Câu hỏi 1 :

Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo chất?

  • A

    Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.  

  • B

    Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

  • C

    Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về cấu tạo chất

Lời giải chi tiết:

Ta có, cấu tạo chất:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử

- Các phân tử chuyển động không ngừng

- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao

=> Cả A, B, C đều đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trên đồ thị (p,V) đường đẳng áp là:

  • A

    Đường thẳng song song với trục p

  • B

    Đường hyperbol

  • C

    Đường thẳng vuông góc với trục p

  • D

    Đường thẳng có phương qua O

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về đường đẳng áp

Lời giải chi tiết:

Trong hệ tọa độ (p, V) đường đẳng áp là đường vuông góc với trục Op hay song song với trục OV

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất chất khí?

  • A

    Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.  

  • B

    Do chất khí thường có thể tích lớn.

  • C

    Do khi chuyển động, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình.  

  • D

    Do chất khí thường được đựng trong bình kín.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng các tính chất của chất khí

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất chất khí là: Do trong khi chuyển động, các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hệ thức không phải của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt là:

  • A

    \(p \sim \dfrac{1}{V}\)

  • B

    \(V \sim \dfrac{1}{p}\)

  • C

    \(V \sim p\)

  • D

    \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì: Áp suất và thể tích tỉ lệ nghịch với nhau

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Quá trình đẳng tích là:

  • A

     Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi

  • B

    Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi

  • C

    Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi

  • D

    Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ và thể tích không đổi

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng định nghĩa về quá trình đẳng tích

Lời giải chi tiết:

Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ \(\left( {p-T} \right)\). Mối quan hệ đúng về các thể tích \({V_1},{V_2}\) là:

  • A

    \({V_1} > {V_2}\)

  • B

    \({V_1} < {V_2}\)

  • C

    \({V_1} = {V_2}\)

  • D

    \({V_1} \ge {V_2}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng đường đẳng tích

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khí lí tưởng là môi trường vật chất, trong đó các phân tử khí được xem như:

  • A

    Chất điểm không có khối lượng.  

  • B

    Những đối tượng không tương tác nhau và có thể tích bằng không.

  • C

    Chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

  • D

    Chất điểm có khối lượng hút lẫn nhau và có thể tích khác không.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khí lí tưởng: là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trạng thái của một lượng khí được xác định bởi các thông số:

  • A

    Thể tích và áp suất

  • B

    Khối lượng và nhiệt độ

  • C

    Thể tích, khối lượng và nhiệt độ

  • D

    Nhiệt độ, thể tích và áp suất

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số: V (thể tích), p (áp suất) và T (nhiệt độ tuyệt đối).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Biết khối lượng của một mol nước là \(18g\), và \(1{\rm{ }}mol\) có \({N_A} = {6,02.10^{23}}\) phân tử. Số phân tử trong \(2g\)  nước là:

  • A

    \({3,24.10^{24}}\) phân tử.

  • B

    \({6,68.10^{22}}\) phân tử.

  • C

    \({1,8.10^{20}}\) phân tử.

  • D

    \({4.10^{21}}\) phân tử.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính số phân tử có trong khối lượng m của một chất: \(N = n{N_A} = \frac{m}{M}{N_A}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ 1 mol nước có chứa \({6,02.10^{23}}\) phân tử

+ Số phân tử có trong 2g nước là: \(N = n{N_A} = \frac{m}{M}{N_A} = \frac{2}{{18}}{.6,023.10^{23}} = {6,692.10^{22}}\) phân tử

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Dùng một bơm tay để bơm không khí vào quả bóng thể tích 2 lít có áp suất bên trong là 1atm. Áp suất bên trong quả bóng là bao nhiêu sau 60 lần bơm, biết mỗi lần bơm được 50cm3 không khí vào quả bóng. Coi quá trình bơm nhiệt độ là không đổi

  • A

    1atm

  • B

    2,5atm

  • C

    0,4atm

  • D

    0,8atm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng định luật Bôilơ - Mariốt: \(pV = h/s\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Thể tích khí bơm vào bóng sau 60 lần bơm là: \(V = 60.50 = 3000c{m^3} = 3l\)

+ Trạng thái 1: \({V_1} = 2 + 3 = 5l,{p_1} = 1{\rm{a}}tm\)

+ Trạng thái 2: \({V_2} = 2l,{p_2} = ?\)  \({V_1} = 2l

Áp dụng định luật Bôilơ - Mariốt, ta có: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \to {p_2} = \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{1.5}}{2} = 2,5{\rm{a}}tm\)

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một săm xe được bơm căng không khí có áp suất \(2{\rm{a}}tm\) và nhiệt độ \({20^0}C\). Săm xe chịu được áp suất lớn nhất là \(2,4atm\), hỏi săm xe có bị nổ không khi nhiệt độ bên trong săm tăng lên đến \({42^0}C\)?

  • A

    Không bị nổ

  • B

    Bị nổ

  • C

    Đề bài không đủ dữ kiện

  • D

    Không xác định được

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

+ Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ: \(\frac{p}{T} = const\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

- Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = 20 + 273 = 293K\\{p_1} = 2{\rm{a}}tm\end{array} \right.\)

- Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_2} = 42 + 273 = 315K\\{p_2} = ?\end{array} \right.\)

Áp dụng biểu thức định luật Sáclơ, ta có:

\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \to {p_2} = {T_2}\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = 315\frac{2}{{293}} = 2,15{\rm{a}}tm\)

Nhận thấy: \({p_2} < {p_{max}} \to \) bánh xe không bị nổ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ống thủy tinh tiết diện S một đầu kín, một đầu ngăn bởi giọt thủy ngân. Chiều dài cột không khí bên trong ống thủy tinh là \({l_1} = 20cm\), nhiệt độ bên trong ống là \({27^0}C\). Chiều cao của cột không khí bên trong ống khi nhiệt độ tăng thêm \({10^0}C\) là bao nhiêu? Coi quá trình biến đổi trạng thái với áp suất không đổi.

  • A

    \(22cm\)

  • B

    \(19,68cm\)

  • C

    \(20,67cm\)

  • D

    \(18,96cm\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

+ Vận dụng biểu thức tính thể tích: \(V = l{\rm{S}}\)

+ Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy - xác: \(\frac{V}{T} = h/{\rm{s}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

- Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = 27 + 273 = 300K\\{V_1} = {l_1}S\end{array} \right.\)

- Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_2} = 27 + 10 + 273 = 310K\\{V_2} = {l_2}S\end{array} \right.\)

Áp dụng định luật Gay Luy-xác, ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \leftrightarrow \frac{{{l_1}S}}{{{T_1}}} = \frac{{{l_2}S}}{{{T_2}}}\\ \to {l_2} = \frac{{{l_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{20.310}}{{300}} = 20,67cm\end{array}\)

Đáp án - Lời giải