Câu hỏi 1 :
Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc chiến giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì
- A nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại có ít thị trường và thuộc địa.
- B nước Đức có tiềm lực quân đội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ.
- C giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắc các đế quốc khác.
- D nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Âu.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Đức vươn lên mạnh mẽm trở thành cường quốc công nghiệp có tiềm lực về kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thị trường và thuộc địa hơn các nước như Anh, Pháp. Chính vì vậy, Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc chiến giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Câu hỏi 2 :
Ý nào không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911?
- A Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- B Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc.
- C Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- D Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ phương án.
Lời giải chi tiết:
A, C, D loại vì ba phương án trên là ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi 1911.
B chọn vì cách mạng Tân Hợi không động chạm đến các nước đế quốc nên chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc là không chính xác. Và đây cũng là điểm hạn chế của cách mạng Tân Hợi.
Câu hỏi 3 :
Các công ty độc quyền ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã
- A chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn tài chính.
- B chi phối nền kinh tế.
- C lũng đoạn về chính trị.
- D làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 6.
Lời giải chi tiết:
Các công ty độc quyền ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn tài chính.
Câu hỏi 4 :
Tại sao nói cải cách của Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
- A Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
- B Nông dân được phép mua bán ruộng đất.
- C Chưa xoá bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
- D Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ phương án.
Lời giải chi tiết:
A chọn vì theo cải cách Minh Trị, chế độ phong kiến vẫn chưa được thủ tiêu triệt để, tầng lớp quý tộc tư sản hoá đóng vai trò quan trọng nhất nên giai cấp tư sản chưa thật sự có thực quyền.
B, C, D loại vì đây là những nội dung đã được quy định trong cải cách Duy tân Minh Trị.
Câu hỏi 5 :
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là
- A chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
- B chủ nghĩa đế quốc thực dân.
- C chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
- D chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 7.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu hỏi 6 :
Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là
- A thành lập Trung Hoa Dân quốc.
- B đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo.
- C công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân.
- D buộc các nước đế quốc phải xoá bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 16.
Lời giải chi tiết:
Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là thành lập Trung Hoa Dân quốc.
Câu hỏi 7 :
Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường nào?
- A Đấu tranh ôn hoà.
- B Đấu tranh bạo đồng.
- C Dân chủ tư sản.
- D Cách mạng vô sản.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 16.
Lời giải chi tiết:
Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản.
Câu hỏi 8 :
Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì
- A mâu thuẫn trong chiến sách đối ngoại.
- B chiến lược phát triển kinh tế.
- C vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới.
- D vấn đề thuộc địa.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 31.
Lời giải chi tiết:
Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì vấn đề thuộc địa.
Câu hỏi 9 :
Duyên cơ nào dẫn tới bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A Vua Vin – hem II của Đức bị người Pháp tấn công.
- B Phe Hiệp ước thành lập.
- C Thái tử Áo – Hung bị một người Xec – bị ám sát.
- D Nga tấn công vào Đông Phổ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 32.
Lời giải chi tiết:
Thái tử Áo – Hung bị một người Xec – bị ám sát là duyên cơ đưa đến sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu hỏi 10 :
Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của
- A Giai cấp nông dân Trung Quốc.
- B Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.
- C Liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc.
- D Giai cấp vô sản Trung Quốc.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 15.
Lời giải chi tiết:
Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.
Câu hỏi 11 :
Ai là người giương cao ngọn cờ “Bình Tây đại nguyên soái” chống Pháp xâm lược?
- A Trương Quyền.
- B Trương Định.
- C Nguyễn Trung Trực.
- D Đội Cấn.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 113.
Lời giải chi tiết:
Trương Định là người giương cao ngọn cờ “Bình Tây đại nguyên soái” chống Pháp xâm lược.
Câu hỏi 12 :
Ngay sau thất bại trong việc đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển quân đánh chiếm
- A Bắc Kì lần thứ nhất.
- B Kinh thành Huế.
- C Gia Định.
- D thành Hà Nội.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 109.
Lời giải chi tiết:
Ngay sau thất bại trong việc đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển quân đánh chiếm Gia Định.
Câu hỏi 13 :
Sự kiện nào đánh dấu quân Pháp chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
- A Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- B Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết.
- C Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
- D Liên quân Pháp -Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 108.
Lời giải chi tiết:
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà đánh dấu quân Pháp chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi 14 :
Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có ý nghĩa gì?
- A Làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức.
- B Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
- C Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh.
- D Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 97 - 98.
Lời giải chi tiết:
Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có ý nghĩa tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
Câu hỏi 15 :
: Nội dung nào sau đây diễn ra trong thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945)?
- A Phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới.
- B Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Xô và Mĩ kết thúc.
- C Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và ngày càng phát triển.
- D Hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 31.
Lời giải chi tiết:
A chọn vì trong thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới như xuất hiện chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á hay sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B loại vì năm 1989 Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mĩ mới kết thúc.
C loại vì những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế Toàn cầu hoá mới xuất hiện.
D loại vì những năm 90 của thế kỉ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu với bị sụp đổ.
Câu hỏi 16 :
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước
- A Đức, Liên Xô, Anh. B. Đức, Italia, Nhật Bản.
- C Italia, Hunggari, Áo. D. Mĩ, Liên Xô, Anh.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 90.
Lời giải chi tiết:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước
Đức, Italia, Nhật Bản.
Câu hỏi 17 :
Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) chấm dứt?
- A Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.
- B Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
- C Liên Xô đánh bại quân chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
- D Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 101.
Lời giải chi tiết:
Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) chấm dứt.
Câu hỏi 18 :
Sau thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch
- A “đánh chắc, tiến chắc”.
- B “chinh phục từng gói nhỏ”.
- C “đánh lâu dài”.
- D “chinh phục từng địa phương”.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 110.
Lời giải chi tiết:
Sau thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Câu hỏi 19 :
Một trong những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) là
- A Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và xã hội chủ nghĩa.
- B chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.
- C chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới.
- D trật tự thế giới hai cực Ianta từng bước xói mòn và sụp đổ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ đáp án.
Lời giải chi tiết:
A loại vì giai đoạn này Chiến tranh lạnh không phải nội dung chính.
B loại vì những năm 90 của thế kỉ XX chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và châu Âu.
C chọn vì năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, chủ nghĩa xã hội được xác lập ở Nga, đây là quốc gia theo đầu tiên trên thế giới đồng thời sự kiện này cũng làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
D loại vì năm 1945, trận tự hai cực Ianta mới xuất hiện.
Câu hỏi 20 :
Ý nào phản ánh không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896)?
- A Lãnh đạo tài giỏi.
- B Quy mô lan rộng khắp 4 tỉnh Bắc, Trung Kì.
- C Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.
- D Có nhiều trận đánh nổi tiếng.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 131.
Lời giải chi tiết:
Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo phản ánh không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896). Vì lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng.