Câu 1
Bản ghi chép trên ghi lại những loại nội dung gì? Theo bạn, các nội dung ghi chép ấy có thể giúp ích gì cho việc nghiên cứu các tác phẩm Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thôn?
Phương pháp giải:
- Chú ý những nội dung được bản ghi chép trên ghi lại.
- Nêu những lợi ích của việc ghi chép các nội dung đó cho việc nghiên cứu các tác phẩm Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thôn.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung: Bản ghi chép ghi lại truyện kể dân gian theo cách thức trải nghiệm thực tiễn. Bên cạnh nội dung kể còn có miêu tả hoàn cảnh xảy ra việc kể chuyện, thái độ của người nghe kể và suy nghĩ của người ghi chép.
- Việc ghi chép ấy giúp cho việc nghiên cứu trở nên đa dạng, đúng với bản chất của văn học dân gian. Ghi lại cảm nhận tức thời của sự việc đang diễn ra giúp cho phần phân tích, lí giải có chiều sâu và mang đậm cảm xúc thẩm mỹ.
Câu 2
Loại nội dung được ghi trong Diễn biến của hoạt động kể - nghe kể (cột bên trái), cột Văn bản qua lời kể (cột bên phải) và các ô Theo dõi, cảm nhận (từ 1 đến 5) khác nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ 2 nội dung
- Nêu sự khác nhau giữa 2 loại nội dung
Lời giải chi tiết:
- Cột Diễn biến của hoạt động kể – nghe kể (cột bên trái): ghi lại những hành động, cảm xúc, thái độ, lời nói trao đổi của người kể và người nghe kể. Những yếu tố này có sự tác động hoặc góp phần lí giải nội dung câu chuyện.
- Cột Văn bản qua lời kể (cột bên phải): thể hiện nội dung của câu chuyện được kể. Đây là phần văn bản thường dùng để in và lưu trữ.
- Ô Theo dõi, cảm nhận (từ 1 đến 5): ghi lại sự lí giải cá nhân người ghi chép về một chi tiết nào đó trong quá trình tương tác giữa người kể và người nghe. Ngoài ra, những cảm xúc, nhận định ngay lúc sự việc đang diễn ra cũng là những điều được ghi nhận giúp cho quá trình lí giải sau này sâu sắc hơn.
Câu 3
Tìm đọc Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thôn được in trong sách và trả lời các câu hỏi:
a. Thông tin thu được qua ghi chép trải nghiệm khác như thế nào so với một truyện kể in thông thường?
b. Bản ghi chép trải nghiệm này có thể mang đi in để cho độc giả thưởng thức hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thôn.
- Sự khác nhau giữa việc thông tin thu đucợ au việc ghi chép trải nghiệm so với một truyện kể in thông thường.
- Nêu ra việc bản ghi chép trải nghiệm này có thể mang đi in để độc giả thưởng thức.
Lời giải chi tiết:
a. Thông tin được ghi chép khác với truyện kể in thông thường là: ngoài văn bản còn có thêm các yếu tố cấu trúc lời nói, hoạt động giao tiếp, tâm lí, cảm xúc người kể và người nghe cùng vớicảm nhận của người ghi chép. Những yếu tố này làm cho bản ghi chép có vẻ "rườm rà” hơn nhưng chứa nhiều thông tin.
b. Bản ghi chép này không thể mang đi in để độc giả thưởng thức. Vì nó chỉ phục vụ tốt nhất cho hoạt động nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. Nếu muốn in, cần được biên tập theo một hình thức thích hợp.
Câu 4
Bạn rút ra lưu ý gì về yêu cầu trải nghiệm và cách ghi chép tư liệu trong nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian?
Bạn hãy dùng mẫu phiếu ghi chép trải nghiệm sau đây để ghi chép lại một sự kiện văn hóa mà bạn trực tiếp tham gia. Có thể dùng các phương tiện ghi âm hay ghi hình để sau đó chép lại thành văn bản, những suy nghĩ và cảm xúc bạn nên ghi tại chỗ xảy ra sự kiện.
Phương pháp giải:
Rút ra những lưu ý về yêu cầu trải nghiệm và cách ghi chép tư liệu trong nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian.
Lời giải chi tiết:
- Lưu ý trải nghiệm cần ghi chép đủ ba yếu tố: diễn biến hoạt động kể - nghe kể, VB qua lời kể, theo dõi cảm nhận.
- Cách ghi chép tư liệu trong nghiên cứu một vấn đề văn hóa dân có thể sử dụng thiết bị để hỗ trợ ghi âm, ghi hình,... Sau đó sẽ chép lại phần văn bản, còn phần diễn biến và cảm nhận thì phải ghi ngay tại hiện trường. Việc ghi chép đó sẽ rất là hiệu quả.
- Cần chú ý VB phải trung thực với lời kể, cảm nhận phải trung thực với bản thân mình. Nếu làm việc nhóm, có thể phân công nhau mỗi người một nhiệm vụ: người ghi nhận VB, người miêu tả hoạt động và cảm nhận... Sau đó sẽ đối chiếu, so sánh khi tiến hành các bước nghiên cứu, lập hồ sơ.