Câu hỏi 1 :
Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
- A
Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển
- B
Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm
- C
Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh
- D
Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”.
Câu hỏi 2 :
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
- A
Người cày có ruộng
- B
Không một tấc đất bỏ hoang
- C
Tăng gia sản xuất
- D
Tấc đất, tấc vàng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1954 - 1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đưa nông dân làm chủ đồng ruộng, nông thôn. Chính vì thế, ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất cũng là làm cho khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
Câu hỏi 3 :
Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
- A
Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ
- B
Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- C
Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- D
Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đã:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
- Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương”.
- Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.
Câu hỏi 4 :
Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?
- A
Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội
- B
Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô
- C
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
- D
Pháp rút quân khỏi miền Nam
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ngày 10-10-1954, quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí từng bừng của ngày hội giải phóng.
Câu hỏi 5 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
- A
Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều
- B
Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH
- C
Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
- D
Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào phần thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam
Câu hỏi 6 :
Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ấp Bắc (1963) một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam?
- A
Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt"
- B
Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp
- C
Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc
- D
Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để suy luận trả lời
Lời giải chi tiết:
Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam
Câu hỏi 7 :
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
- A
Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm
- B
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
- C
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng
- D
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm (1964 - 1965)
Câu hỏi 8 :
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
- A
Do tác động của cục diện hai cực, hai phe
- B
Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm
- C
Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
- D
Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh thế giới trong những năm 1954-1975 và tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.
Câu hỏi 9 :
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
- A
Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam
- B
Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng
- C
Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng
- D
Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào phong trào Đồng Khởi (1959-1960) để nhận xét, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) không phát triển trong các đô thị mà chỉ diễn ra ở vùng nông thôn miền Nam, từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng. Phong trào nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn, phù hợp
Câu hỏi 10 :
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là
- A
Đối tượng tiêu diệt
- B
Lực lượng quân đội nòng cốt
- C
Phương pháp chiến tranh
- D
Kết quả
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam để trả lời
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là lực lượng quân đội nòng cốt. Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp, lực lượng quân viễn chính Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt. Còn ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chính. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.