Bài 1
Bạn nào đã biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ?
Hình ảnh: Trang 53 SGK
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Bạn nam trong tình huống này đã biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ bố khi đèn học của bạn ấy bị hỏng. Vì bạn ấy còn nhỏ, không thể tự sửa chữa hoặc không thể học được nếu đèn bị hư.
Tình huống 2:
Bạn nữ trong tình huống này chưa biết tìm kiếm sựu hỗ trợ. Chỗ để cốc so với bạn ấy quá cao. Bạn ấy đã cố gắng trèo lên ghế, với tay lên để lấy cốc nhưng không được. Bạn nữ nên nhờ sự giúp đỡ của bố đang đọc sách ngay gần đó thì sẽ dễ dàng lấy được, tránh trường hợp bạn bị ngã.
Tình huống 3:
Bạn nhỏ đã biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ chị khi bạn đang phân vân không biết chọn màu để tô cho bức tranh. Việc bạn nhỏ nhờ chị hỗ trợ sẽ giúp bạn ấy lựa chọn dễ dàng hơn và có một bức tranh đẹp.
Bài 2
Xử lí tình huống
Hình ảnh: Trang 53, 54 SGK
1. Em trai của em bị đứt tay.
2. Áo đồng phục của em bị rách.
3. Có người lạ gõ cửa khi em ở nhà một mình.
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Em trai của em bị đứt tay.
Khi em trai của em bị đứt tay, em có thể nhờ sự giúp đỡ của ông bà, bố mẹ (nếu họ ở nhà) hoặc nhờ sự giúp đỡ của bác hàng xóm (nếu người thân không có nhà) để giúp em cầm máu và băng bó vết thương.
Tình huống 2: Áo đồng phục của em bị rách.
Khi áo đồng phục của em bị rách, em có thể nhờ bà, mẹ hoặc chị khâu lại giúp.
Tình huống 3: Có người lạ gõ cửa khi em ở nhà một mình.
Khi có người lạ goc cửa khi em ở nhà một mình thì em không nên mở cửa, gọi điện ngay cho ông bà, bố mẹ hoặc gọi to nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm thân quen với gia đình.
soanvan.me