Câu hỏi 1 :
Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
- A
Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển
- B
Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm
- C
Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh
- D
Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”.
Câu hỏi 2 :
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- A
Đồng Khởi
- B
Bác Ái
- C
Ấp Bắc
- D
Vạn Tường
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phong trào “Đồng khởi” đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu hỏi 3 :
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
- A
Người cày có ruộng
- B
Không một tấc đất bỏ hoang
- C
Tăng gia sản xuất
- D
Tấc đất, tấc vàng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1954 - 1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đưa nông dân làm chủ đồng ruộng, nông thôn. Chính vì thế, ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất cũng là làm cho khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
Câu hỏi 4 :
Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
- A
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
- B
Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
- C
Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ
- D
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Câu hỏi 5 :
Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?
- A
Đều do một Đảng lãnh đạo
- B
Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông
- C
Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin
- D
Đều chung mục tiêu chiến lược
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Đó chính là mục tiêu chiến lược chung của cả hai miền.
Câu hỏi 6 :
Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
- A
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
- B
Quân viễn chinh Mĩ
- C
Quân đồng minh Mĩ
- D
Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt” nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa
Câu hỏi 7 :
Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?
- A
Tác động của cục diện hai cực, hai phe
- B
Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm
- C
Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
- D
Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân trực tiếp khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định. Hơn nữa, trước khi rút quân Pháp vẫn có hành động phá hoại cơ sở vật chất của ta, gây khó khăn cho ta.
Câu hỏi 8 :
Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959)?
- A
Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam
- B
Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng
- C
Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam
- D
Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) và tình hình cách mạng Việt Nam giai đoạn này để phân tích, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam
- Ra đời muộn khi chính quyền Mĩ- Diệm đã có hàng loạt các hoạt động khủng bố khiến lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên nghị quyết cũng đã đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam là để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng
- Chỉ ra một cách toàn diện con dường tiến lên của cách mạng miền Nam: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.
Câu hỏi 9 :
Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
- A
Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận
- B
Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình
- C
Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn
- D
Do áp lực từ dư luận quốc tế
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Sự phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1963 đã cho thấy sự non kém của chính quyền Sài Gòn trong việc ổn định tình hình. Do đó, để tiếp tục duy trì được sự thống trị của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã buộc phải “thay ngựa giữa dòng”, giật dây các tướng lĩnh tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963.
Câu hỏi 10 :
Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã cho thấy Đảng đã nhận thấy những hạn chế của cải cách ruộng đất và kiên quyết sửa chữa những sai lầm đó?
- A
Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-1956)
- B
Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-1956)
- C
Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (10-1956)
- D
Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (12-1956)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình sửa chữa những sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất để liên hệ trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tháng 9-1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của cải cách ruộng đất và kiên quyết sửa chữa những sai lầm đó.