Phần I
Video hướng dẫn giải
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Đọc văn bản trong SGK trang 92, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu như thế nào trong bài viết?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm ý và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu rõ ràng và cụ thể ngay trong phần mở bài:
- Sự kiện: Hội khỏe Phù Đổng.
- Thời gian: ngày 29 – 11 – 2020
- Địa điểm: trong khuôn viên của trường.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Người viết đã thuật lại những hoạt động nào của sự kiện? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạt động.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Người viết đã thuật lại những hoạt động của sự kiện:
- Nghi thức và khai mạc: lễ rước đuốc, thắp lửa truyền thống.
- Cuộc diễu hành của bốn khối lớp trong trường.
- Chương trình đồng diễn thể dục: xếp hình và thể dục nhịp điệu.
- Thi đấu: kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố…
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Khi thuật lại sự kiện, người viết đã đưa ra những thông tin cụ thể nào?
Phương pháp giải:
Đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Khi thuật lại sự việc người viết đã đưa ra các thông tin cụ thể về:
- Thời gian, thời điểm gắn với diễn biến của sự kiện (bắt đầu lúc 8 giờ sáng, 10 giờ 30, lễ khai mạc kết thúc…)
- Số liệu chính xác về sự kiện (10 huy chương, 400 người, 15%...)
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Người viết nêu cảm nhận hoặc nhận xét, đánh giá gì về sự kiện?
Phương pháp giải:
Đọc và tìm ý
Lời giải chi tiết:
Người viết đánh giá về sự kiện: vui vẻ, tưng bừng, có lẽ mãi in đậm sâu trong tâm trí.
Phần II
Video hướng dẫn giải
Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến.
Phương pháp giải:
Viết bài văn đáp ứng yêu cầu về hình thức và yêu cầu về nội dung của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.
Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.
Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.
Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.
Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.
Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.
Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.