Câu hỏi 1 :
Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại là
- A cách mạng tư sản Hà Lan.
- B cách mạng tư sản Anh.
- C cách mạng tư sản Pháp.
- D cách mạng tư sản Đức.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 8, trang 4.
Lời giải chi tiết:
Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
Câu hỏi 2 :
Trong các cuộc cách mạng tư sản châu Âu, cuộc cách mạng triệt để nhất là
- A cách mạng tư sản Anh.
- B cách mạng tư sản Đức.
- C cách mạng tư sản Pháp.
- D cách mạng tư sản Hà Lan.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Cách mạng tư sản Pháp được xem là cuộc cách mạng triệt để nhất vì:
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xoá bỏ những thành tích phong kiến.
⟹ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Đáp ứng được nhiều yêu cầu của quần chúng nhân dân: giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, xoá bỏ những cản trở đối với công thương nghiệp, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
Câu hỏi 3 :
Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi – pay (Ấn Độ) tồn tại trong thời gian nào?
- A Từ năm 1857 đến năm 1858
- B Từ năm 1858 đến năm 1859
- C Từ năm 1857 đến năm 1859
- D Từ năm 1856 đến năm 1858
Đáp án: C
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 8, trang 57.
Lời giải chi tiết:
Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi – pay (Ấn Độ) tồn tại trong thời gian từ năm 1857 đến năm 1859.
Câu hỏi 4 :
Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A 1914 - 1915.
- B 1814 - 1918.
- C 1914 - 1919.
- D 1914 - 1917.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 8, trang 70.
Lời giải chi tiết:
Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là 1914 – 1918.
Câu hỏi 5 :
“Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh nửa đầu thế kỉ XX của công nhân nước nào?
- A Nước Anh.
- B Nước Pháp.
- C Nước Đức.
- D Nước Mĩ.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ
Lời giải chi tiết:
“Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!” là khẩu hiệu đấu tranh nửa đầu thế kỉ XX của công nhân nước Pháp.
Câu hỏi 6 :
Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên những lĩnh vực nào?
- A Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, quân sự.
- B Kinh tế, chính trị, xã hội.
- C Kinh tế, chính trị, văn hoá.
- D Văn hoá, giáo dục, quân sự.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 8, trang 67.
Lời giải chi tiết:
Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên những lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, quân sự.
Câu hỏi 7 :
Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội
- A chiếm hữu nô lệ.
- B phong kiến.
- C nguyên thuỷ.
- D tư bản chủ nghĩa.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 8, trang 22.
Lời giải chi tiết:
Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Câu hỏi 8 :
Vì sao hai khối tư bản mâu thuẫn nhau?
- A Vì sự phát triển không đều của các nước
- B Vì mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa
- C Vì sự thù địch nhau sau thế chiến I
- D Vì mâu thuẫn giữa nước “già” và “trẻ”
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 8, trang 70.
Lời giải chi tiết:
Hai khối tư bản mâu thuẫn vì vấn đề thị trường và thuộc địa.
Câu hỏi 9 :
Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian về những thành tựu của cách mạng công nghiệp Anh từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
1. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
2. Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy Gien – ni.
3. Ac-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- A 1 – 2 – 3
- B 2 – 3 – 1
- C 2 – 1 – 3
- D 3 – 2 – 1
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 8, trang 4
Lời giải chi tiết:
2. Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy Gien – ni (1764)
3. Ac-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước (1769)
1. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước (1784)
Câu hỏi 10 :
Nhà khoa học nào đã nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”?
- A A – tôn – xtoi.
- B A – Nô – ben.
- C M – Sô – lô – khốp.
- D A – Anh – xtanh.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 8, trang 110.
Lời giải chi tiết:
Nhà khoa học Nô – ben đã nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.
Câu hỏi 11 :
Nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là:
- A Thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc khác cùng đánh chiếm Việt Nam.
- B Nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp.
- C Đất nước Việt Nam ta nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp.
- D Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phân tích, đánh giá,
Lời giải chi tiết:
- Ngay từ khi Pháp đặt chân đến xâm lược nước ta, nhân dân đã luôn đấu tranh mạnh mẽ chống Pháp, cản bước tiến xâm lược của chúng.
- Tuy nhiên, từ năm 1862, tư tưởng chủ hòa trong triều đình làm cho lòng người li tán. Triều Nguyễn đã lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước – đánh dấu quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp. Sự nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh ấy của triều đình là nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta vào tình trạng nước thuộc địa.
Câu hỏi 12 :
Quân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận một cách dễ dàng vì lí do nào dưới đây?
- A Quân đội triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ.
- B Triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến.
- C Một số toán nghĩa binh nổi dậy kháng chiến nhưng còn nhỏ lẻ.
- D Tất cả các yếu tố trên.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
sgk trang 120, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận dễ dàng trong vòng 1 tháng do:
- Quân đội triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ.
- Triều đình không đoàn kết, tổ chức nhân dân kháng chiến, không biết dựa vào sức mạnh của nhân dân.
- Mặc dù có một số toán nghĩa binh nổi dậy kháng chiến nhưng còn lẻ tẻ.
Câu hỏi 13 :
Thực dân Pháp đề ra chính sách văn hóa, giáo dục vì lí do nào dưới đây?
- A Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.
- B Đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
- C Đào tạo tay sai và tầng lớp viên chức phục vụ cho chính quyền đô hộ.
- D Khai hóa văn minh cho người Việt.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
sgk trang 139, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Các chính sách thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm phục vụ cho nhu cầu của con em quan chức thực dân và cũng để tạo ra một lớp người phục vụ cho công việc cai trị.
Câu hỏi 14 :
Trào lưu cải cách Duy tân đất nước cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- A Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, tức thời.
- B Đã gây được tiếng vang lớn.
- C Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- D Một đáp án khác A, B, C.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
sgk trang 136.
Lời giải chi tiết:
Dù không trở thành hiện thực nhưng các tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
Câu hỏi 15 :
Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?
- A Hoàng Diệu.
- B Nguyễn Trung Trực.
- C Nguyễn Tri Phương.
- D Trương Định.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
sgk trang 115.
Lời giải chi tiết:
Khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả.
Câu hỏi 16 :
. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch
- A Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
- B Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
- C Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
- D Chiếm Đà Nẵng, khống chế miền Trung.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
sgk trang 115, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Khi tấn công vào Đà Nẵng, âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng -> kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu hỏi 17 :
. Sau 5 tháng xâm lược nước ta, quân Pháp đã đánh chiếm được
- A Bán đảo Sơn Trà
- B Toàn bộ Đà Nãng
- C Đà Nẵng và Huế
- D 6 tỉnh Nam Kì
Đáp án: A
Phương pháp giải:
sgk trang 115.
Lời giải chi tiết:
Sau 5 tháng xâm lược, quân Pháp chỉ chiếm được báo đảo Sơn Trà.
Câu hỏi 18 :
. Số lượng bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình từ năm 1863 đến năm 1871 là
- A 20 bản
- B 25 bản
- C 30 bản
- D 40 bản
Đáp án: C
Phương pháp giải:
sgk trang 135.
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần.
Câu hỏi 19 :
. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở
- A Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- B Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
- C Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
- D Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
sgk trang 116.
Lời giải chi tiết:
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
Câu hỏi 20 :
Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản?
- A Phan Bội Châu.
- B Phan Châu Trinh,
- C Nguyễn Ái Quốc.
- D Lương Văn Can.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước, đó là con đường cách mạng vô sản và khởi xướng phong trào yêu nước theo khuynh hướng này.