Câu hỏi 1 :

Oxit nào sau đây là oxit axit?

  • A P2O5   
  • B MgO.   
  • C CO.   
  • D CaO.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về oxit axit.

Lời giải chi tiết:

P2O5 là oxit axit

MgO, CaO là oxit bazo

CO là oxit trung tính

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Công thức hóa học của axit sunfuric là

  • A H2SO4.   
  • B H2S.   
  • C HCl.   
  • D H2SO3.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Công thức hóa học của axit sunfuric là H2SO4

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Sắt (II) clorua có công thức hóa học là

  • A FeCl3.   
  • B FeBr2.   
  • C FeCl2.   
  • D FeBr3.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Công thức hóa học của muối sắt (II) clorua là FeCl2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu điều chế trực tiếp rượu etylic?

  • A Etilen.   
  • B Metan.   
  • C Axetilen.   
  • D Etan.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế ancol etylic trong công nghiệp.

Lời giải chi tiết:

Từ etilen người ta có thể điều chế trực tiếp ra ancol etylic bằng một phản ứng:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Bột canxi cacbonat tan trong dung dịch nào sau đây?

  • A HCl.   
  • B NaOH.   
  • C KNO3.   
  • D NaCl.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của muối đã được học.

Lời giải chi tiết:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ?

  • A trên 25%.   
  • B 20%.   
  • C từ 2% - 5%.  
  • D từ 8% - 15%.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% - 5%.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Benzen không tác dụng được với chất nào sau đây?

  • A Khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng).    
  • B Khí Cl2 (có mặt bột Fe, đun nóng).
  • C Br2 (trong dung môi nước).    
  • D Khí O2 (đun nóng).

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của benzen.

Lời giải chi tiết:

Benzen không phản ứng được Br2 ở trong dung dịch, chỉ phản ứng với Br2 khi có mặt xúc tác là bột Fe.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

  • A CaCO3.   
  • B Na2CO3.   
  • C KNO3.   
  • D KClO3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy.

Lời giải chi tiết:

Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy. Do đó, Na2CO3 không bị nhiệt phân.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Dung dịch nào sau đây phản ứng với sắt nguyên chất?

  • A Cu(NO3)2.       
  • B H2SO4 đặc, nguội.
  • C MgCl2.       
  • D FeSO4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ghi nhớ tính chất hóa học của Fe:

  + tác dụng với phi kim

  + tác dụng với dd axit

  + tác dụng với dd muối của kim loại đứng sau Fe trong dãy điện hóa

Lời giải chi tiết:

Cu(NO3)2 + Fe → FeSO4 + Cu↓

Chú ý:

Fe thụ động với H2SO4 đặc nguội

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Axetilen có công thức cấu tạo là

  • A CHBr = CHBr.      
  • B CH2 = CH2.
  • C CH ≡ CH.       
  • D CH3- CH3.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Công thức cấu tạo của axetilen là: CH ≡ CH

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho các nguyên tố thuộc nhóm VII: clo, iot, flo, brom. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là?

  • A clo.    
  • B flo.    
  • C brom.   
  • D iot.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ghi nhớ trong một nhóm A đi từ trên xuống dưới, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần

Lời giải chi tiết:

Nhóm VIIA: đi từ trên xuống dưới tính phi kim giảm dần theo thứ tự: flo > clo > brom > iot

Vậy flo có tính phi kim mạnh nhất

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Lưu huỳnh tác dụng với chất nào sau đây tạo ra sản phẩm là muối?

  • A Sắt.   
  • B Oxi.   
  • C Hiđro.   
  • D Flo

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A. S + Fe FeS (muối sắt(II) sunfua)

B. S + O2 SO2 (oxit axit)

C. S + H2 H2S (khí, tan trong nước tạo ra dd axit)

D. S + F2 SF6

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Khí nào sau đây màu vàng lục?

  • A Hiđro.   
  • B Clo.   
  • C Cacbon đioxit.  
  • D Oxi

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khí clo có màu vàng lục

Khí hidro, cacbon đioxit, oxi là các khí không màu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Loại than nào sau đây có tính chất hấp thụ cao, được dùng để chế tạo mặt nạ phòng độc?

  • A Than cốc.  
  • B Than chì.   
  • C Than hoạt tính.  
  • D Than mỡ.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Than hoạt tính có khả năng hấp thụ cao nên được dùng làm mặt nạ phòng độc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A Kim loại Ag có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
  • B Kim loại Al không phản ứng với dung dịch NaCl.
  • C Kim loại Na phản ứng mạnh với H2O.
  • D Kim loại Cu không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A. sai vì Ag là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dd H2SO4 loãng

B. đúng

C. đúng 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

D. đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

  • A Protein.   
  • B Glucozơ.   
  • C Chất béo.   
  • D Tinh bột.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Protein, chất béo, tinh bột đều bị thủy phân

Glucozo thì không bị thủy phân

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ?

  • A CH4.   
  • B CaCO3.   
  • C CH3COOH.  
  • D C2H5OH.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ghi nhớ định nghĩa hợp chất hữu cơ: là hợp chất của C trừ CO2, muối cacbonat, muối cacbua của kim loại, HCN…

Lời giải chi tiết:

CaCO3 là muối canxi cacbonat => không phải là hợp chất hữu cơ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không tan trong nước?

  • A Axit axetic.  
  • B Rượu etylic.
  • C Benzen.   
  • D Glucozơ.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

CH3COOH, C2H5OH, glucozo (C6H12O6) đều tan trong nước ở điều kiện thường

Benzen (C6H6) thì không tan trong nước ở đk thường

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom?

  • A C2H4.   
  • B C6H6 (benzen).  
  • C CH4.   
  • D C2H5OH.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

C2H4 có làm mất màu dd nước brom theo phương trình:C2H4 + Br2 → C2H4Br2

C6H6 ; CH4; C2H5OH không làm mất màu dd nước Br2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Axit axetic và rượu etylic đều phản ứng với

  • A dung dịch NaOH.      
  • B dung dịch nước brom.
  • C dung dịch HCl.      
  • D kim loại Na.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

CH3COOH và C2H5OH cùng phản ứng với Na theo phương trình sau:

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Chất nào sau đây tan trong dung dịch HCl?

  • A Mg(OH)2.   
  • B AgCl.  
  • C BaSO4.   
  • D Cu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Ghi nhớ tính chất hóa học của axit HCl

+ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

+ tác dụng với bazo, oxit bazo

+ tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa

+ tác dụng với muối (điều kiện tạo ra muối mới không tan trong axit hoặc axit tạo thành yếu hơn axit phản ứng)

Lời giải chi tiết:

A. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O

B. AgCl không tan trong HCl

C. BaSO4 không tan trong HCl

D. Cu là kim loại đứng sau H nên không phản ứng được với HCl

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Hỗn hợp khí X gồm: O2, Cl2, CO2, SO2. Dẫn X từ từ vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Chất khí thoát ra khỏi dung dịch là

  • A Cl2.   
  • B CO2.   
  • C SO2.   
  • D O2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Khí nào không phản ứng được với dd Ca(OH)2 sẽ thoát ra ngoài

Lời giải chi tiết:

Khí thoát ra khỏi dung dịch là O2 vì O2 không phản ứng với dd Ca(OH)2.

Cl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + CaOCl + H2O

CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3↓ + H2O

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng cộng?

  • A CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl.    
  • B C6H6 + Br2  C6H5Br + HBr.
  • C 2C2H2 + 5O2  4CO2 + 2H2O.   
  • D CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phản ứng cộng là: CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Chất nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazơ tương ứng?

  • A CO2.   
  • B CaO.   
  • C SO2.   
  • D O2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ghi nhớ một số bazo phản ứng được với nước ở điều kiện thường: K2O, Na2O, CaO, BaO, …

Lời giải chi tiết:

Ở điều kiện thường, CaO có khả năng phản ứng với nước để tạo dung dịch bazo tương ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Thể tích (đktc) khí oxi tối thiểu cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít (đktc) khí metan là

  • A 22,4 lít.   
  • B 11,2 lít.   
  • C 33,6 lít.   
  • D 44,8 lít.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

nCH4 = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol

CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O

0,5 → 1                                      (mol)

=> VO2 = 1.22,4 = 22,4 lít

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X:

Công thức hóa học của Y là

  • A HCl.   
  • B Cl2.    
  • C O2.    
  • D SO2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Nguyên tắc thu khí bằng phương pháp đẩy nước là khí đó hầu như không tan trong nước và không phản ứng với nước.

Lời giải chi tiết:

HCl tan trong nước => loại A

Cl2 tác dụng với nước theo PTHH: Cl2 + H2O \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) HCl + HClO => loại B

O2 là khí hầu như không tan trong nước và phản ứng với nước.

SO2 tác dụng với nước theo PTHH: SO2 + H2O \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) H2SO3 => loại D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Trộn 100 gam dung dịch NaOH 10% với 150 gam dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch X. Trong X chứa chất tan Y, chất Y làm đổi màu quỳ tím (ẩm). Nồng độ phần trăm của Y trong dung dịch X là

  • A 7,3%.   
  • B 0,73%.   
  • C 1,46%.   
  • D 2,19%.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

mNaOH = 100.(10/100) = 10 gam => nNaOH = 10 : 40 = 0,25 mol

mHCl = 150.(7,3/100) = 10,95 gam => nHCl = 10,95 : 36,5 = 0,3 mol

PTHH: HCl + NaOH → NaCl + H2O

PT:          1          1                               (mol)

ĐB:       0,3       0,25                            (mol)

PU:       0,25      0,25                            (mol)

Sau:      0,05         0

Chất sau phản ứng có khả năng làm đổi màu quỳ tím là HCl: nHCl dư = 0,05 mol

=> mHCl dư = 0,05.36,5 = 1,825 gam

m dd sau pu = m dd NaOH + mdd HCl = 100 + 150 = 250 gam

Nồng độ phần trăm: \(C{\% _{HCl}} = \frac{{1,825}}{{250}}.100\%  = 0,73\% \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H4 và C2H2 tác dụng với dung dịch nước brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 6,08 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của C2H4 có trong X là

  • A 48%.   
  • B 52%.   
  • C 40%.   
  • D 60%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đặt số mol của C2H4 và C2H2 lần lượt là a và b (mol)

- Số mol hỗn hợp: a + b = 0,025 (1)

- Tác dụng với Br2:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

   a         a

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

    b         2b

Số mol Br2: a + 2b = 0,038 (2)

Giải hệ phương trình tìm được a và b từ đó tính được phần trăm thể tích của C2H4 trong hỗn hợp.

Lời giải chi tiết:

nX = 0,56 : 22,4 = 0,025 mol; nBr2 = 6,08 : 160 = 0,038 mol

Đặt số mol của C2H4 và C2H2 lần lượt là a và b (mol)

- Số mol hỗn hợp: a + b = 0,025 (1)

- Tác dụng với Br2:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

   a         a

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

    b         2b

Số mol Br2: a + 2b = 0,038 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,025\\a + 2b = 0,038\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,012\\b = 0,013\end{array} \right.\)

=> \(\% {V_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{0,012}}{{0,025}}.100\%  = 48\% \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 2M, thu được dung dịch chỉ có muối trung hòa. Giá trị của V là

  • A 250.   
  • B 400.   
  • C 500.   
  • D 125.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

nNaOH = CM.V = 1.0,5 = 0,5 mol

PTHH: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

                0,5 →   0,25                             (mol)

V dd H2SO4 = n : CM = 0,25 : 2 = 0,125 lít = 125 ml

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho metan tác dụng với khí clo theo tỉ lệ mol là 1 : 1, có sánh sáng, thu được sản phẩm hữu cơ là

  • A CH3Cl.   
  • B CH2Cl2.   
  • C CHCl3.   
  • D CCl4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết phản ứng thế của CH4 và Cl2 theo tỉ lệ 1:1.

Lời giải chi tiết:

PTHH: CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Cho một lá đồng (dư) vào 100 ml dung dịch AgNO3 nồng độ x mol/l. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam so với ban đầu. Giải thiết toàn bộ lượng Ag tạo ra bám hết vào lá đồng. Giá trị của x là

  • A 0,2.    
  • B 0,3.    
  • C 0,4.    
  • D 0,5.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tăng giảm khối lượng.

Lời giải chi tiết:

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

PT:         1            2              1            2    (mol) → m thanh Cu tăng = 2.108 – 64 = 152 gam

ĐB:                    0,02                                        ←  m thanh Cu tăng = 1,52 gam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Cho 23 gam rượu etylic tác dụng với axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng, hiệu suất phản ứng este hóa đạt 60%). Khối lượng etyl axetat (tính theo rượu etylic) thu được là

  • A 26,4 gam.   
  • B 30,8 gam.   
  • C 44,0 gam.   
  • D 32,1 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết PTHH và tính toán theo PTHH.

Công thức hiệu suất: \(H = \frac{{{m_{TT}}}}{{{m_{LT}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết:

nC2H5OH = 23 : 46 = 0,5 mol

PTHH: C2H5OH + CH3COOH  CH3COOC2H5 + H2O

                 0,5                                →                   0,5                     (mol)

mCH3COOC2H5(LT) = 0,5.88 = 44 gam

Do phản ứng chỉ đạt 60% nên lượng este thực tế thu được là: 44.60% = 26,4 gam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Để hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit của kim loại M (hóa trị II) cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4 0,6M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối MSO4 tương ứng. Công thức của oxit kim loại đã dùng là

  • A MgO.   
  • B CaO.   
  • C CuO.   
  • D BaO.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đặt công thức của oxit kim loại là MO. Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

Đặt công thức của oxit kim loại là MO.

nH2SO4 = CM.V = 0,1.0,6 = 0,06 mol

PTHH: MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

           0,06 ← 0,06                               (mol)

MMO = mMO : nMO = 2,4 ; 0,06 = 40 => M = 40 – 16 = 24

Vậy M là Magie. Công thức của oxit là MgO

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột ở nhiệt độ thường, sẽ thấy xuất hiện

  • A màu hồng.   
  • B màu xanh.   
  • C màu đỏ.   
  • D màu vàng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

I2 có khả năng tạo hợp chất màu xanh tím với hồ tinh bột nên được dùng để nhận biết hồ tinh bột.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Cho 2,06 gam hỗn hợp X gồm MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 336 ml (đktc) khí CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của MgO và MgCO3 trong X lần lượt là

  • A 38,83% và 61,17%.
  • B 29,13% và 70,87%.
  • C 70,8% và 29,13%.  
  • D 61,17% và 38,83%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

nCO2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol

PTHH:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2

0,015                        ←                0,015 (mol)

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

mMgO = m hỗn hợp – mMgCO3 = 2,06 – 0,015.84 = 0,8 gam

\( \to \left\{ \begin{array}{l}\% {m_{MgO}} = \frac{{0,8}}{{2,06}}.100\%  = 38,83\% \\\% {m_{MgC{O_3}}} = 100\%  - 38,83\%  = 61,16\% \end{array} \right.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Cho Na2O vào dung dịch muối X, thu được kết tủa màu trắng. Muối X là chất nào sau đây?

  • A NaCl không phản ứng với NaOH
  • B FeCl3 tác dụng với NaOH sinh ta kết tủa màu nâu đỏ: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
  • C CuCl2 tác dụng với NaOH sinh ra kết tủa màu xanh lam: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
  • D MgCl2 tác dụng với NaOH sinh ra kết tủa màu trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Khi cho Na2O vào nước có phản ứng sau: Na2O + H2O → NaOH

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Hấp thụ hết V lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2, thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A 2,24.   
  • B 1,68.   
  • C 1,12 hoặc 2,24.  
  • D 1,12 hoặc 3,36.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xét 2 trường hợp:

*TH1: Ca(OH)2 dư, CO2 hết, kết tủa chưa bị hòa tan.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

*TH2: Tạo kết tủa, kết tủa bị hòa tan 1 phần

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Lời giải chi tiết:

nCa(OH)2 = 0,1 mol; nCaCO3 = 5 : 100 = 0,05 mol

*TH1: Ca(OH)2 dư, CO2 hết, kết tủa chưa bị hòa tan.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,05 ←                   0,05                   (mol)

=> VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

*TH2: Tạo kết tủa, kết tủa bị hòa tan 1 phần

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,1 ←    0,1       →  0,1                    (mol)

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,05     → 0,05                                      (mol)

=> nCO2 = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol

=> VCO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Cho 0,6 gam bột Mg tác dụng với 100 ml dung dịch chứa AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,25M, khuấy đều, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A 1,60.   
  • B 3,12.   
  • C 3,24.   
  • D 6,40.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH. Quy tắc: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của nó.

Lời giải chi tiết:

nMg = 0,6 : 24 = 0,025 mol; nAgNO3 = 0,2.0,1 = 0,02 mol; nCu(NO3)2 = 0,25.0,1 = 0,025 mol

PTHH: Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

          0,01 ← 0,02                     →     0,02 (mol)

           Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu

         0,015 → 0,015 →                        0,015 (mol)

=> m chất rắn = mAg + mCu = 0,02.108 + 0,015.64 = 3,12 gam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch NH3, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch X (chứa một chất tan) vào ống nghiệm rồi đặt vào cốc nước nóng. Sau một thời gian, có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm. Dung dịch X chứa chất tan nào sau đây?

  • A Rượu etylic.
  • B Axit axetic.  
  • C Saccarozo.   
  • D Glucozo.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm sau phản ứng thu được bạc => dd X phải có phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo thành Ag

C6H12O6 (dd) + Ag2O*(dd) C6H12O7(dd) + 2Ag↓

Glucozơ                                                Axit gluconic

Ag2O* chính là dung dịch phức bạc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Đốt cháy hoàn toàn 5 gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O), dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc, dư, khối lượng bình tăng thêm 5,4 gam. Thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong X là

  • A 8%.   
  • B 10%.   
  • C 11%.   
  • D 12%.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đốt cháy hợp chất hữu cơ, chứa C, H, O ta luôn thu được H2O và CO2.

Hấp thu sản phẩm qua dd H2SO4 đặc, dư thì H2O sẽ bị hấp thụ

=> mbình tăng = mH2O = 5,4 (g)

=> nH2O = mH2O : MH2O = ? (mol)

Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = ? (mol)

Phần trăm khối lượng của hiđro là: \(\% H = \frac{{{m_H}}}{{{m_X}}}.100\%  = ?\)

Lời giải chi tiết:

Đốt cháy hợp chất hữu cơ, chứa C, H, O ta luôn thu được H2O và CO2.

Hấp thu sản phẩm qua dd H2SO4 đặc, dư thì H2O sẽ bị hấp thụ

=> mbình tăng = mH2O = 5,4 (g)

=> nH2O = 5,4 : 18 = 0,3 (mol)

Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 2.0,3 = 0,6 (mol)

Phần trăm khối lượng của hiđro là: \(\% H = \frac{{{m_H}}}{{{m_X}}}.100\%  = \frac{{0,6}}{5}.100\%  = 12\,\% \)

Đáp án - Lời giải