Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 10.1.

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất

\(CH_3-CH-COOH\) ?

               |

              \(NH_2\)

A. Axit 2-aminopropanoic        

B. Axit α-aminopropionic.

C. Anilin.                                

D. Alanin.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây

Lời giải chi tiết:

CTPT anilin: \(C_6H_5NH_2\)

=>Chọn C

Câu 10.2.

Trong các chất dưới đây, tên nào không phù hợp với chất \(H_2N[CH_2]_4CH-COOH\)

                      │

                     \(NH_2\)

A. Axit 1,5-điaminohexanoic

B. Axit 2,6- điaminohexanoic

C. Axit \(\alpha\),\(\varepsilon\)- điaminocaproic

D. Lysin

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây

Lời giải chi tiết:

Axit 2,6- điaminohexanoic là tên thay thế, Axit \(\alpha\),\(\varepsilon\)- điaminocaproic là tên bán hệ thống, Lysin là tên thường của chất

=> Chọn A

Câu 10.3.

Để phân biệt 3 dung dịch \(H_2NCH_2COOH,  \;CH_3COOH  \;và \)

\( \;C_2H_5NH_2\), chỉ cần dùng một thuốc thử là

A. dung dịch NaOH.                  

B. dung dịch HCl.

C. natri kim loại.                       

D. quỳ tím.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây

Lời giải chi tiết:

\(H_2NCH_2COOH\) không làm đổi màu quỳ tím,

\(CH_3COOH\) làm quỳ tím chuyển màu đỏ

\(C_2H_5NH_2\) làm quỳ tím chuyển màu xanh

=> Chọn D

Câu 10.4.

Công thức cấu tạo của glyxin là

\(A.H_2N-CH_2-CH_2-COOH\)

\(B.H_2N-CH_2-COOH\)

\(C.CH_3-CH-COOH\)

                   |

                 \(NH_2\)          

\(D.CH_2-CH_2-CH_2\)

       |            |             |

     \(OH\)       \(OH\)       \(OH\)

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây

Lời giải chi tiết:

Glyxin:  \(H_2N-CH_2-COOH\)

=> Chọn B

Câu 10.5.

Trong các dung dịch sau đây, dung dịch nào đổi màu quỳ tím sang xanh?

A. \(H_2N-CH_2-COOH\)

B. \(HOOC[CH_2]_2-CH-COOH\)

                                     | 

                                    \(NH_2\)

C. \(H_2N[CH_2]_4-CH-COOH\)

                                |

                             \(NH_2\)

D. \(CH_3-CH-COOH\)

                   |

                 \(NH_2\)

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây

Lời giải chi tiết:

Tùy vào số gốc NH2 và COOH trong phân tử amino axit mà khiến cho quỳ chuyển sang màu hồng ( nhiều gốc COOH hơn) hay chuyển sang màu xanh ( nhiều gốc NH2 hơn)
=> Chọn C

Câu 10.6.

1 mol α-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. Công thức cấu tạo của X là

\(A.CH_3-CH(NH_2)COOH.\)

\(B.H_2N-CH_2-CH_2-COOH\)

\(C.H_2N-CH_2-COOH\)   

\(D.H_2N-CH_2-CH(NH_2)-COOH\)

Phương pháp giải:

- Biện luận suy ra amino axit có một nhóm \(NH_2\)

- Gọi CTPT của amino axit, viết phương trình hóa học

- Từ % khối lượng clo trong muối suy ra amino axit

Lời giải chi tiết:

\({n_{amin oaxit}} = {n_{HCl}}\) => amino axit có một nhóm NH2

Gọi CTPT aminno axit là \(R(NH_2)COOH\)

\(R(NH_2)COOH  \;+  \;HCl\to\) 

\(\;R(NH_3Cl)COOH\)

\(\% Cl = \dfrac{{35,5}}{M} = 0,28287\)

=> \(M= 125,5\) =>\( R = 28\)

=> X là \(CH_3-CH(NH_2)COOH\)

=> Chọn A

Câu 10.7.

Khi trùng ngưng 13,1 g axit ε-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư người ta thu được m gam polime và 1,44 g nước. Giá trị của m là

A. 10,41.                              B. 9,04.

C.11,02.                               D. 8,43.

Phương pháp giải:

-Tính số mol axit ε-aminocaproic

- Áp dụng công thức tính hiệu suất => số mol axit ε-aminocaproic phản ứng

-Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => khối lượng polime

Lời giải chi tiết:

\({n_{axit ε-aminocaproic}}= \dfrac{{13,1}}{{131}} = 0,1 \;mol\)

\({H_{PU}} = \dfrac{{{n_{LT}}}}{{{n_{TT}}}} = \dfrac{{{n_{LT}}}}{{0,1}} = 0,8\)

\({n_{LT}}\) = \(0,08\; mol\) => \({m_{axit ε-aminocaproic}}\)= \({131\times 0,08} = 10,48 \;g\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng 

 \({m_{axit ε-aminocaproic}}\) = \({m_{polime}}\)  +   \({m_{nước}}\)

=> \({m_{polime}}\) = \(9,04 \;g\)

=> Chọn B

soanvan.me