Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Quan sát hình vẽ hoặc mô hình bộ xương người và bộ xương thú, tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau:

Các phần so sánh

Bộ xương người

Bộ xương thú

- Tỉ lộ sọ / mặt

- Lồi cằm ở xương mặt

 

 

- Cột sống

- Lồng ngực

 

 

- Xương chậu

- Xương đùi

- Xương bàn chân

- Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân)

 

 

Lời giải chi tiết:

 
 
Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú

- Tỉ lệ sọ / mặt

- Lồi cằm ở xương mặt

- Lớn

- Phát triển

- Nhỏ

- Không có

- Cột sống

- Lồng ngực

- Cong ở 4 chỗ

- Nở sang 2 bên

- Cong hình cung

- Nở theo chiều lưng – bụng

- Xương chậu

- Xương đùi

- Xương bàn chân

- Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân)

- Nở rộng

- Phát triển – khỏe

- Xương ngón ngắn – bàn chân hình vòm

- Lớn, phát triển về phía sau

- Hẹp

- Bình thường

- Xương ngón dài – bàn chân phẳng

- Hẹp

Bài tập 2

Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là :

- Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

- Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

Bài tập 3

Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

Lời giải chi tiết:

Để xương và cơ phát triển cân đối, chúng ta cần:

- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.

- Tắm nắng tạo điều kiện cho tiền vitamin D chuyển hóa thành vitamin D để sử dụng trong quá trình tạo xương.

- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.

Bài tập 4

Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì?

Lời giải chi tiết:

Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý:

- Khi mang vác vật nặng, không nên vượt qua sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên.

- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, chống cong vẹo cột sống.

soanvan.me