Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy, hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:

A. đứng yên.

B. Chạy lùi ra sau.

C. Tiến về phía trước.

D. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau.

Câu 2. Một canô chuyển động đều từ bến A đến bến B với vận tốc 30km/h thì hết 45 phút. Quãng đường từ A đến B dài :

A. 22,5km              B. 45km

C.135km.               D. 15km

Câu 3. Một người đi xe đạp trên đoạn đường OPQ. Biết trên đoạn đường OP người đó đi với vận tốc 18km/h, trong thời gian t\(_1\) = 10 phút; trên đoạn đường PQ người đó đi với vận tốc 30km/h, trong thời gian t\(_2\)  = 30 phút. Quãng đường OPỌ dài:

A. 15km.                        B. 16km

C. 18km                         D. 20km

Câu 4. Quán tính của một vật là:

A. Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật.

B. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.

C. Tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.

D. Tất cả các tính chất trên.

Câu 5. Câu nào dưới đây nói về áp suất là đúng?

A. Áp suất là lực tác dụng lên mặt bị ép.

B. Áp suất là lực ép vuông góc với mặt bị ép.

C. Ảp suất là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích.

D. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Câu 6. Bên trong một bình chứa chất lỏng có hai vật A,B như hình vẽ. So sánh trọng lượng riêng của A (d\(_A\) ), B (d\(_B\) ) và trọng lượng riêng của chất lỏng (d\(_\ell \) ).

A. d\(_B\) = d\(_\ell \) = d\(_A\)           B. d\(_B\) = d\(_\ell \) < d\(_A\)

C. d\(_B\) > d\(_\ell \) > d\(_A\)          D. d\(_A\) > d\(_B\) > d\(_\ell \)                      

 

Câu 7.  Hình vẽ nào sau đây không phù hợp tính chất của bình thông nhau?

 

Câu 8. Càng lên cao thì áp suất khí quyển:

A. Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng.

B. Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm,

C. Càng giảm vì nhiệt độ không khí giảm.

D. Càng tăng vì khoảng cách tính từ mặt đất tăng.

Câu 9. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng chiếm chỗ.

C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật.

D. Trọng lượng của vật và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 10. Một vật lần lượt nổi trong hai chất lỏng khác nhau (hình 10). Gọi lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng 1 tác dụng lên vật là F\(_1\), của chất lỏng 2 tác dụng lên vật là F\(_2\). So sánh nào dưới đây đúng?


A.F \(_1\) > F\(_2\)                   B.F\(_1\) < F\(_2\)            

C. F\(_1\) = F\(_2\)                   D. F\(_1\) \( \ge \) F\(_2\)

B. TỰ LUẬN

Câu 11. Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Vì sao?

Câu 12. Đặt một bao gạo 50kg lên một cái ghế bốn chân. Biết rằng, ghế có khối lượng 4kg và diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm\(^2\). Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

Câu 13. Một vật có khối lượng m = 810g và khối lượng riêng D = 2,7g/cm\(^3\) được thả vào một chậu nước (d\(_n\)  = 10000N/m\(^3\) ). Chứng minh rằng vật chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

Câu 14. Đổ đưa một vật khối lượng 100kg lên sàn xe tải có độ cao 1,2m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 2,5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 80N. Lực kéo vật là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

A

C

B

D

6

7

8

9

10

C

A

B

B

C

Câu 1:

Hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu B và C chuyển động cùng chiều về trước.

Chọn C

Câu 2:

Đổi 45 phút = 0,75h

Quãng đường từ A đến B dài:

\(s = v.t = 30.0,75 = 22,5km\)

Chọn A

Câu 3:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = 10ph = \frac{1}{6}h;{v_1} = 18km/h\\{t_2} = 30ph = \frac{1}{2}h;{v_2} = 30km/h\end{array} \right.\)

Quãng đường OPQ dài:

\(s = {v_1}{t_1} + {v_2}{t_2} = 18.\frac{1}{6} + 30.\frac{1}{2} = 18km\)

Chọn C

Câu 4:

Chọn B

Câu 5:

Chọn D

Câu 6:

Vật A nổi nên \({d_A} < {d_l}\)

Vật B chìm nên \({d_B} > {d_l}\)

Suy ra: \({d_B} > {d_l} > {d_A}\)

Câu 7:

Chọn A

Câu 8:

Càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm.

Chọn B

Câu 9:

Ta có: \({F_A} = {d_l}.V\) => lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào khối lượng riêng chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Chọn B

Câu 10:

Vì cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau nên lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng 1 và của chất lỏng 2 là bằng nhau và bằng trọng lượng vật.

Chọn C

Câu 11.

Hành khách trên xe sẽ bị xô về phía trước là do quán tính, khi phanh gấp xe bị giữ lại, còn hành khách theo quán tính vẫn chuyển động nên bị xô về phía trước.

 Câu 12.

- Tính áp lực tác dụng lên mặt ép: \(F = (50 +4). 10 = 540N\)

- Tính diện tích mặt ép:

\(S = 4 .0.0008 = 0.0032 (m^2)\).

- Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất : \(p = 168750N/m^2)\)

Câu 13.

+ \(D = 2,7g/cm^3 = 2700kg/m^3\)

Trọng lượng riêng của vật:

\(d_v  = 10D = 27.000(N/m^3)\).

+ Theo giả thiết \(d_n  = 10000N/m^3\) .

Ta thấy \(d_v > d_n\) nên vật chìm hoàn toàn trong nước .

+ Thể tích của vât:

\(V_v  = \dfrac{{{m_v}}}{ D} = 3.10^{ - 4} m^3\)

+ Lực đẩy Ác-si-mét \(F_a  = d_n V_v  = 3N.\)

Câu 14.

Công để đưa vật lên xe là:

\(A = P.h= 100.10.1,2 = 1200\,J\)

Nếu không có ma sát lực kéo vật là:

\(F_0 = \dfrac{A }{ L} = \dfrac{{1200}}{ {2,5}}  =  480N\)

Khi có thêm ma sát lực kéo vật là:

\(F = 480+ 80 = 560N.\)

soanvan.me