Đề bài
Câu 1. Vào năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn những thanh niên yêu nước để lập ra Cộng sản đoàn từ tổ chức.
A. Tâm tâm xã
B. Tân Việt cách mạng đảng
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 2. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã xác định lãnh đạo của cách mạng Đông Dương là
A. Giai cấp tư sản dân tộc
B. Giai cấp tiểu tư sản trí thức
C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
D. Giai cấp công nhân với đôi tiên phong là Đảng cộng sản
Câu 3. Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc đia lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?
A. Tăng nhanh về số lượng
B. Tăng nhanh về chất lượng
C. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng
D. Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc
Câu 4. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. Báo Thanh niên
B. Tác phẩm “Đường Cách Mệnh”
C. Bản án chế độ thực dân Pháp
D. Báo Người cùng khổ
Câu 5. Tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam?
A. Quyền lợi gắn với đế quốc, thái độ phản động, kẻ thù của cách mạng
B. Ít nhiều có tinh thần dân tộc, nhưng không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương
C. Yêu nước, có tinh thần chống đế quốc, chống phong kiến cao
D. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Câu 6. Nguyên tắc tư tưởng trong Chương trình hành đông của Việt Nam Quốc dân đảng năm 1929 là
A. Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới
B. Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày
C. Tự do, bình đẳng, bác ái
D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giác ngộ đảng viên
Câu 7. Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B. Đảng cộng sản Việt Nam
C. Đông Dương cộng sản Đảng
D. Đông Dương cộng sản liên đoàn
Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Đưa yêu sách đến hội nghị Vécxai
B. Đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari
Câu 9. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là
A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản
B. Thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để
C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc
D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc
Câu 10. Hạn chế trong hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là
A. Nội bị chia rẽ, công kích lần nhau, tranh giành ảnh hưởng của quần chúng
B. Chưa tập hợp được khối liên minh công – nông
C. Làm cho phong trào cách mạng Việt Nam đi chệch hướng cách mạng vô sản
D. Chưa thực hiện đoàn kết quốc tế
Câu 11. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do nguyên nhân khách quan nào?
A. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo
B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu
C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động
D. Đế quốc Pháp còn mạnh
Câu 12. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại đánh dấu sự chấm dứt của khuynh hướng cách mạng nào trong phong trào cách mạng Việt Nam?
A. Khuynh hướng vô sản
B. Khuynh hướng phong kiến
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản
D. Khuynh hướng dân chủ
Câu 13. Đóng góp nổi bật của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mang Việt Nam trong giai đoạn 1925 – 1930 là
A. Tìm được con đường cứu nước đúng đắn
B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. Viết sách báo để tuyên truyền vận động cách mạng
D. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập đảng Cộng sản.
Câu 14. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam (1919 – 1930) là:
A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản
B. Sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác
C. Sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
D. Sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác – Lê-nin
Câu 15. Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ tư tưởng của
A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin
B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
C. Dân chủ tư sản của đảng Quốc Đại ở Ấn Độ
D. Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản
Câu 16. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng có điểm gì giống nhau?
A. Đều ra đời do sự phát triển của phong trào yêu nước
B. Đều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lê nin
C. Đều hướng tới thiết lập chế độ dân chủ đại nghị
D. Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản.
Câu 17. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam?
A. Do thực dân Pháp còn mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại.
B. Do hạn chế về tổ chức lãnh đạo và đường lối đấu tranh
C. Do những hạn chế của con đường cách mạng tư sản
D. Do những hạn chế về cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam
Câu 18. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam
B. Chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản
C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng
D. Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam
Câu 19. Nguyên nhân chung dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng và thất bại của Việt nam quốc dân Đảng là
A. Sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ theo khuynh hướng vô sản
B. Sự du nhập và ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác- Lênin
C. Hành động khủng bố của thực dân Pháp
D. Sự chuyển biến của tình hình thế giới
Câu 20. Ba tư tưởng sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tác phẩm nào?
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
- Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin lãnh đạo
- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó, đoàn kết với cách mạng thế giới
A. Con rồng tre
B. Bản án chế độ thực dân Pháp
C. Đường kách mệnh
D. Vi hành.
Câu 21. Nam đồng thư xã – một nhà xuất bản tiến bộ là cơ sở hạt nhân đầu tiên của tổ chức cách mạng nào của Việt Nam?
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 ở Việt Nam?
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam.
C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
Câu 23. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu, Trung Quốc để:
A. giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc.
B. xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc.
C. xây dựng căn cứ địa ở hải ngoại cho cuộc đấu tranh giành độc lập.
D. cải tổ các tổ chức yêu nước tại đây thành các tổ chức cách mạng.
Câu 24. Tổ chức Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Việt Nam là:
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Tân Việt Cách mạng Đảng.
C. Đông Dương Cộng sản Đảng.
D. Chi bộ Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Câu 25. Điểm khác biệt cơ bản giữa "Luận cương chính trị" (10/1930) với "Cương lĩnh chính trị" đầu tiên của Đảng là gì?
A. Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng nặng về đấu tranh giai cấp.
B. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
C. Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng lại nặng về đấu tranh dân tộc.
D. Luận cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu nhưng không đề ra được sách lược liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.
Câu 26. Tổ chức cách mạng có tính chất vô sản sớm nhất ở nước ta là:
A. Tâm Tâm xã.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 27. So với điều kiện ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có thêm nhân tố nào sau đây?
A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
B. Phong trào công nhân.
C. Phong trào nông dân.
D. Phong trào yêu nước.
Câu 28. Tại sao nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc trên con đường đấu tranh suốt mấy thập niên đầu thế kỷ XX?
A. Đảng ra đời là sự tiếp nối phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc kinh qua các con đường từ phong kiến đến dân chủ tư sản nhằm thực hiện mục tiêu số một là giải phóng dân tộc.
B. Đảng ra đời là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba nhân tố, chủ nghĩa Mác-Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX.
C. Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, chứng tỏ sự đúng đắn của con đường cách mạng vô sản.
D. Đảng ra đời gắn với sự nghiệp cách mạng lớn lao, gian khổ, độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 29. Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là:
A. khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.
B. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.
C. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư sản.
D. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
Câu 30. Nhân tố quan trọng nhất dẫn tới sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là:
A. chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam.
B. phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
C. phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
D. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
C |
A |
A |
C |
C |
B |
A |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
D |
A |
B |
A |
D |
C |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
C |
A |
C |
B |
B |
D |
A |
A |
A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 83.
Cách giải:
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tich cực trong Tâm Tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 88.
Cách giải:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 78.
Cách giải:
- Tăng nhanh về số lượng: đến năm 1929, trong các doanh nghiêp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, số lượng công nhân có trên 22 vạn người.
- Tăng nhanh về chất lượng: chịu ảnh hưởng cua tráo lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đai.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 83.
Cách giải:
Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội VNCMTN. Tờ báo này do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925.
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 78.
Cách giải:
Giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất được phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Trong đó, tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 85.
Cách giải:
Bản Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929 đã nêu nguyên tắc tư tưởng: “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Đến thời kì cuối cùng là bất hợp tác với Chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn; cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
Chọn: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 87, suy luận.
Cách giải:
- Năm 1929, với sự phát triển của phong trào công nhân, nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa
+ Tháng 6-1929, các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
+ Tháng 8-1929, cán bộ lãnh đao tiến tiến trong Tổng bộ và Kì bộ của Việt Nam Cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng, lấy tờ báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận của đảng.
- Tháng 9-1929, những người giác ngộ trong Đảng Tân Việt tuyên bố Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức được thành lập.
Chọn: C
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.
Cách giải:
Giữa năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lê –nin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam, đó là con đường cách mang vô sản.
Chọn: B
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 88, suy luận.
Cách giải:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định đường lối chiến lược cách mạng của đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mang và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 87, suy luận.
Cách giải:
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 là một xu thế khách quan của cuộc vân động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mang vô sản). Nhưng ba tổ chức này hoạt động riêng riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, có nguy cơ dẫn đến sư chia rẽ lớn.
Chọn: A
Câu 11.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại do các nguyên nhân sau:
- Thực Pháp còn mạnh, bản thân Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về nhiều mặt.
- Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.
- Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.
Trong đó, nguyên nhân khách quan là nguyên nhân đầu tiên.
Chọn: D
Câu 12.
Phương pháp: sgk trang 86, suy luận.
Cách giải:
Khởi nghĩa Yên Bái là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cuối cùng và quan trọng nhất của Việt Nam Quôc dân đảng, Chính vì thế, khi cuộc khởi nghĩa này thất bại cũng đánh dầu sự chấm dứt của Việt Nam Quốc dân đảng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Chọn: C
Câu 13.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
- Chuẩn bị về tổ chức: tháng 6-1925, thành lập Hội VNVMTN chuẩn bị cán bộ và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
- Chuẩn bị về tư tưởng:
+ Mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ và truyền bá lí luận cách mạng.
+ Phong trào “vô sản hóa” (1928) của Hội VNCMTN, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Làm cho phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.
Chọn: D
Câu 14.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Từ năm 1884, khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp dướ ngọn cờ phong kiến. Tuy nhiên, sau thất bại của phong trào Cần Vương, con đường cứu nước phong kiến đến đây thất bại.
- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản song song tồn tại cùng huynh hướng vô sản.
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại cùng với sự không thành công của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. (1930)
+ Khuynh hướng vô sản, do Nguyễn Ái Quốc tìm ra sau khi đôc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây là đường lối phù hợp với hầu hết các giai tầng trong xã hội, Nhân dân đấu tranh không phải lập lai chế độ phong kiến hay chế độ quân chủ lập hiến mà là chế độ cộng sản, đó là nhà nước của dân, do dân và vi dân.
Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đã chứng tỏ sự thất bại của Khuynh hướng cứu nước và sự thắng thế của khuynh hướng vô sản với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
Chọn: A
Câu 15.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Nền tàng tư tưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là: lấy chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn một trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản thịnh hành ở Trung Quốc làm nền tảng chính trị, tư tưởng
Chọn: B
Câu 16.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Mặc dù đi theo hai khuynh hướng khác nhau nhưng cả Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng đều là các tổ chức yêu nước cách mạng, ra đời do yêu cầu từ sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. (phong trào yêu nước phát triển đến một mức độ nhất định thì cần phải có tổ chức lãnh đạo)
Chọn: A
Câu 17.
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam là do Việt Nam thiếu đi một cơ sở kinh tế- xã hội đủ mạnh để cách mạng tư sản có thể nổ ra và giành thắng lợi.
- Về kinh tế, sự du nhập không hoàn toàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khiến cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính cục bộ, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
- Về xã hội, giai cấp tư sản lại có thế lực kinh tế nhỏ yếu, địa vị chính trị thấp nên không thể đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Chọn: D
Câu 18.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam:
- Tích cực truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo con đường vô sản vào Việt Nam, xác lập một con đường cứu nước mới, góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
- Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX
Chọn: C
Câu 19.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Sự du nhập và ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác- Lênin là nguyên nhân chung dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng và thất bại của Việt Nam quốc dân Đảng.
Cụ thể:
- Đối với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, đặt ra yêu cầu thành lập Đảng cộng sản. Yêu cầu đó khiến cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có sự phân hóa.
- Đối với Tân Việt cách mạng đảng ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, nên chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc sớm ảnh hưởng đến một bộ phận đảng viên của Đảng => dẫn tới sự chuyển hóa của Tân Việt cách mạng đảng
- Đối với Việt Nam Quốc dân đảng: Chủ nghĩa Mác- Lênin, lý luận giải phóng dân tộc được truyền bá sâu rộng đã làm cho phong trào yêu nước ngả từ quỹ đạo tư sản sang quỹ đạo tư sản => Việt Nam Quốc dân Đảng không còn nhận được sự ủng hộ của quần chúng nên thất bại.
Chọn: B
Câu 20.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Đường kách mệnh là tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1924-1927 tại các lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu. Tác phẩm được xuất bản năm 1927, đề cập đến 3 vấn đề chính là:
1- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
2- Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin lãnh đạo
3- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó, đoàn kết với cách mạng thế giới
Chọn: C
Câu 21.
Phương pháp: sgk trang 85
Cách giải:
Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã – một nhà xuất bản tiến bộ, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,… đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.
Chọn: A
Câu 22.
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Sự thành lập ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 ở Việt Nam là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng Vô sản. Đây là cơ sở và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn: C
Câu 23.
Phương pháp: sgk trang 82
Cách giải:
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu, Trung Quốc để giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc.
Chọn: A
Câu 24.
Phương pháp: sgk trang 87
Cách giải:
Tổ chức Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Việt Nam là: Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929)
Chọn: C
Câu 25.
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Điểm khác biệt cơ bản giữa "Luận cương chính trị" (10/1930) với "Cương lĩnh chính trị" đầu tiên của Đảng là: Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Chọn: B
Câu 26.
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Tổ chức cách mạng có tính chất vô sản sớm nhất ở nước ta là: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) nhằm tổ cức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ thực dân Pháp và tay sai. Sau khi được thành lập, trong những năm 1927 – 1928, các cán bộ của Hội đã tổ chức phong trào Vô sản hóa=> làm cho phong trào công nhân phát triển mạnh.
Chọn: B
Câu 27.
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
- Điều kiện ra đời của Đảng Cộng sản: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dựa trên sự kết hợp: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước. => So với điều kiện ra đời của các Đảng cộng sản ở các nước tư bản, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có thêm nhân tố là phong trào yêu nước.
Chọn: D
Câu 28.
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử dân tộc trên con đường đấu tranh suốt mấy thập niên đầu thế kỷ XX vì: Đảng ra đời là kết quả của sự tiếp nối phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc kinh qua các con đường từ phong kiến đến dân chủ tư sản nhằm thực hiện mục tiêu số một là giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh giai cấp quyết liệt của nhân dân ta.
Chọn: A
Câu 29.
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là: Ở Việt Nam, trong phong trào đấu tranh chống Pháp đầu thế kỉ XX, xuất hiện hai khuynh hướng cứu nước là khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản. Hai khuynh hướng này cùng phát triển trong phong trào yêu nước.
Chọn: A
Câu 30.
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Nhân tố quan trọng nhất dẫn tới sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là: Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam.
Chọn: A
soanvan.me