Câu hỏi 1 :
Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng tháng hai 1905 – 1907 là gì?
- A Chế độ Cộng hoà.
- B Chế độ dân chủ.
- C Chế độ quân chủ chuyên chế.
- D Chế độ quân chủ lập hiến
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 50.
Lời giải chi tiết:
Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng tháng hai 1905 – 1907 là chế độ Cộng hoà.
Câu hỏi 2 :
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) do
- A Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
- B mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
- C sự hiểu nhầm của đế quốc Đức.
- D chính sách trung lập của Mĩ.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ phương án.
Lời giải chi tiết:
A loại vì đó là duyên cơ của chiến tranh thế giới thứ nhất.
B chọn vì cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa thư bản đã làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Các nước đế quốc trẻ có nền kinh tế mạnh mẽ nhưng ít thuộc địa còn các nước Anh, Pháp lại nhiều thuộc địa. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi.
C, D loại vì đây không phải là nguyên nhân bao trùm có tính quyết định.
Câu hỏi 3 :
Những bản giao hưởng nổi tiếng số 3, số 5, số 9 của nhà soạn nhạc
- A Mô – da.
- B Bet – tô – ven.
- C Trai – cốp – xki.
- D Sô – panh.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 37.
Lời giải chi tiết:
Những bản giao hưởng nổi tiếng số 3, số 5, số 9 của nhà soạn nhạc Bet – tô – ven.
Câu hỏi 4 :
Hiến pháp năm 1898 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ nào?
- A Dân chủ cộng hoà.
- B Dân chủ đại nghị.
- C Cộng hoà tư sản.
- D Quân chủ lập hiến.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 6.
Lời giải chi tiết:
Hiến pháp năm 1898 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ quân chủ lập hiến.
Câu hỏi 5 :
Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?
- A Chia đôi xứ Benga.
- B Về chế độ thuế khoá.
- C Thống nhất xứ Benga.
- D Giáo dục.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 11.
Lời giải chi tiết:
Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Benga đối với Ấn Độ.
Câu hỏi 6 :
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Vec – xai (nước Pháp) nhằm
- A kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.
- B bàn cách đối phó chống lại Liên Xô.
- C bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở châu Âu.
- D bàn cách hợp tác về quân sự.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 59.
Lời giải chi tiết:
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Vec – xai (nước Pháp) nhằm kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.
Câu hỏi 7 :
Tư tưởng “Triết học ánh sáng” thế kỉ XVII – XVIII có tác dụng gì?
- A Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.
- B Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.
- C Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.
- D Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 38.
Lời giải chi tiết:
Tư tưởng “Triết học ánh sáng” thế kỉ XVII – XVIII có tác dụng dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.
Câu hỏi 8 :
Tính chất của cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905)?
- A Chiến tranh giải phóng dân tộc.
- B Chiến tranh phong kiến.
- C Chiến tranh đế quốc.
- D Chiến tranh chính nghĩa.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phân tích kết quả của chiến tranh Nga – Nhật để rút ta tính chất.
Lời giải chi tiết:
Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kin tế ⟹ Đây là một cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.
Câu hỏi 9 :
Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục?
- A Mở rộng hệ thống trường học.
- B Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.
- C Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.
- D Chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục vì khoa học – kĩ thuật vì đây là một trong số những yếu tố quan trọng hành đầu cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Câu hỏi 10 :
Hậu nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
- A hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
- B nhiều người bị phá sản.
- C sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới hai.
- D lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Hậu nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới hai vì cuộc khủng hoảng đã làm các nước tư bản chao đảo, bên cạnh những nước nhưng Anh, Pháp, Mĩ lựa chọn cải cách, phát triển kinh tế thì Đức, Nhật và Ý lựa chọn con đường phát xít hoá bộ máy nhà nước. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít mang đến nhiều nguy cơ trong đó nguy hiểm nhất là sự xuất hiện của chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc nhất trong lịch sử loài người, ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các nước trên thế giới.
Câu hỏi 11 :
Theo nội dung Hiệp ước Hácmăng, Trung Kì được quản lí như thế nào?
- A Là xứ thuộc địa của Pháp.
- B Là vùng đất giao cho triều đình quản lí.
- C Là xứ bảo hộ của Pháp.
- D Là vùng đất vẫn giữ được độc lập.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 122.
Lời giải chi tiết:
Theo nội dung Hiệp ước Hácmăng, Trung Kì là vùng đất giao cho triều đình quản lí.
Câu hỏi 12 :
Nguyên nhân chính Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam giữa TK XIX?
- A Truyền đạo Thiên chúa.
- B Mở rộng thị trường, thuộc địa.
- C Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây sơn.
- D Khai hoá văn minh cho Việt Nam.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Giữa thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành xong cách mạng tư sản, đang chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vì vậy nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, thuộc địa trở nên cấp thiết. Để mở rộng thị trường, tìm kiếm nguyên liệu, nhân công Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi 13 :
Nguyễn Thiện Thuật là lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nào?
- A Ba Đình.
- B Yên Thế
- C Bãi Sậy.
- D Hương Khê.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 129.
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Thiện Thuật là lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu hỏi 14 :
Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc lần thứ nhất (1873)?
- A Trả thù cho Gác-ni-ê.
- B Đàn áp phong trào phản đối Hiệp ước 1874 của nhân dân.
- C Giải quyết vụ Đuy puy.
- D Vu các triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 117.
Lời giải chi tiết:
Thực dân Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy puy để đem quân ra Bắc lần thứ nhất (1873).
Câu hỏi 15 :
Nguyên nhân khách quan nào khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?
- A Triều đình không được nhân dân ủng hộ.
- B Pháp còn mạnh, tăng cường mở rộng xâm lược và đàn áp.
- C Chưa có đường lối đúng đắn.
- D Triều đình không kiên quyết chống giặc.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ đáp án.
Lời giải chi tiết:
A, C, D loại vì ba phương án trên là nguyên nhân chủ quan dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 – 1884) thất bại.
B chọn vì tương quan lực lượng giữa ta và Pháp lúc bấy giờ còn nhiều chênh lệch, kẻ thù mà ta phải đối mặt còn mạnh, thiện chiến, được trang bị đầy đủ phương tiện chiến tranh hiện đại.
Câu hỏi 16 :
Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí bản hiệp ước Giáp Tuất 1874?
- A Pháp thất bại trong việc đánh thành Hà Nội.
- B Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
- C Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.
- D Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất làm cho nhân dân ta rất phấn khởi nhưng lại làm cho Pháp hoang mang lo sợ. Vì vậy, Pháp phải tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí bản Hiệp Uớc giáp Tuất 1874
Câu hỏi 17 :
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
- A Phát triển nhanh.
- B Phát triển rất nhanh.
- C Không phát triển.
- D Có bước phát triển hơn trước.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp khiến phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào Việt Nam, nền kinh tế có bước phát triển hơn trước nhưng mang tính cục bộ và lệ thuộc vào Pháp.
Câu hỏi 18 :
Sau khi ký các Hiệp ước 1883, 1884, thực dân Pháp đã thực hiện hành động nào tiếp theo?
- A Tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến trong triều đình Huế.
- B Tăng cường lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp.
- C Đàn áp và dập tắt mọi cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
- D Xúc tiến thiết lập bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc Kì và Trung Kì.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 124.
Lời giải chi tiết:
Sau khi ký các Hiệp ước 1883, 1884, thực dân Pháp đã xúc tiến thiết lập bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc Kì và Trung Kì.
Câu hỏi 19 :
Mục tiêu của phong trào Cần Vương?
- A Đánh đuổi Pháp, giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến.
- B Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- C Đánh Pháp, thiết lập chế độ dân chủ tư sản.
- D Lật đổ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Suy luận, lựa chọn phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
A chọn vì mục tiêu của phong trào Cần Vương là đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
B, C, D loại vì thiết lập chế độ dân chủ tư sản không phải là mục tiêu của phong trào Cần Vương.
Câu hỏi 20 :
Nội dung nào không đúng khi nói về việc Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858?
- A Đà Nẵng là nơi có nhiều giáo dân.
- B Đà Nẵng là vựa lúa của triều đình Huế.
- C Đà Nẵng có cảng biển nước sâu.
- D Chiếm Đà nẵng rồi tấn công ra Huế, buộc nhà nguyên đầu hàng.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ phương án.
Lời giải chi tiết:
A, C, D loại vì ba phương án trên là lý do Pháp lựa chọn Đàn Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858.
B chọn vì Đà Nẵng không phải là vựa lúa của triều đình Nguyễn.