Câu hỏi 1 :
Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng và không tốn một viên đạn?
- A
Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
- B
Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
- C
Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
- D
Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Khi quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, đại diện của triều đình là Phan Thanh Giản đã chủ động giao thành và yêu cầu các thành Hà Tiên, Kiên Giang đầu hàng
=> Thái độ bạc nhược của triều đình đã giúp cho thực dân Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Kì chỉ trong vòng 5 ngày mà không tốn một viên đạn
Câu hỏi 2 :
Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?
- A
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- B
Củng cố quốc phòng an ninh
- C
Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
- D
Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)
Câu hỏi 3 :
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?
- A
Cách mạng Cuba giành thắng lợi.
- B
17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
- C
Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.
- D
Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả, ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc sau năm 1945 để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sau khi Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập thì từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi.
=> Năm 1993, Hiến pháp Nam Phi quy định chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ hoàn toàn.
=> Hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đế quốc bị xóa bỏ hoàn toàn.
=> Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai được xóa bỏ cũng đồng nghĩa chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ đến tận gốc rễ.
Câu hỏi 4 :
Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?
- A
Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra
- B
Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
- C
Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
- D
Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ giữa thế kỉ XIX, tình trạng sa sút về nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã buộc những người nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. Trong đó, một bộ phận kéo lên Yên Thế, tổ chức khai hoang, lập ấp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, bước vào thời kì bình định quân sự, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp. Để bảo vệ cuộc sống của mình, những người nông dân ở đây đã tự động đứng lên đấu tranh
=> Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì muốn chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu hỏi 5 :
Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
- A
Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
- B
Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục
- C
Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ
- D
Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ dân chủ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là “Lục địa bùng cháy”.
Câu hỏi 6 :
Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?
- A
Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn
- B
Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công
- C
Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- D
Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào vị trí địa lý của Gia Định để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do:
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
=> Loại trừ đáp án D: Nhân dân Việt Nam từ khi Pháp tiến vào xâm lược đều chiến tranh với tinh thần hi sinh quên mình để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên Pháp tấn công vào Gia Định nên cũng chưa thể hiểu khẳng định tinh thần đấu tranh của nhân dân Gia Định không mạnh hay yếu hơn so với Đà Nẵng.
Câu hỏi 7 :
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?
- A
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
- B
Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
- C
Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau
- D
Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bắt đầu tiến hành bình định quân sự. Do đó sự phát triển của các phong trào này đã làm gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề, làm chậm quá trình bình định của chúng.
Câu hỏi 8 :
Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên
- A
Chủ nghĩa tư bản
- B
Chủ nghĩa xã hội
- C
Quân chủ lập hiến
- D
Cộng hòa Tổng thống
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tháng 4-1961, quân dân Cuba đã đập tan cuộc tấn công của lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với thế giới: Cuba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Câu hỏi 9 :
Đâu không phải lý do khiến thực dân Pháp xúc tiến xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?
- A
Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp
- B
Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
- C
Ưu thế của Pháp ở Việt Nam khi giành thắng lợi ở chiến tranh Canada
- D
Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử nước Pháp và Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
- Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước đã dần cạn kiệt.
- Trong khi đó Việt Nam là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
- Từ khi thất thế ở Canada và Ấn Độ, Pháp càng muốn có một thuộc địa ở Viễn Đông mà trước hết là Việt Nam
=> Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử, nhưng nước Việt Nam rơi vào tay Pháp không phải là tất yếu.
=> Loại trừ đáp án: C
Câu hỏi 10 :
Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?
- A
Cu-Ba
- B
Ăng-gô-la
- C
Nam Phi
- D
Tây Nam Phi
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình kinh tế- xã hội của Nam Phi để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ “chế độ Apacthai về kinh tế” vốn còn tồn tại với người da đen.
Câu hỏi 11 :
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?
- A
Kinh tế
- B
Chính trị- xã hội
- C
Văn hóa- giáo dục
- D
Quân sự
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1985 diễn ra đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế. Mặc dù ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế đất nước vẫn trượt dài trên khủng hoảng
Câu hỏi 12 :
Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?
- A
Giữa những năm 50 của thế kỉ XX.
- B
Giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- C
Giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- D
Giữa những năm 80 của thế kỉ XX.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam Phi.
Câu hỏi 13 :
Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A
Xingapo
- B
Malaysia
- C
Thái Lan
- D
Inđônêxia
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trừ Thái Lan, còn lại các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ.
Câu hỏi 14 :
Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là
- A
Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm
- B
Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở
- C
Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp
- D
Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
- Từ năm 1884 đến 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào (đáp án A)
- Từ năm 1893 đến 1908: thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (Đáp án B, D)
- Từ năm 1909 đến 1913: Pháp tập trung lực lượng tổ chức tấn công lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân ngày càng hao mòn. Đầu năm 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã (Đáp án C)
Câu hỏi 15 :
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?
- A
Cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô
- B
Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ
- C
Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật Xô Viết
- D
Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào tác động của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh từ năm 1946 – 1950, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó nổi bật ở lĩnh vực khoa học – kĩ thuật là sự kiện năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Câu hỏi 16 :
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương là
- A
Khởi nghĩa Ba Đình
- B
Khởi nghĩa Bãi Sậy
- C
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
- D
Khởi nghĩa Hương Khê
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương để trả lời
Lời giải chi tiết:
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương vì
- Thời gian diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)
- Địa bàn hoạt động rộng lớn: khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Trình độ tổ chức tiến bộ nhất
+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng
+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo
Câu hỏi 17 :
Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế trong năm 1883?
- A
Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.
- B
Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.
- C
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
- D
Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục tìm người kế vị.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình Việt Nam trong năm 1883 để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cuối tháng 7-1883, nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công của biển Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.
Câu hỏi 18 :
Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A
Cuối những năm 40 thế kỉ XX
- B
Đầu những năm 50 thế kỉ XX
- C
Cuối những năm 50 thế kỉ XX
- D
Đầu những năm 60 thế kỉ XX
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập
Câu hỏi 19 :
Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
- B
Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất
- C
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
- D
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi 20 :
Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
- A
Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
- B
Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
- C
Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- D
Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến chiến sự ở Gia Định năm 1960 để trả lời
Lời giải chi tiết:
Tháng 7 – 1860, phần lớn quân Pháp đều bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên 1 phòng tuyến dài hơn 10km.Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa mới xây dựng trong tư thế “thủ hiểm”.
Câu hỏi 21 :
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu được thực hiện từ năm 1985 nhằm mục đích gì?
- A
Tăng cường quyền lực cho Đảng Cộng sản.
- B
Xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng ý nghĩa nhân văn tích cực của nó.
- C
Đưa đất nước phát triển nhanh chóng về mọi mặt.
- D
Củng cố sự vững mạnh của phe xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cuộc cải tổ Liên Xô được xem như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu xót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.
Câu hỏi 22 :
Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?
- A
Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam
- B
Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
- C
Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á
- D
Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của nước Nhật đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam. Hơn nữa, sau cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản là nước duy nhất không bị biến thành thuộc địa và đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh, đánh thắng đế quốc Nga năm 1905. Chính vì thế, các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn lấy Nhật Bản làm tấm gương để học tập
=> Đáp án C: là âm mưu của Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Nó được đề ra ở giai đoạn sau.
Câu hỏi 23 :
Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?
- A
Cách mạng xanh
- B
Cách mạng chất xám
- C
Cách mạng trắng
- D
Cách mạng nhung
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người
Câu hỏi 24 :
Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào?
- A
Nông dân
- B
Thợ thủ công
- C
Nô tì
- D
Binh lính
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một bộ phận nông dân bị phá sản vì đế quốc, địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm và trở thành công nhân.
=> Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của công nhân là từ giai cấp nông dân.
Câu hỏi 25 :
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?
- A
Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.
- B
Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.
- C
Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
- D
Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP tăng trung bình 9,6%/năm, đứng hàng thứ 7 thế giới…Đây là điểm nổi bật nhất của tình hình kinh tế Trung Quốc giai đoạn này.
Câu hỏi 26 :
Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?
- A
Hiệp ước Nhâm Tuất.
- B
Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- C
Hiệp ước Giáp Tuất.
- D
Hiệp ước Liên minh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn diễn tiến như sau:
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) => Hiệp ước Giáp Tuất (1874) => Hiệp ước Hácmăng (1883) => Hiệp ước Patơnốt (1884).
Với Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu Việt Nam không còn là một nước phong kiến độc lập mà đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Triều đình mặc dù có quyền cai quản Trung Kì nhưng chỉ là bề ngoài, thực tế tất cả các chính sách: kinh tế, chính trị, đối ngoại, quân sự,…phải thông qua Pháp.
Câu hỏi 27 :
Nguyên tắc nào quan trọng nhất được xác định trong Hiệp ước Ba-li?
- A
Hợp tác phát triển có kết quả.
- B
Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- C
Không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.
- D
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong đó, vấn đề tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là nguyên tắc quan trọng nhất.
Câu hỏi 28 :
Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?
- A
Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô
- B
Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh
- C
Sự giúp đỡ của các nước tư bản
- D
Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ cơ sở vật chất của Liên Xô chỉ còn là một đống gạch vụn. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 20 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đạt được những thành tựu rực rỡ, vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công này là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nếu Đảng và Nhà nước Liên Xô đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế những không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thực hiện thành công.
Câu hỏi 29 :
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?
- A
Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất.
- B
Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.
- C
Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu.
- D
Có. Vì trên thế giới không còn nước nào đi theo chủ nghĩa xã hội.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu để nhận xét, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa đúng đắn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên…
Câu hỏi 30 :
Đâu không phải là điều kiện khách quan thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A
Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa đế quốc suy yếu
- B
Chiến lược toàn cầu của Mĩ
- C
Sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa
- D
Sự phát triển của phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai để phân tích, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Những điều kiện khách quan thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
- Kẻ thù của các dân tộc thuộc địa là chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa đế quốc suy yếu
- Sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới
- Sự phát triển của phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản có ảnh hưởng nhất định đến thái độ của các nước thực dân
Câu hỏi 31 :
Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
- A
Nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực
- B
Các nước trong khu vực đều tham gia vào tổ chức ASEAN
- C
ASEAN vươn lên trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh
- D
ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á:
- Lần đầu tiên sau nhiều thập kỉ, nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết (1991).
- Từ 5 thành viên ban đầu đến năm 1999 10 nước Đông Nam Á đã vượt qua sự khác biệt về chính trị, cùng đứng trong tổ chức ASEAN.
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Câu hỏi 32 :
Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?
- A
Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản
- B
Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)
- C
Là sự phân biệt con người dựa quốc gia
- D
Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi để phân tích, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen
Câu hỏi 33 :
Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
- A
Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp
- B
Độc chiếm con đường sông Hồng
- C
Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì
- D
Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử và nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Mặc dù 6 tỉnh Nam Kì đã nằm trong quyền kiểm soát của thực dân Pháp nhưng nó vẫn chưa nằm trong chủ quyền của nước Pháp. Để xác lập chủ quyền ở Nam Kì, củng cố vững chắc chỗ dựa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã lựa chọn phương án tấn công ra Bắc với mục tiêu chiến lược là: đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. Điều này đã được phản ánh ngay trong nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) khi Pháp đã buộc được triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.
Câu hỏi 34 :
Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là
- A
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản
- B
Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân
- C
Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
- D
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào mục tiêu đấu tranh của phong trào để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế nổ ra với nhiệm vụ mục tiêu là: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng do những người nông dân tiến hành
=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh mang tính tự phát của nông dân
Câu hỏi 35 :
Nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
- A
Bạch Thái Bưởi
- B
Nguyễn Hữu Hào
- C
Lê Phát Đạt
- D
Trần Hữu Định
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bạch Thái Bưởi là người được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những trước đó, Bạch Thái Bưởi quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…
Câu hỏi 36 :
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?
- A
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
- B
Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp
- C
Sự ra đời của chiếu Cần Vương
- D
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.
Xuất phát từ nguyên nhân này, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp.
Câu hỏi 37 :
Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?
- A
Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo
- B
Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo
- C
Nhât Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo
- D
Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức thực tiễn để trả lời
Lời giải chi tiết:
Có 4 quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Con rồng châu Á”: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Xingapo
Câu hỏi 38 :
Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
- A
Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương
- B
Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi
- C
Phương thức tác chiến linh hoạt
- D
Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:
- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp
- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía BắC. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng
- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng
- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…
=> Đáp án D: là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê, thuộc phong trào Cần Vương.
Câu hỏi 39 :
Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?
- A
Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
- B
Vai trò của giai cấp lãnh đạo
- C
Vấn đề đoàn kết quốc tế
- D
Phương thức tác chiến
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX (1858 – 1884) để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Phát huy vai trò của giai cấp lãnh đạo là bài học quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Vì không có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến thì không thể đề ra được đường lối kháng chiến, tổ chức, đoàn kết nhân dân cả nước đấu tranh chống lại kẻ thù
Câu hỏi 40 :
Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
- A
Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
- B
Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn
- C
Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp
- D
Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô để rút ra bài học kinh nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bài học đầu tiên đó là việc xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình để đề ra những chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.