Tác giả
1. Tiểu sử
- O. Henry (1862-1910) sinh ra ở Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ.
- Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng. Tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ.
- Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới quyết định kỷ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
- Thời trai trẻ ông ở Texas làm việc trong một ngân hàng, tại đây ông dính líu vào một vụ chuyển ngân bất hợp pháp nên phải ngồi tù. Trong khoảng thời gian này ông cầm bút bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình và đã có tiếng từ năm 1899. Năm 1902 ông chuyển về sống tại thành phố Nữu Ước và viết liên tục gần 300 truyện ngắn.
- Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Nhờ cuộc đời phong phú nên tác giả để lại số lượng truyện ngắn khá nhiều (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ).
- Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất là “Chiếc lá cuối cùng”, “Món quà giáng sinh”, “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang” và nhiều truyện khác.
b. Phong cách nghệ thuật
- Tình cảm của ông luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh. Truyện ngắn của ông thường sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. Nhiều truyện ngắn của ông được xem là hay nhất thế giới và vẫn được xem là mẫu mực cho các nhà văn trẻ trong nhiều thập niên sau.
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Văn bản được trích trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983.
b. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1 (từ đầu … Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết
- Phần 2 (tiếp theo … chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.
- Phần 3 (còn lại) sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
c. Thể loại: truyện ngắn.
d. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e. Nhân vật: cụ Bơ-men, Xiu, Gion-xi.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.
b. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc.
Sơ đồ tư duy đoạn trích "Chiếc lá cuối cùng":
soanvan.me