Đề bài

Câu 1. Chọn câu trả lời sai

Một tàu cánh ngầm đang lướt sóng trên biển. Ta nói:

A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.

B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.

C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.

D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.

Câu 2. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng? 

A. Người phụ lái đứng yên

B. Ôtô đứng yên   

C. Cột đèn bên đường đứng yên     

D. Mặt đường đứng yên

Câu 3. Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài s = 3,6km, trong thời gian t = 40 phút. Vận tôc trung bình của người đó là

A. 19,44m/s                 B. 15m/s.

C. 1,5m/s.                    D. \(\dfrac{2 }{ 3}\) m/s.

Câu 4. Vận tốc của ô tô là 36km/h, cùa người đi xe máy là 34000m/h và của tàu hỏa là 12m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là

A. tàu hỏa - ô tô - xe máy.        

B. ô tô - tàu hỏa - xe máy.

C. ô tô - xe máy - tàu hỏa.      

D. xe máy - ô tô - tàu hỏa.

Câu 5. Chuyển động của trái bi-a đang lăn trên mặt bàn nhẵn bóng là chuyển động

A. nhanh dần đều.                 B. tròn đều.

C. chậm dần đều.                  D. thẳng.

Câu 6. Một người đi xe môtô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20 km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t\(_1\) = 10 phút; trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t\(_2\)  = 20 phút. Quãng đường ABC dài là

A. 40 km             B. 30 km             

C. 20 km.            D. 10km

Câu 7. Trên các xe thường có đồng hồ đo tốc độ. Khi xe chạy, kim đồng hồ chỉ:

A. tốc độ lớn nhất của xe trên đoạn đường đi.

B. tốc độ lớn nhất mà xe có thể đạt đến.

C. tốc độ trung bình của xe.

D. tốc độ của xe vào lúc xem đồng hồ.

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng.

Một vận động viên điền kinh chạy trên quãng đường dài 1 km hết 1,4 phút. Vận tốc trung bình của vận động viên đó là.

A. 45 km/h           B. 12 m/s            

C. 0,0125 km/s    D. 0,0125 km/h

Câu 9. Hình vẽ sau ghi lại các vị trí của một hòn bi lăn từ A đến D sau những khoảng thời gian bằng nhau. Câu nào dưới đây mô tả đứng chuyển động của hòn bi?

 

A. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường AB.

B. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD.

C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC.

D. Hòn bi chuyển động đều trên cả đoạn đường từ A đến D.

Câu 10. Hai xe khởi hành đồng thời tại hai địa điểm A, B cách nhau quãng đường AB = s, đi ngược chiều nhau, với vận tốc mỗi xe là \(v_1\), \(v_2\) . Sau thời gian t, hai xe gặp nhau. Ta có:

A. \(s = (v_1 + v_2 ).t \)                      

B. \(v_1 t = s + v_2 .t\)

C. \(s = (v_1 - v_2 ).t\)                           

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 11. Một xe lửa chuyển động với vận tốc trung bình là 40km/h từ nhà ga A đến nhà ga B hết 1 h 15 phút. Quãng dường từ ga A đến ga B là :

A. 60km                       B. 46km                

C. 50km                       D. 75km

Câu 12. Một người khởi hành từ nhà lúc 6h30 phút và tới nơi làm việc lúc 7h. Quãng đường từ nhà tới cơ quan là 5,4km. Dọc đường người đó dừng lại bơm xe mất 5 phút, sau đó mua báo hết 10 phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. 21,6km/h             B. 36m/phút

C. 10,8km/h             D. Cả A, B, C đều sai

Câu 13. Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái bóng. Khi đó mặt vợt đã tác dụng lực

A. làm biển dạng trái bóng và biến đổi chuyển động của nó.

B. chỉ làm biến đổi chuyển động của trái bóng.

C. chỉ làm biến dạng trái bóng.

D. cả A, B, C đều sai.

Câu 14. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực \(\overrightarrow P \) của Trái Đất với lực ma sát \(\overrightarrow F \) của mặt bàn.

B. Trọng lực \(\overrightarrow P \)  của Trái Đất với phản lực \(\overrightarrow N \) của mặt bàn.

C. Lực ma sát \(\overrightarrow F \)  với phản lực \(\overrightarrow N \) của mặt bàn.

D. Lực ma sát \(\overrightarrow F \)  của mặt bàn cân bằng với hợp lực của trọng lực \(\overrightarrow P \)  của Trái Đất và phản lực \(\overrightarrow N \)  của mặt bàn.

Câu 15. Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là \(\overrightarrow {{F_1}}  = 80N\), \(\overrightarrow {{F_2}}  = 60N\) và \(\overrightarrow {{F_3}}  = 20N\) cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn:

A. \(\overrightarrow {{F_1}} \), \(\overrightarrow {{F_2}} \) cùng chiều nhau và ngược chiều với hai lực trên.

B.\(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_3}} \) cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

C.\(\overrightarrow {{F_2}} \) , \(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_1}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

D. \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều hay ngược chiều \(\overrightarrow {{F_1}} \)  đều được.

Câu 16. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào?

A. Không thay đổi               

B. Chỉ có thể tăng dần

C. Chỉ có thể giảm dần               

D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần

Câu 17. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có:

A. ma sát trượt

B. ma sát nghỉ

C. ma sát lăn

D. quán tính

Câu 18. Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có giá trị nhỏ nhât:

A. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.

B. Hòn bi trượt trên mặt phẳng nghiêng.

C. Hòn bi năm yên trên mặt phẳng nghiêng.

D. Hòn bi vừa lăn. vừa trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Câu 19. Ma sát nào dưới đây có hại nhất?

A .Ma sát giữa dây và ròng rọc.      

B. Ma sát giữa bánh xe và trục quay.

C Ma sát giữa đế giày và nền nhà.      

D. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.

Câu 20. Chọn câu trả lời sai

Một cỗ xe ngựa được kéo bởi một con ngựa đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang.

A. Không có lực nào tác dụng vào cỗ xe.

B. Tổng tất cả các lực tác dụng vào cỗ xe triệt tiêu nhau.

C. Trọng lực tác dụng lên cỗ xe cân bằng với phản lực của mặt đường tác dụng vào nó.

D. Lực kéo của ngựa cân bằng với lực ma sát của mặt đường tác dụng lên cỗ xe.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

B

C

D

D

6

7

8

9

10

D

D

B

C

A

11

12

13

14

15

C

A

A

B

C

16

17

18

19

20

D

B

A

B

A

Câu 1:

Chọn D

Câu 2:

Chọn B

Câu 3:

Đổi 3,6km = 3600m và 40 phút = 2400s

Vận tốc trung bình của người đó là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{3600}}{{2400}} = 1,5m/s\)

Câu 4:

Ta có:

Vận tốc của ô tô là: 36 km/h = 10 m/s

Vận tốc của xe máy là: 34000 m/h = 9,44 m/s

Vận tốc của tàu hỏa là: 12 m/s

Suy ra: xe máy – ô tô – tàu hỏa

Chọn D

Câu 5:

Chọn D

Câu 6:

Tổng thời gian người đó đi hết quãng đường là: \({t_1} + {t_2} = 10 + 20 = 30\) phút = 0,5h

Quãng đường ABC dài là:

\(s = \left( {{t_1} + {t_2}} \right).v = 0,5.20 = 10km\)

Chọn D

Câu 7:

Chọn D

Câu 8:

Đổi 1 km = 1000m và 1,4 phút = 84 giây

Vận tốc trung bình của vận động viên là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{1000}}{{84}} = 12m/s\)

Chọn B

Câu 9:

Chọn C

Câu 10:

Chọn A

Câu 11:

Đổi 1h15phút = 1,25h

Quãng đường AB là: s = v.t = 40.1,25 = 50km

Chọn C

Câu 12:

Thời gian người đó đi là:

t = 30 – (5+10) = 15 phút = 0,25h

Vận tốc trung bình là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{5,4}}{{0,25}} = 21,6h\)

Chọn A

Câu 13:

Chọn A

Câu 14:

Chọn B

Câu 15:

Ta có: \(\overrightarrow {{F_1}}  = 80N;\overrightarrow {{F_2}}  = 60N;\overrightarrow {{F_3}}  = 20N\)

Suy ra: \(\overrightarrow {{F_1}}  = \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}} \)

Như vậy, để vật đứng yên thì ba lực đó phải thỏa mãn \(\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_1}} \) ngược chiều với hai lực trên.

Chọn C

Câu 16:

Chọn D

Câu 17:

Chọn B

Câu 18:

Chọn A

Câu 19:

Chọn B

Câu 20:

Chọn A

soanvan.me