Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
Câu 2: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1960, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
A. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
B. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 3: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?
A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn.
B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp.
C. Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp.
D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam.
Câu 4: Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?
A. Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.
B. Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.
C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.
D. Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Câu 5: Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước
A. Giáp Tuất.
B. Nhâm Tuất.
C. Hác-măng.
D. Pa-tơ-nốt.
Câu 6. Một trong những nội dung quan trọng khiến Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon béo bở” của thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX là
A. nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Việt Nam phục tùng một nước lớn là Trung Quốc.
C. Việt Nam có vị trí gần Lào và Campuchia.
D. triều Nguyễn muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Anh.
Câu 7. Tại sao thực dân Pháp tấn công Gia Định năm 1859?
A. Một số gián điệp của Pháp đã hoạt động từ trước.
B. Hệ thống giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng.
C. Cứu vãn “kế hoạch đánh nhanh” đang trên đà thất bại.
D. Hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
Câu 8. Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)?
A. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì.
B. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Giatô.
C. Bồi thường cho Pháp chiến phí tương đương 380 vạn lạng bạc.
D. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do vào buôn bán.
Câu 9. Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.
B. Nhu cầu thị trường và thuộc địa ngày càng cấp thiết.
C. Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.
D. Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nề.
Câu 10. Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình Huế trong hai năm 1859 và 1860?
A. Không kiên quyết phối hợp với nhân dân.
B. Kiên quyết phối hợp cùng nhân dân chống Pháp.
C. Bị phân hóa thành hai phe chủ hòa và chủ chiến.
D. Sợ Pháp hơn sợ dân.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Câu 2: (3 điểm) Từ năm 1858 đến sau Hiệp ước 1862, nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
A |
D |
B |
A |
B |
C |
B |
A |
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào phần chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 để trả lời.
Cách giải:
Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Chọn: C
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào diễn biến chiến sự ở Gia Định năm 1960 để trả lời.
Cách giải:
Tháng 7 – 1860, phần lớn quân Pháp đều bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên 1 phòng tuyến dài hơn 10km.Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa mới xây dựng trong tư thế “thủ hiểm”.
Chọn: A
Câu 3:
Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam trước cuộc xâm lược để trả lời
Cách giải:
Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.
Chọn: A
Câu 4:
Phương pháp: Dựa vào diễn biến chiến sự Gia Định năm 1961 để trả lời.
Cách giải:
Đêm 23 rạng sáng ngày 24 -2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của Pháp, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Chọn: D
Câu 5:
Phương pháp: Dựa vào hành động của triều đình Huế trong năm 1862 để trả lời.
Cách giải:
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 114, suy luận.
Cách giải:
Có hai nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon béo bở” cho thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX:
- Việt Nam là một nước đông dân, giàu tài nguyên, có vị tri địa lý quan trọng, trong khi thực dân Pháp đang thèm khát thuộc địa, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhân công và nguyên liệu của Pháp.
- Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng trầm trọng nhưng không tiến hành cải cách, canh tân đất nước làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu.
Chọn: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 115, suy luận.
Cách giải:
Thực dân Pháp tấn công Gia Định do những lí do sau đây:
- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn.
- Cắt đứt con đường tiếp tế lương thực cho triều đình.
- Hệ thống giao thông thủy thuận lợi, đi lại dễ dàng => thực hiện đánh chiế luôn Campuchia.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 116, loại trừ.
Cách giải:
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX xuất phát từ những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Khi Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.
+ Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
+ Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.
Triều đình còn sợ dân hơn sợ Pháp, vì muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ nên đã thực hiện chính sách bảo thủ, vừa không tiến hành cải cách đất nước vừa bước vào quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp thông qua các hiệp ước.
Chọn: A
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 114, suy luận.
Cách giải:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 116, 117.
Cách giải:
* Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.
* Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.
- Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.
- Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.
+ Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ.
+ Tháng 2-1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
+ Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây dựng căn cứ khác. => Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.
=> Như vậy, dù triều đình Huế thỏa hiệp, nhân dân ta vẫn anh dũng kháng chiến chống Pháp.
soanvan.me