Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 26.1.

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hoá trị là

A. 1e.                                     B. 2e.

C. 3e.                                    D. 4e.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về các kim loại kiềm thổ

Lời giải chi tiết:

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là 2 electron.

\( \to\) Chọn B.

Câu 26.2.

Chỉ dùng thêm thuốc thử nào cho dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch : H2SO4, BaCl2, Na2SO4 ?

A. Quỳ tím.                                

B. Bột kẽm.

C. Na2CO3.                            

D. Quỳ tím hoặc bột kẽm hoặc Na2CO3.

Phương pháp giải:

Thử với từng loại thuốc thử, thấy dùng quỳ tím, bột kẽm hoặc Na2CO3 đều nhận biết được 3 dung dịch H2SO4, BaCl2, Na2SO4

Lời giải chi tiết:

1. Dùng thuốc thử là quỳ tím

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: H2SO4

+ Không có hiện tượng: BaCl2, Na2SO4

- Cho dung dịch H2SO4 đã nhận biết được vào 2 dung dịch chưa nhận biết được

+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2

+ Không có hiện tượng: Na2SO4

H2SO4 + BaCl2 \( \to\) BaSO4 + 2HCl

2. Dùng thuốc thử là bột kẽm

+ Xuất hiện khí không màu thoát ra: H2SO4

Zn + H2SO4 \( \to\) ZnSO4 + H2

+ Không có hiện tượng: BaCl2, Na2SO4

- Cho dung dịch H2SO4 đã nhận biết được vào 2 dung dịch chưa nhận biết được

+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2

H2SO4 + BaCl2 \( \to\) BaSO4 + 2HCl

+ Không có hiện tượng: Na2SO4

3. Dùng thuốc thử là Na2CO3

+ Xuất hiện khí không màu thoát ra: H2SO4

Na2CO3 + H2SO4 \( \to\) Na2SO4 + CO2 + H2O

+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2

Na2CO3 + BaCl2 \( \to\) BaCO3 + 2NaCl

+ Không có hiện tượng: Na2SO4

\( \to\) Chọn D.

Câu 26.3.

Cho các chất : Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được ?

A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO

B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3

C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2

D. CaCO3 →Ca(OH)2 → Ca→ CaO

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất

Lời giải chi tiết:

2Ca + O2 \( \to\) 2CaO

CaO + H2O \( \to\) Ca(OH)2

Ca(OH)2 + Na2CO3 \( \to\) CaCO3 + 2NaOH

\( \to\) Chọn B

Câu 26.4.

Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ?

A. NaCl                     B. H2SO4

C. Na2CO3                 D. KNO3

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về nước cứng.

Lời giải chi tiết:

Để làm mềm nước cứng tạm thời, ta sử dụng Na2CO3

\( \to\) Chọn C.

Câu 26.5.

Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng ?

A. NO3-                                 B. SO4 2-

C. CIO4-                                D. PO4 3-

Phương pháp giải:

Để làm mềm nước cứng, ta loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ bằng cách tạo kết tủa với các ion này

Lời giải chi tiết:

Anion làm mềm nước cứng là \(PO_4^{3 - }\)

\( \to\) Chọn D.

Câu 26.6.

Trong một dung dịch có a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- , d mol \(HCO_3^ - \) . Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A. a + b = c + d.          B. 2a + 2b = c + d.

C. 3a + 3b = c + d       D. 2a + c = b + d

Phương pháp giải:

Áp dụng phương pháp bảo toàn điện tích

Lời giải chi tiết:

Áp dụng phương pháp bảo toàn điện tích: \(2{n_{C{a^{2 + }}}} + 2{n_{M{g^{2 + }}}} = {n_{C{l^ - }}} + {n_{HCO_3^ - }}\)

\( \to 2{\text{a}} + 2b = c + d\)

\( \to\) Chọn B.

soanvan.me