Đề bài
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho:
A. Nhân dân lao động Anh
B. Quí tộc cũ
C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới
D. Vua nước Anh
Câu 2. Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?
A. 1769 B. 1764
C. 1784 D. 1785
Câu 3. Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về?
A. Sản xuất lương thực
B. Sản xuất công nghiệp nặng
C. Sản xuất công nghiệp nhẹ
D. Xuất khẩu tư bản, thương mại
Câu 4. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản C. Tiểu tư sản
B. Vô sản D. Tăng lữ
Câu 5. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là?
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B. Mít tinh, biểu tình
C. Khởi nghĩa vũ trang.
C. Bãi công
Câu 6. Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì?
A. Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động Pari bầu ra.
B. Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
C. Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là cuộc cách mạng tư sản vì:
A. Cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì.
B. Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống.
C. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ phát triển.
D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
Câu 8. Trong cách mạng công nghiệp máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành:
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp khai khoáng.
C. Công nghiệp dệt.
D. Giao thông vận tải.
Câu 9. Cách mạng Tân Hợi (1911).
A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
B. Là cuộc cách mạng vô sản
C. Là cuộc khởi nghĩa nông dân
D. Là cuộc biểu tình của công nhân, trí thức
Câu 10. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê-nin thành lập là Đảng
A. Phong kiến B. Tư sản
C. Nông dân D. Vô sản
Câu 11. Ý nào sau đây không thuộc chính sách cai cai trị của chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ ?
A. Xây dựng bộ máy chính quyền cai trị Ấn Độ một cách trực tiếp
B. Thực hiện chính sách vơ vét ,bóc lột Ấn Độ một cách thậm tệ
C. Thực hiện chính sách chia để trị
D. Khuyến khích phát triển nền văn hoá dân tộc hòng xoa dịu tinh thần phản kháng của nhân dân Ấn Độ .
Câu 12. Hãy nối nước đế quốc ở cột trái với đặc điểm chủ yếu của nước đó ở cột phải :
Cột 1 |
Cột 2 |
1. Anh |
a. Đế quốc cho vay lãi |
2. Pháp |
b. Đế quốc thực dân |
3. Đức |
c. Đế quốc công nghiệp |
4. Mĩ |
d. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến |
A. 1- b; 2- a; 3-d; 4-c
B. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c
C. 1-d; 2-c; 3-c; 4-a
D. 1-c; 2-d; 3- c; 4-a
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Nga 1905-1907 ?
Câu 2. Trình bày diễn biến, kết quả, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
C |
B |
A |
A |
D |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
C |
C |
A |
D |
D |
A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 6
Cách giải:
Cách mạng Tư sản Anh đã thành công mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp Tư sản và quý tộc mới
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 19
Cách giải:
Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Anh là nước khởi đầu của cuộc cách mạng CN thế kỉ XVIII. Đến thế kỉ XIX nước Anh dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp nặng
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp Tư sản
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 29, suy luận
Cách giải:
Vào cuối thế kỉ XVIII phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX phong trào lan nhanh ra các nước khác như: Pháp, Bỉ, Đức
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì: Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động Pari bầu ra. Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ.
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là cuộc cách mạng tư sản vì: nó đã giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ phát triển.
Chọn: C
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 18
Cách giải:
Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết là ở ngành dệt, với sự ra đời của máy kéo sợi Gien – ni
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
Cách mạng Tân Hợi là 1 cuộc cách mạng TS, có ý nghĩa rất lớn. Lãnh đạo là giai cấp TS (Tôn Trung Sơn) với chính đảng của giai cấp TS (Trung Quốc đồng minh hội). Mục tiêu là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc..
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: phân tích, suy luận
Cách giải:
- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.
- Đảng đưa ra Cương lĩnh cách mạng với những nội dung chủ yếu sau:
+ Nhiệm vụ: chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản.
+ Nhiệm vụ trước mắt là: đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chống chủ nghĩa cơ hội tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác (đánh đổ chế độ tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, xây dựng xã hội cộng sản).
- Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.
=> Đây là Đảng vô sản.
Chọn: D
Câu 11.
Phương pháp: phân tích, loại trừ
Cách giải:
Chính sách cai cai trị của chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ: Xây dựng bộ máy chính quyền cai trị Ấn Độ một cách trực tiếp; Thực hiện chính sách vơ vét ,bóc lột Ấn Độ một cách thậm tệ; Thực hiện chính sách chia để trị...
Chọn: D
Câu 12.
Phương pháp: ghi nhớ, nối
Cách giải:
- Anh: CN đế quốc thực dân
- Pháp: CN đế quốc cho vay nặng lãi
- Đức: CN đế quốc quân phiệt hiếu chiến
- Mĩ: đế quốc công nghiệp
Chọn: A
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 50
Cách giải:
* Ý nghĩa cách mạng Nga 1905 – 1907:
- Cách mạng Nga 1905 - 1907 tuy thất bại nhưng nó làm lung lay chính phủ Nga Hoàng và bọn tư sản .
- Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra vào năm 1917 .
- Cách mạng Nga 1905-1907 cổ vũ mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 61 - 62
Cách giải:
* Diễn biến:
- Ngày 10-10-1911,khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương
- Phong trào lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền trung của Trung Quốc -> Chính phủ Mãn Thanh bị sụp đổ
- 29/12/1911 Chính phủ lâm thời th ành l ập và tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống.
- Tôn Trung Sơn mắc sai lầm thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần nhà Thanh) đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2/1912). Cách mạng coi như chấm dứt .
* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại
* Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ,không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc,không tích cực chống phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
* Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh ,thành lập Trung Hoa Dân Quốc, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
=> Có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong đó có Việt Nam.
Nguồn: Sưu tầm
soanvan.me