? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 7
- Đế quốc Mô-gôn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Tại sao thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất của đế quốc Mô-gôn?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 1 trang 39 SGK
Lời giải chi tiết:
Vào Thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê li và lập nên vương triều Mô-gôn.
Thời kì A-cơ-ba được xem là thời kì thịnh trị nhất của đế quốc Mô-gôn vì thời kì này:
- Ấn Độ đã thống nhất lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt.
- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Kinh tế hàng hóa phát triển.
- Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 40 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời kì đế quốc Mô-gôn
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 2 trang 40 SGK
B2: Kẻ bảng về thành tựu trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, nghệ thuật, hội họa,…
Lời giải chi tiết:
Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời kì đế quốc Mô-gôn
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tôn giáo |
Thực thi tinh thần khoan dung tôn giáo, hòa hợp dân tộc. |
Văn học |
Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasi Das) Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại Xây một thư viện khổng lồ với 24000 cuốn sách. |
Nghệ thuật |
- Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han - Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, … |
Lời giải chi tiết:
Luyện tập
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Hoàn thành bảng tóm tắt tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc Mô-gôn theo yêu cầu dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1, 2 trang 39 SGK
Lời giải chi tiết:
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc Mô-gôn:
Thời gian |
Tình hình chính trị |
Tình hình kinh tế |
Tình hình xã hội |
Thành tựu văn hóa |
Đầu thế kỉ XVI |
- Đầu thế kỉ XVI: vương triều Hồi giáo Mô-gôn được lập nên - Năm 1556: Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, đưa Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị |
- Nông nghiệp đa dạng. - Kinh tế hàng hóa phát triển |
Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người. |
- Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasidasa) - Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại - Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han - Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, … |
2. Em hãy nhận xét thành tựu văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX
Phương pháp giải:
Dựa và nội dung câu trả lời mục 2 để đưa ra nhận xét của em
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về thành tựu văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX:
- Văn hóa Ấn Độ thời kì Mô-gôn đạt được nhiều thành tựu so với thế giới đương thời.
- Đây là thời kì phát triển rực rỡ của văn hào và thi ca Ấn Độ
- Chú trọng giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc bằng cách cho chép lại các bộ sử thi cổ đại hay xây dựng thư viện.
- Nghệ thuật kiến trúc và hội họa đạt được nhiều thành tựu và mang phong cách nghệ thuật độc đáo của thời kì Mô-gôn
Lời giải chi tiết:
1.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Từ kiến thức có trong bài và tham khảo các nguồn tài liệu khác, em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lăng Ta-giơ Ma-han.
Phương pháp giải:
Sưu tầm tài liệu qua sách báo, Internet.
Lời giải chi tiết:
Taj Mahal là khu lăng mộ kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo gần 400 năm trước, công trình xây vào thế kỷ 17. Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp... Để xây dựng, nhiều thợ xây, cắt đá, khảm, hoạ sĩ, thư pháp từ khắp Trung Á, Iran... được huy động về đây. Khoảng 20.000 người đã làm việc ngày đêm trong khoảng 20 năm để hoàn tất lăng mộ. Khảm đá quý là một nét ấn tượng khác trong nghệ thuật kiến trúc của Taj Mahal. Đá quý nhiều màu được mài sao cho vừa với phần rỗng đã đục sẵn trên đá cẩm thạch và khảm đến nhẵn mịn như cùng một khối. Buổi tối, các họa tiết này nếu có ánh sáng (mặt trăng) chiếu vào sẽ rực sáng lấp lánh.
Năm 1983, lăng Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản thế giới và mô tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".