Câu hỏi 1 :

Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu bán kính quỹ đạo tăng gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ quay còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm:

  • A

    giảm 8 lần.

  • B

    giảm 4 lần.

  • C

    giảm 2 lần.

  • D

    không thay đổi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)

Lời giải chi tiết:

từ biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)

Ta suy ra, khi bán kính quỹ đạo tăng gấp 2 lần so với trước và giảm tốc độ quay còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm giảm đi 2 lần.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chọn phát biểu sai?

  • A

    Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau

  • B

    Lực ma sát trượt có phương cùng phương với vận tốc tương đối của vật ấy với vật kia

  • C

     Độ lớn của lực ma sát trượt: \({F_{m{\rm{st}}}} = {\mu _t}N\)

  • D

    \({\mu _t}\) không phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A, B, C - đúng

D - sai vì: \({\mu _t}\) hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc mà phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc (có nhẵn hay không, làm bằng vật liệu gì)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ở nơi có gia tốc rơi tự gio là $g$, từ độ cao $h$ so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu $v$. Tầm bay của vật là:

  • A

    \(L = v\sqrt {\dfrac{h}{{2g}}} \)

  • B

    \(L = v\dfrac{{2h}}{g}\)

  • C

    \(L = v\dfrac{h}{{2g}}\)

  • D

    \(L = v\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tầm xa: \(L = v\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hệ quy chiếu phi quán tính là:

  • A

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.

  • B

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động không có gia tốc.

  • C

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động thẳng đều

  • D

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển đứng yên

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \({v_0}\) từ độ cao \(h\) so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian từ lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

  • A

    \(v = \sqrt {{v_0} + gt} \)

  • B

    \(v = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)

  • C

    \(v = gt\)

  • D

    \(v = {v_0} + gt\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Theo phương Ox: \({v_x} = {v_0}\)

+ Theo phương Oy: \({v_y} = gt\)

Độ lớn của vận tốc tại vị trí bất kì: \(v = \sqrt {v_x^2 + v_y^2}  = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:

  • A

    có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động và đủ để thắng lực ma sát.

  • B

    có nội lực tác dụng lên vật. Nội lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.

  • C

    có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.

  • D

    có nội lực tác dụng lên vật. Nội lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động và đủ để thắng lực ma sát.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lực ma sát nghỉ \(({\overrightarrow F _{m{\rm{s}}n}})\) chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một vật khối lượng \(m\) đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính \(r\) với tốc độ góc \(\omega \). Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:

  • A

    \({F_{ht}} = m{\omega ^2}r\)

  • B

    \({F_{ht}} = \dfrac{{m{\rm{r}}}}{\omega }\)

  • C

    \({F_{ht}} = {\omega ^2}r\)

  • D

    \({F_{nt}} = m{\omega ^2}\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = \dfrac{{m{v^2}}}{r} = m.{\omega ^2}r\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A

    Trong hệ quy chiếu phi quán tính, các định luật Niutơn được nghiệm đúng

  • B

    Lực quán tính là một lực ta hình dung ra để có thể áp dụng các định luật Niutơn trong các hệ phi quán tính

  • C

    Lực quán tính và phản lực của nó cùng giá nhưng ngược chiều nhau

  • D

    Lực quán tính cũng gây ra gia tốc và biến dạng như các lực thông thường

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì lực quán tính không có phản lực

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Xe chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương ngang, trong xe có treo một con lắc đơn. Lấy \(g = 10m/{s^2}\) , Gia tốc của xe có giá trị là bao nhiêu để góc lệch của con lắc so với phương thẳng đứng là \({30^0}\).

  • A

    \(1,12m/{s^2}\)

  • B

    \(2,24m/{s^2}\)

  • C

    \(4,32m/{s^2}\)

  • D

    \(5,77m/{s^2}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Chọn hệ quy chiếu

+ Xác định các lực tác dụng vào các vật

+ Xác định vị trí cân bằng của vật

+ Sử dụng biểu thức tính lực quán tính: \(\overrightarrow {{F_{qt}}}  =  - m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Chọn hệ quy chiếu gắn với xe

Ta có:  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một ô tô có khối lượng \(2,5\) tấn chuyển động với tốc độ \(54{\rm{ }}km/h\) đi qua một chiếc cầu lồi có bán kính cong \(1000{\rm{ }}m\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí mà đướng nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc \({30^0}\) là:

  • A

    52000 N.

  • B

    25000 N.

  • C

    21088 N.

  • D

    36000 N.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Xác định hợp lực tác dụng lên xe

+ Chiếu hợp lực lên phương hướng tâm

+ Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi \({v_0}\) theo phương ngang ở độ cao \(1500{\rm{ }}m\) so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ \(2{\rm{ }}km\) theo phương ngang. Lấy \(g = 9,8{\rm{ }}m/{s^2}\). Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng:

  • A

    114,31 m/s.

  • B

    11, 431 m/s.

  • C

    228,62 m/s.

  • D

    22,86 m/s.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính tầm xa: \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Lời giải chi tiết:

Ta có, tầm xa của vật: \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

\( \to {v_0} = \frac{L}{{\sqrt {\frac{{2h}}{g}} }} = \frac{2}{{\sqrt {\frac{{2.1500}}{{9,8}}} }} = 114,31m/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho hệ vật như hình vẽ:

  • A

    \(2kg\)

  • B

    \(4kg\)

  • C

    \(1,5kg\)

  • D

    \(3kg\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Xác định lực căng T

+ Chọn chiều dương

+ Xác định các lực tác dụng lên hệ

+ Viết phương trình định luật II - Niutơn cho hệ

+ Chiếu phương trình ĐL II - Niutơn của hệ

+ Xét riêng phương trình ĐL II của vật \({m_2}\)

Lời giải chi tiết:

- Vì bỏ qua khối lượng ròng rọc nên ta có: \(T' = 2T \to T = \frac{{T'}}{2} = \frac{{52,3}}{2} = 26,15N\)

\({m_1} > {m_2} \to {m_1}\) đi xuống, \({m_2}\) đi lên.

- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hệ

- Các lực tác dụng lên hệ gồm: các trọng lực \(\overrightarrow {{P_1}} ;\overrightarrow {{P_2}} \)

Đáp án - Lời giải