Câu hỏi tr 33
Mở đầu
Thời gian nào trong năm là thích hợp nhất để trồng rừng? Quy trình trồng rừng được thực hiện như thế nào? Sau khi trồng, cần phải chăm sóc và bảo vệ thế nào để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt? |
Phương pháp giải:
- Thời gian thích hợp nhất để trồng rừngtrong năm khi có điều kiện thuận lợi về thời tiết, độ ẩm và nước tưới.
- Quy trình trồng rừng có sự khác nhau giữa các phương pháp trồng rừng.
- Sau khi trồng, để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt cần phải kết hợp các biện pháp chăm sóc và bảo vệ.
- Thời gian thích hợp nhất để trồng rừngtrong năm là khi thời tiết ấm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ẩm vừa phải và có tưới nước đầy đủ. Ở nước ta thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam thường trồng rừng vào mùa mưa.
- Quy trình trồng rừng:
* Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm 6 bước:
+ Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu.
+ Rạch bỏ vỏ bầu.
+ Đặt bầu vào lỗ trong hố.
+ Lắp và nén đất lần 1.
+ Lấp và nén đất lần 2.
+ Vun gốc.
* Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm 5 bước:
+ Đào hố trồng cây.
+ Đặt cây vào hố.
+ Lấp đất kín gốc cây.
+ Nén đất.
+ Vun gốc.
- Sau khi trồng, cần phải chăm sóc và bảo vệ để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt:
+ Chăm sóc cây rừng định kì khoảng 1 - 2 lần mỗi năm. Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm sạch cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây.
+ Bảo vệ rừng bằng cách triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng,…
Câu hỏi tr 34
Khám phá
Quan sát Hình 8.1 và xác định các bước theo quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu phù hợp với từng nội dung theo mẫu bảng dưới đây:
|
Phương pháp giải:
Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm 6 bước:
- Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu.
- Rạch bỏ vỏ bầu.
- Đặt bầu vào lỗ trong hố.
- Lắp và nén đất lần 1.
- Lấp và nén đất lần 2.
- Vun gốc.
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu tác dụng của các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu. |
Tạo lỗ trong hố đất → Rạch bỏ vỏ bầu → Đặt bầu vào trong hố → Lấp và nén đất lần 1 → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc.
Tác dụng của các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:
- Tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất: Để chôn được bầu đất, để bầu đất không lộ ra ngoài.
- Rạch bỏ vỏ bầu: Để rễ phát triển thuận lợi hơn và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Đặt bầu vào lỗ trong hố: Bắt đầu trồng cây.
- Lấp và nén đất lần 1: Lấp đất có chứa phân bón để cây hấp thụ dinh dưỡng.
- Lấp và nén đất lần 2: Để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ.
- Vun gốc: Để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng.
Câu hỏi tr 35
Khám phá
1. Sử dụng các cụm từ gợi ý sau đây để điền vào từng bước thích hợp trong Hình 8.2: đặt cây vào hố, đào hố trồng cây, nén đất, vun gốc, lấp đất kín gốc cây.
|
Phương pháp giải:
Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm 5 bước:
Đào hố trồng cây → Đặt cây vào hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.
Điền vào từng bước thích hợp trong Hình 8.2: đặt cây vào hố, đào hố trồng cây, nén đất, vun gốc, lấp đất kín gốc cây.
- Hình a: Đào hố trồng cây.
- Hình b: Vun gốc.
- Hình c: Đặt cây vào hố.
- Hình d: Nén đất.
- Hình e: Lấp đất kín gốc cây.
2. Hãy sắp xếp các ảnh trong Hình 8.2 theo thứ tự các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần.
|
Đào hố trồng cây
Đặt cây vào hố
Lấp đất kín gốc cây
Nén đất
Vun gốc
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về các loại cây thường được dùng để trồng rừng. |
Học sinh tham khảo internet, sách, báo,… để tìm hiểu về các loại cây thường được dùng để trồng rừng.
Các loại cây thường được dùng để trồng rừng là:
- Rừng phòng hộ: trám, sao đen, dầu rái, huỷnh, sến,…
- Rừng sản xuất: cây keo, tre luồng, thông, bồ đề, mỡ, bạch đàn,...
- Rừng đặc dụng: gỗ lim, trầm hương, gõ đỏ,…
Câu hỏi tr 36
Khám phá
Quan sát Hình 8.4 và nêu các công việc chăm sóc cây rừng phù hợp với từng ảnh trong hình.
|
Phương pháp giải:
Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây.
- Hình a: Tỉa và dặm cây.
- Hình b: Phát quang và làm cỏ dại.
- Hình c: Bón phân cho cây.
- Hình d: Xới đất và vun gốc.
- Hình e: Làm hàng rào bảo vệ cây.
Chỉ ra những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái theo mẫu bảng dưới đây:
|
Để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng,…
- Các việc nên làm:
1. Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên.
4. Phòng chống cháy rừng.
5. Tuyên truyền bảo vệ rừng.
6. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.
8. Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên.
9. Trồng rừng đầu nguồn.
10. Tuần tra để bảo vệ rừng.
- Các việc không nên làm:
2. Đốt rừng làm nương rẫy.
3. Chăn thả đại gia súc (trâu, bò,...) càng nhiều càng tốt.
7. Khi thác gỗ xuất khẩu càng nhiều càng tốt.
Câu hỏi tr 37
Kết nối năng lực
Hãy đề xuất những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng hoặc cây xanh ở nhà trường và địa phương em. |
Phương pháp giải:
Để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng,…
Lời giải chi tiết:
- Đề xuất những việc nên làm để bảo vệ rừng ở địa phương em:
+ Trồng rừng đầu nguồn.
+ Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên.
+ Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên.
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của cây.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài động, thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Đề xuất những không nên làm để bảo vệ rừng ở địa phương em:
+ Phá rừng.
+ Đốt rừng làm nương rẫy.
+ Chăn thả đại gia súc (trâu, bò,…) trong rừng.
+ Khai thác bừa bãi các loài động, thực vật quý hiếm.
+ Buôn bán và xuất khẩu các loài động, thực vật quý hiếm
1. Giải thích ý nghĩa của bước 2 (rạch bỏ vỏ bầu) trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu. |
Ý nghĩa của bước 2 (rạch bỏ vỏ bầu) trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:
- Vì khi rạch bỏ vỏ bầu, tháo lớp vỏ bọc này sẽ giúp cho phần rễ cây được ngấm nước nhiều hơn khi cho vào hố, dễ ra rễ non và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Khi rễ non phát triển, có độ ăn sâu vào lòng đất giúp cây bám chắc tốt và sinh trưởng được tốt và vững hơn.
2. Hãy so sánh ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần. |
Các phương pháp trồng rừng phổ biến hiện nay là trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần.
- Trồng rừng bằng cây con có bầu: giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao những yêu cầu phải có diện tích trồng đủ lớn.
- Trồng rừng bằng cây con rễ trần: giảm thời gian và số lần chăm sóc, ít tốn kém những chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh.
Hãy so sánh ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần.
- Trồng rừng bằng cây con có bầu:
+ Ưu điểm: Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao.
+ Nhược điểm: Phải có diện tích để làm cho cây có sức đề kháng cao.
- Trồng rừng bằng cây con rễ trần:
+ Ưu điểm: Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, ít tốn kém.
+ Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh.
3. Hoàn thành vào vở tên công việc chăm sóc rừng theo mẫu bảng dưới đây:
|
Hoàn thành vào vở tên công việc chăm sóc rừng theo mẫu trong bảng.
1. Tham gia trồng, chăm sóc cây trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực em sinh sống theo kĩ thuật đã học. |
Học sinh áp dụng các kĩ thuật để trồng và chăm sóc cây tại nhà.
- Kĩ thuật trồng cây hoa giấy:
+ Đào một hố sâu bằng bộ rễ của cây.
+ Thêm vào hố phân bón có tỉ lệ phốt phát cao để kích thích bộ rễ phát triễn và thúc đẩy hoa nở nhiều.
+ Nhấc cây hoa khỏi chậu, làm ướt bộ rễ và đưa vào hố.
+ Đắp vỗ nhẹ đất xung quanh gốc cây.
- Kĩ thuật chăm sóc cây hoa giấy:
+ Tưới nước vừa đủ cho cây hoa giấy: Trung bình, tưới nước 1 lần/1 ngày cho cây. Chọn lượng nước vừa đủ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng bình thường.
+ Bón phân cho cây hoa giấy thường xuyên: Đất trồng đôi khi không đủ chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây là việc làm cần thiết.
+ Cắt tỉa cây hoa giấy: Cắt bớt những chiếc lá, bông hoa bị héo (hoặc bị bệnh). Nếu không nó sẽ lan nhanh ra các khóm hoa khác (nhất là khi hoa giấy bị bệnh).
2. Quan sát kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ở gia đình/nhà trường/địa phương em và đề xuất những điểm cần thay đổi (nếu có). |
Đề xuất những điểm cần thay đổi trong kĩ thuật trồng cây tại địa phương:
- Cây trồng san sát: nên tiến hành tỉa, dặm cây để đảm bảo mật độ cây phù hợp.
- Có nhiều cỏ dại xung quanh gốc cây: nên tiến hành làm cỏ đều đặn, định kì.
3. Viết một đoạn văn ngắn, một câu chuyện hoặc vẽ một bức tranh thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng. |
Học sinh viết một đoạn văn ngắn, một câu chuyện hoặc vẽ một bức tranh thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng.
Mối quan hệ giữa rừng và cuộc sống của con người đã trở thành mối quan hệ mật thiết. Chắc hẳn, không có một dân tộc hay bất kỳ một đất nước nào mà không biết rõ vai trò của rừng trong cuộc sống. Nhưng ở rất nhiều quốc gia hiện nay, nhiều con người, nhiều cộng đồng đã không bảo vệ được rừng trước sự khai thác, chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng cạn kiệt, không thể nào phục hồi được. Muốn phục hồi rừng phải mất và cần một thời gian rất dài, giống như xây dựng thì khó nhưng đạp đổ thì rất dễ. Có nhiều nơi mà rừng không thể phục hồi, khiến đất trở thành đồi trọc, sạt lở, sa mạc, nước mưa trở thành những dòng lũ cứ thế “bào mòn”, rửa trôi đi hết biết bao nhiêu chất dinh dưỡng, tạo nên lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng, gây thiệt hại rất nhiều về tài sản, tính mạng của những người dân khu vực đấy. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường lúc nào cũng là một đề tài vô cùng nóng hổi và cấp bách, dành được sự quan tâm của mọi người trên toàn thế giới. Rừng giữ không khí trong lành; điều tiết nước, ngăn ngừa lũ lụt, chống xói mòn; bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng ở đất; chống cát di động ven biển, bảo vệ bờ đê của biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, cải hóa vùng bị chua do phèn, cung cấp gỗ cho con người,… Đặc biệt, rừng là ngôi nhà của biết bao loài động vật quý hiếm, chúng ta phải bảo vệ rừng thì mới mong duy trì được những tập tính, thói quen của các loài động vật hoang dã ấy. Hơn nữa, rừng còn cung cấp thực phẩm, dược liệu và là nguồn gen quý hiếm cho nhân loại. Vì vậy, nhân loại hãy cùng chung taycó những hành động cụ thể để bảo vệ rừng của chúng ta.