Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 38.4.

Cho 9,14 g hợp kim Cu, Mg và Al  tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí X và 2,54 g chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đktc) là

 A. 7,84 lít.         B. 5,6 lít                  

C. 5,8 lít            D. 6,2 lít.

Phương pháp giải:

Gọi số mol Cu, Mg và Al lần lượt là x, y và z mol

Lập phương trình khối lượng hợp kim

Lập phương trình quan hệ khối lượng Al và Mg

Lập phương trình khối lượng chất rắn sau phản ứng

Giải hệ phương trình suy ra số mol Mg, Cu, Al, từ đó tính số mol H2 và tính thể tích khí H2

Lời giải chi tiết:

Mg + 2HCl \( \to\) MgCl2 + H2

2Al + 6HCl \( \to\) 2AlCl3 + 3H2

Gọi số mol của Cu, Mg và Al lần lượt là x, y và z mol

\( \to\) 64x + 24y + 27z = 9,14 (1)

Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg

\( \to\) 27z = 4,5.24y (2)

Cho hợp kim tác dụng với HCl, có Cu không phản ứng

\( \to\) mCu = 64x = 2,54 (3)

Từ (1), (2) và (3) \( \to\) x = 0,04; y = 0,05; z = 0,2

Theo phương trình, \({n_{{H_2}}} = {n_{Mg}} + \dfrac{3}{2}{n_{Al}} = 0,05 + \frac{3}{2}.0,2 = 0,35\,\,mol \to {V_{{H_2}}} = 0,35.22,4 = 7,84\,\,lít\)

 \( \to\)Chọn A.

Câu 38.5.

Cho 19,2 g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là

A. 1,12 lít          B. 2,24 lít.              

C. 4,48 lít.           D. 3,36 lít.

Phương pháp giải:

So sánh số mol Cu và HNO3 suy ra chất dư và chất hết

Tính số mol NO theo chất hết, từ đó tính được thể tích khí

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& {n_{Cu}} = 0,3\,mol;\,\,\,\,{n_{HN{O_3}}} = 0,4\,mol \cr 
& 3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2NO + 4{H_2}O \cr 
& 0,15\,\,\,\,\,\,0,4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\left( {mol} \right) \cr} \)

⟹ Cu dư

\( \to\) Chọn B

soanvan.me