
CH tr 21 7.11
Trong liên kết H-X (với X là F, Cl, Br), cặp electron trong liên kết sẽ bị lệch về nguyên tử X do chúng có độ âm điện lớn hơn H. Hãy sắp xếp các nguyên tử X theo chiều giảm dần mức độ lệch của cặp electron liên kết về phía nó.
A. Br > Cl > F.
B. Cl > F > Br.
C. F > Cl > Br.
D. Mức độ lệch của cặp electron là như nhau trong ba trường hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Nguyên tử có độ âm điện càng lớn → cặp electron liên kết càng lệch về phía nguyên tử đó
- Xu hướng biến đổi độ âm điện:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi độ âm điện để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
F |
3 |
|
|
|
|
|
|
Cl |
4 |
|
|
|
|
|
|
Br |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
- Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi độ âm điện
+ Trong cùng một nhóm VIIA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều giảm dần độ âm điện là: F > Cl > Br
→ Đáp án: C
CH tr 22 7.12
Phân loại các oxide sau đây dựa trên tính acid – base: Na2O, MgO, Al2O3, P2O5, SO3, Cl2O7.
Basic oxide |
Acidic oxide |
Oxide lưỡng tính |
... |
... |
... |
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, tính acid của chúng giảm dần
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Na |
Mg |
Al |
|
P |
S |
Cl |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
- Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide
+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều giảm dần tính base của oxide của các nguyên tố là:
Na2O > MgO > Al2O3 > P2O5 > SO3 > Cl2O7
→ Ta có bảng sau:
Basic oxide |
Acidic oxide |
Oxide lưỡng tính |
Na2O, MgO |
P2O5, SO3, Cl2O7 |
Al2O3 |
CH tr 22 7.13
Những oxide nào sau đây tạo ra môi trường acid khi cho vào nước?
A. CO2. B. SO3. C. Na2O. D. CaO. E. BaO.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: A và B
- Giải thích:
CO2 + H2O ⇌ H2CO3
SO3 + H2O → H2SO4
CH tr 22 7.14
Ghép từng nhóm đặc điểm ở cột A với một phần tử tương ứng trong cột B.
Cột A |
Cột B |
a) Một khí hoạt động rất mạnh, nguyên tử có độ âm điện lớn: |
1. Sodium (Na) |
b) Một kim loại mềm: nguyên tử rất dễ nhường electron: |
2. Antimony (Sb) |
c) Một nguyên tố vừa thể hiện tính kim loại, vừa thể hiện tính phi kim, tạo thành oxide cao nhất có công thức dạng M2O5 |
3. Argon (Ar) |
d) Một khí rất trơ về mặt hóa học: |
4. Chlorine (Cl) |
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố từ IA đến VIIA
Nhóm |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
Công thức oxide cao nhất |
R2O |
RO |
R2O3 |
RO2 |
R2O5 |
RO3 |
R2O7 |
Hợp chất khí với hydrogen |
|
|
|
RH4 |
RH3 |
H2R |
HR |
Lời giải chi tiết:
- Sodium ở chu kì 3 nhóm IA → Kim loại kiềm →1 - b
- Antimony ở chu kì 5 nhóm VA → Có cả tính phi kim và kim loại → 2 - c
- Argon ở chu kì 3 nhóm VIIIA → Khí hiếm → 3 - d
- Chlorine ở chu kì 3 nhóm VIIA → Phi kim điển hình → 4 - a
CH tr 22 7.15
Khi phát minh ra bảng tuần hoàn, ngoài việc sắp xếp các nguyên tố đã biết, Mendeleev còn dự đoán sự tồn tại của một số nguyên tố chưa được biết tới thời đó. Chẳng hạn, nguyên tố nhóm III (nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn hiện đại) ngay liền dưới nhôm được Mendeleev gọi là eka-nhôm (eka - aluminium), với kí hiệu là Ea (eka là từ tiếng Phạn có nghĩa là “đầu tiên”; do đó eka-nhôm là nguyên tố đầu tiên dưới nhôm). Dựa trên những tính chất của nhôm, em hãy dự đoán một số thông tin của nguyên tố eka-nhôm: số electron lớp ngoài cùng, công thức oxide cao nhất, công thức hydroxide và tính acid – base của chúng.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Số lớp electron = số chu kì
+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)
+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron
- Công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố từ IA đến VIIA
Nhóm |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
Công thức oxide cao nhất |
R2O |
RO |
R2O3 |
RO2 |
R2O5 |
RO3 |
R2O7 |
Hợp chất khí với hydrogen |
|
|
|
RH4 |
RH3 |
H2R |
HR |
Lời giải chi tiết:
- Aluminium thuộc chu kì 3 nhóm IIIA → Ea thuộc chu kì 4 nhóm IIIA
→ Số electron lớp ngoài cùng: 3 electron
→ Công thức oxide cao nhất: Ea2O3 →có tính base mạnh hơn Al2O3 tuy nhiên cũng có thể là lưỡng tính
→ Công thức hydroxide: Ea(OH)3 → có tính base mạnh hơn Al(OH)3 tuy nhiên cũng có thể là lưỡng tính
CH tr 22 7.16
Xét hai nguyên tố X và Y. Nguyên tố X có độ âm điện lớn hơn nguyên tố Y.
a) Nếu giữa X và Y hình thành liên kết thì cặp electron liên kết sẽ bị lệch về phía nguyên tử nào?
b) Giả sử X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, em hãy dự đoán nguyên tố nào có bán kính nguyên tử lớn hơn. Vì sao?
c) Nếu X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, oxide cao nhất của X sẽ có tính acid mạnh hơn hay yếu hơn oxide cao nhất của Y?
Phương pháp giải:
a) Nguyên tử nào có độ âm điện mạnh hơn → cặp electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử đó
b) Xu hướng biến đổi độ âm điện tỉ lệ nghịch với xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử
c) Xu hướng biến đổi độ âm điện tỉ lệ thuận với tính acid của oxide và hydroxide của nguyên tố đó
Lời giải chi tiết:
a) Nguyên tố X có độ âm điện lớn hơn nguyên tố Y → Nếu giữa X và Y hình thành liên kết thì cặp electron liên kết sẽ bị lệch về phía nguyên tử X
b) Nguyên tố X có độ âm điện lớn hơn nguyên tố Y → Giả sử X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, nguyên tố Y có bán kính nguyên tử lớn hơn
c) Nguyên tố X có độ âm điện lớn hơn nguyên tố Y → Nếu X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, oxide cao nhất của X sẽ có tính acid mạnh hơn oxide cao nhất của Y
CH tr 23 7.17
Một kim loại M phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch MOH. Nếu M là nguyên tố chu kì 4, hãy viết cấu hình electron của M.
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Số lớp electron = số chu kì
+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)
+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron
- Công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố từ IA đến VIIA
Nhóm |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
Công thức oxide cao nhất |
R2O |
RO |
R2O3 |
RO2 |
R2O5 |
RO3 |
R2O7 |
Hợp chất khí với hydrogen |
|
|
|
RH4 |
RH3 |
H2R |
HR |
Lời giải chi tiết:
- M phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch MOH → M thuộc nhóm IA
→ M có 1 electron lớp ngoài cùng
- M thuộc chu kì 4
→ M có 4 lớp electron
→ Cấu hình electron của nguyên tố M là: 1s22s22p63s23p64s1