Câu hỏi 1 :
Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859?
- A
Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn
- B
Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công
- C
Thực dân Anh đang ngấp nghé muốn Gia Định để tạo thành trục giao thông Hương Cảng- Gia Định- Xingapo
- D
Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
Câu hỏi 2 :
Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
- B
Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất
- C
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
- D
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi 3 :
Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?
- A
Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo
- B
Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp
- C
Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam
- D
Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sau khi củng cố được bộ máy thống trị ở miền Đông Nam Kì, áp đặt nền bảo hộ ở Campuchia, thực dân Pháp hướng đến xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Lấy cớ triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì, ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo quân đến trước thành Vĩnh Long
Câu hỏi 4 :
Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là
- A
Gácniê
- B
Bôlaéc
- C
Rivie
- D
Rơve
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Để chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873), thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái Đại úy Gác-ni-ê làm chỉ huy đưa quân ra Bắc
Câu hỏi 5 :
Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỉ XIX là
- A
Phan Thanh Giản
- B
Vua Hàm Nghi
- C
Tôn Thất Thuyết
- D
Nguyễn Văn Tường
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Mặc dù triều đình Huế đã đầu hàng nhưng phe chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng khôi phục chủ quyền khi có thời cơ đến.
Câu hỏi 6 :
Đâu không phải là lý do để sau 10 năm kể từ cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất thực dân Pháp mới đánh Bắc Kì lần thứ hai?
- A
Chủ nghĩa tư bản Pháp tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
- B
Nước Pháp chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ nên cần bóc lột thuộc địa
- C
Thực dân Pháp mới phát hiện nguồn than đá ở Bắc Kì
- D
Quân Pháp bận đàn áp phong trào kháng chiến ở Trung và Nam Kì
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử để phân tích, đánh giá
Lời giải chi tiết:
Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cùng với việc chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ, thực dân Pháp rất cần thị trường và thuộc địa. Hơn nữa việc phát hiện nguồn tài nguyên than đá phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đã thôi thúc quân Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần 2. Còn ở Nam Kì, từ sau năm 1867, thực dân Pháp đã cơ bản bình định được vùng đất này, phong trào kháng chiến đã dần lắng xuống.
Câu hỏi 7 :
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp?
- A
Hưởng ứng chiếu Cần vương
- B
Chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
- C
Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
- D
Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Từ giữa thế kỉ XIX, tình trạng sa sút về nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã buộc những người nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. Trong đó, một bộ phận kéo lên Yên Thế, tổ chức khai hoang, lập ấp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, bước vào thời kì bình định quân sự, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp. Để bảo vệ cuộc sống của mình, những người nông dân ở đây đã tự động đứng lên đấu tranh
=> Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì muốn chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu hỏi 8 :
Vì sao trong cuộc chạy đua với các nước tư bản phương Tây, tư bản Pháp lại có thể “bám sâu” được vào Việt Nam?
- A
Buôn bán, trao đổi hàng hóa với Việt Nam từ lâu đời
- B
Thực dân Anh đang bận rộn xâm chiếm Ấn Độ
- C
Vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp ở Việt Nam
- D
Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào những hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp để phân tích, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Tư bản Pháp không phải là người đầu tiên đến Việt Nam nhưng lại là người “bám trụ” đến cuối cùng ở Việt Nam thông qua vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. Các giáo sĩ đội lốt gián điệp đã tích cực hoạt động, gây dụng cơ sở ở cả trong Nam ngoài Bắc và trở thành người đi tiên phong vạch đường cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Câu hỏi 9 :
Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?
- A
Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ
- B
Ảnh hưởng của công xã Pari 1871
- C
Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung Hoa
- D
Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh lịch sử để trả lời
Lời giải chi tiết:
Đến trước năm 1873, thực dân Pháp đã ổn định được nền thống trị ở Nam Kì. Tuy nhiên ở Pháp lại diễn ra cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870- 1871) và công xã Pari (1871). Sau khi phát hiện con đường sông hồng để xâm nhập và miền Nam Trung Hoa và để tránh bị thực dân Anh hớt tay trên, đồng thời củng cố vùng Tây Nam Kì, năm 1873 quân Pháp quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất
Câu hỏi 10 :
“Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”
Đoạn trích trên thuộc văn bản nào
- A
Bình Ngô Đại Cáo
- B
Chiếu Cần Vương
- C
Chỉ dụ của vua Bảo Đại
- D
Chiếu dời đô
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết thực tế lịch sử để trả lời
Lời giải chi tiết:
Đoạn trên được trích từ chiếu Cần Vương Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ban ra vào ngày 13-7-1885. Chiếu Cần Vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên và khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng