Câu hỏi 1 :
Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?
- A
Công nghiệp Việt Nam không phát triển
- B
Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn
- C
Chính sách cấm đạo
- D
Nông nghiệp không phát triển
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã khiến cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Câu hỏi 2 :
Đâu không phải là lý do để sau 10 năm kể từ cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất thực dân Pháp mới đánh Bắc Kì lần thứ hai?
- A
Chủ nghĩa tư bản Pháp tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
- B
Nước Pháp chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ nên cần bóc lột thuộc địa
- C
Thực dân Pháp mới phát hiện nguồn than đá ở Bắc Kì
- D
Quân Pháp bận đàn áp phong trào kháng chiến ở Trung và Nam Kì
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cùng với việc chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ, thực dân Pháp rất cần thị trường và thuộc địa. Hơn nữa việc phát hiện nguồn tài nguyên than đá phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đã thôi thúc quân Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần 2. Còn ở Nam Kì, từ sau năm 1867, thực dân Pháp đã cơ bản bình định được vùng đất này, phong trào kháng chiến đã dần lắng xuống.
Câu hỏi 3 :
Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- A
Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
- B
Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành
- C
Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì
- D
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau khi đưa quân đội ra Hà Nội, ngày 19-11-1873, Gác-ni-e gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới… Không đợi trả lời, ngày 20-11-1873, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành Hà Nội.
Câu hỏi 4 :
Yếu tố nào quy định khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát?
- A
Mục tiêu đấu tranh
- B
Kết quả
- C
Quy mô
- D
Lãnh đạo
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào mục tiêu đấu tranh của phong trào để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế đấu tranh với mục tiêu là: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.
=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh mang tính tự phát.
Câu hỏi 5 :
Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
- A
Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam
- B
Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân
- C
Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam
- D
Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Với hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp. Điều này đã tạo ra cho quân Pháp một chỗ đứng vững chắc để có thể mở rộng quá trình chinh phục từng gói nhỏ Việt Nam
Câu hỏi 6 :
Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?
- A
Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh
- B
Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
- C
Bổ sung lực lượng quân sự
- D
Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Câu hỏi 7 :
Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã có chủ trương gì để giành lại những vùng đất đã mất?
- A
Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất
- B
Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long
- C
Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất
- D
Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước năm 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa với hy vọng thực dân Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long
Câu hỏi 8 :
Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”
- A
đúng, vì triều đình Nguyễn không làm tròn được nhiệm vụ của một người đứng đầu đất nước
- B
sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập.
- C
sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ.
- D
đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào thái độ và hành động của triều đình Nguyễn trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp để phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Xét âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, việc Pháp xâm lược Việt Nam để mở rộng thị trường và thuộc địa là điều tất yếu. Nhưng để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp hay không còn tùy vào thực lực của mình. Trong sự đối sánh với đất nước Xiêm giai đoạn này, vua Rama V thực hiện chính sách cải cách toàn diện đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ vững nền độc lập thì nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, “trọng nông ức thương” làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy giảm. Hơn nữa, khi Pháp tiến vào nước ta, nhà Nguyễn lại kí với Pháp từ hiệp ước này đến hiệp ước khác, đi từ đầu hàng từng phần đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp mặc dù cuộc đấu tranh của nhân đã làm cho Pháp hoang mang, sợ hãi.
Câu hỏi 9 :
Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là
- A
Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
- B
Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- C
Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- D
Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Xét phong trào Cần Vương dựa trên các tiêu chí sau:
- Nguyên nhân bùng nổ: nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương là do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt
- Mục tiêu: hướng tới xây dựng một nhà nước phong kiến với vua hiền tôi giỏi
- Lãnh đạo: trong giai đoạn thứ nhất, phong trào đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Tuy nhiên sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào không những không bị dập tắt mà còn phát triển, quy tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn, trình độ tổ chức cao. Như vậy Cần Vương chỉ là cái cớ, ngọn cờ để tập hợp lực lượng đấu tranh
- Lực lượng tham gia: các văn thân, sĩ phu phong kiến và đông đảo quần chúng nhân dân.
=> Phong trào Cần Vương là một phong trào yêu nước đứng trên lập phong kiến.
Câu hỏi 10 :
Thách thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là
- A
Tiến hành cải cách hay thủ cựu
- B
Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
- C
Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong
- D
Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ hoàn cảnh lịch sử khu vực và trong nước giữa thế kỉ XIX để trả lời
Lời giải chi tiết:
Từ giữa thế kỉ XIX, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm thị trường và thuộc địa, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa. Châu Á là một khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố “hấp dẫn” cả về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân công rẻ mạt. Chính vì thế, khu vực này là một trong những đối tượng hàng đầu trong quá trình xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây.
=> Thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.