Đề bài

Câu 1: Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được coi là một cuộc cách mạng tư sản? 

Câu 2. Trình bày nội dung và tác dụng của cuộc Duy tân Minh Trị 1868? 

 Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình các nước châu Âu như thế nào? Chứng minh tại sao nền kinh tế của các nước châu Âu lại nhanh chóng được phục hồi như vậy? 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 9, phân tích

Cách giải:

- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân  Anh

- Làm cho nền kinh tế Tư bản Mĩ phát triển

- Do đó, cuộc chiến tranh giành độc lập này đồng thời cũng là 1 cuộc CMTS

- Có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 67

Cách giải:

Tháng 1/1868 sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị

* Nội dung:

- Kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ.

+ Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến .

+Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng,đường xá, cầu cống… phục vụ giao thông liên lạc.

- Chính trị:

+ Chế độ nông nô đươc bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản và đại tư bản lên nắm quyền.

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kinh tế trong chương trình giảng dạy, cử học sinh ưu tú đi học phương Tây.

- Quân sự:

+ Được tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh. Công nghiệp  đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Tác dụng:

+ Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 87, suy luận, phân tích

Cách giải:

* Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình các nước châu Âu:

- Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...).

- Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức.

- Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.

- Các nước châu Âu nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, củng cố lại nền thống thị của mình.

- Kết quả, trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.

* Nền kinh tế của các nước châu Âu lại nhanh chóng được phục hồi vì:

- Một số nước nhận được tiền bồi thường chiến tranh.

- Giai cấp tư sản châu Âu tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân trong nước, đồng thời tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộc địa của mình.

Nguồn: Sưu tầm

soanvan.me