Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 lấy phát triển lĩnh vực nào làm trung tâm?

A. chính trị                         B. kinh tế

C. kinh tế, chính trị            D. văn hóa

Câu 2. Cuộc cách mạng nào đã giúp Ấn Đô tự túc được lượng thực cho toàn bộ người dân

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng chất xám

C. Cách mạng trắng

D. Cách mạng nhung

Câu 3: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc

B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc

C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 4. Công cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc được đề ra và bắt đầu thực hiện từ năm 1978 nhằm mục tiêu gì?

A. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

B. Giành sự thắng thế cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

C. Hiện đại hóa, đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.

D. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm. 

Câu 5. Nội dung không thuộc thành tựu xây dựng đất nước của Ấn Độ sau khi giành độc lập?

A. Tự túc được lương thực cho 1 tỉ người.

B. Trở thành nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

C. Công nghệ thống tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ.

D. Cố gắng vươn lên hành cường quốc về công nghiệp vũ trụ.

Câu 6. Tại sao nhiều người cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”?

A. Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.

B. Các nước châu Á đều thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.

C. Các nước châu Á bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước.

D. Nhiều nước châu Á vươn lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

B

A

C

C

B

A

Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 19
Cách giải:
Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 15.

Cách giải:

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 16.

Cách giải:

Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ toàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tư do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 19.

Cách giải:

Đường lối cải cách của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra năm 1978 nhằm mục tiêu: hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia gia giàu mạnh, văn minh.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 15, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án: A, C, D đều là thành tựu xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập.

- Đáp án B: là thành tựu khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 15, suy luận.

Cách giải:

Từ nhiều thập niên qua, nhiều nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xi-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Chính vì thế, nhiều người cho rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 9 trang 15.

Cách giải:

- Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.

- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...

- Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).

- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)

- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. 

soanvan.me