Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Mĩ Latinh mang đặc điểm gì nổi bật?

A. Kinh tế phát triển với tốc độ cao

B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới

C. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp

D. Khủng hoảng trầm trọng

Câu 2. Trong phong trào đấu tranh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ Latinh được gọi là

A. “Hòn đảo tự do”.

B. “Lục địa bùng cháy”.

C. “Lục địa mới trỗi dậy”.

D. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.

Câu 3. Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?

A. N. Manđêla         B. Phiđen Cátxtơrô

C. G. Nêru               D. M. Ganđi

Câu 4. Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên

A. Chủ nghĩa tư bản

B. Cộng hòa Tổng thống

C. Quân chủ lập hiến

D. Chủ nghĩa xã hội

Câu 5. Nội dung nào sau đây không thuộc thành tựu quan trọng của các nước Mĩ Latinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước?

A. Củng cố độc lập chủ quyền.

B. Tiến hành thành công các cải cách kinh tế.

C. Thành lập tổ chức liên minh chính trị.

D. Dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.

Câu 6. Vì sao có thể khẳng định: Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba?

A. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với những người trẻ tuổi

B. Bước đầu làm sụp đổ chính quyền Batixta

C. Giải phóng được nhiều tù chính trị cho cách mạng Cuba

D. Giải phóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cuba

II. PHẦN TỰ LUẬN

Các nước Mĩ La-tinh có những biến đổi như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

C

B

B

D

C

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 31.

Cách giải: 

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX tình hình kinh tế ở Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp (từ 1,5-3%), thu nhập bình quân đầu người không tăng, đầu tư nước ngoài giảm sút.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải: 

Được mở đầu bằng cách mạng Cuba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Mĩ Latinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 31.

Cách giải: 

Dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô và những người đồng chí của mình, nhân dân Cuba đã nổi dậy đấu tranh lật đổ nền độc tài thân Mĩ, thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959)

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 32.

Cách giải:

Tháng 4-1961, quân dân Cuba đã đập tan cuộc tấn công của lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với thế giới: Cuba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 30, loại trừ.

Cách giải: 

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ Latinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng:

- Củng cố độc lập chủ quyền.

- Dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.

- Tiến hành các cải cách kinh tế.

- Thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

=> Loại trừ đáp án: C

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 31, suy luận.

Cách giải:

Mặc dù thất bại nhưng cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba. Nó đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới- trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và kiên cường.

Chọn: A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk trang 30.

Cách giải:

Những biến đổi của các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh về hình thức là những quốc gia độc lập. Có chính phủ riêng nhưng trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

- Sau Chiến tranh thể giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ. Nhân dân Mĩ La-tinh, dưới nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, đã từng bước lật đổ các chính phủ phản động tay sai của Mĩ và thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ tiến bộ.

- Các nước Mĩ La-tinh dần dần thoát khỏi sự khống chế về kinh tế, chính trị của Mĩ và cũng cố được nền độc lập ở những mức độ khác nhau. Hiện nay, các nước Mĩ La-tinh đã trở thành những quốc gia độc lập, không còn là thuộc địa kiểu mới của Mĩ mặc dù vẫn có những lệ thuộc nhất định vào Mĩ.

soanvan.me