Câu hỏi 1 :
Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
- A
Các nguyên tử, phân tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên
- B
Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định
- C
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại
- D
Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A , B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía
C – sai vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
D – đúng
Câu hỏi 2 :
Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì
- A
động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
- B
động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.
- C
nội năng của vật giảm.
- D
thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi nhiệt độ của vật tăng lên, chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
Câu hỏi 3 :
Chọn câu trả lời sai.
- A
Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
- B
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
- C
Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
- D
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A, B, D – đúng
C – sai vì các vật lạnh vẫn có thể bức xạ nhiệt
Câu hỏi 4 :
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
- A
\(J\)
- B
\(kJ\)
- C
\(calo\)
- D
\(N/{m^2}\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ngoài \(J,{\rm{ }}kJ\) đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng \(calo,{\rm{ }}kcalo\)
\(1kcalo = 1000calo;1{\rm{ }}calo = 4,2J\)
Câu hỏi 5 :
Hiện tượng khuếch tán là:
- A
Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau
- B
Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau
- C
Hiện tượng khi đổ nước vào cốc
- D
Hiện tượng cầu vồng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Câu hỏi 6 :
Một bình thủy tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ \({t_1}\). Một đồng xu được nung nóng tới nhiệt độ \({t_2} > {t_1}\) . Đồng xu sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và đồng xu bằng nhau và bằng \({t_3}\). Chọn câu trả lời đúng.
- A
Nhiệt lượng được truyền từ nước sang đồng xu.
- B
Đồng xu nhận được một công từ nước.
- C
Bình và nước nhận một công từ đồng.
- D
\({t_3} > {t_1}\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trong trường hợp trên: nhiệt lượng từ đồng xu truyền cho nước.
Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên của đồng xu giảm đi => \({t_2} > {t_3} > {t_1}\)
A, B, C – sai vì nước nhận nhiệt từ đồng xu
D – đúng
Câu hỏi 7 :
Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
- A
Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.
- B
Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.
- C
Cát được trộn lẫn với ngô.
- D
Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng hiện tượng khuếch tán: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Lời giải chi tiết:
Ta có: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Ở phương án C: Cát được trộn lẫn với ngô đây là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử => C – không phải là hiện tượng khuếch tán
Câu hỏi 8 :
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
- A
Hướng từ dưới lên.
- B
Hướng từ trên xuống.
- C
Hướng sang ngang.
- D
Hướng theo mọi hướng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo mọi hướng
Câu hỏi 9 :
Biểu thức tính công suất là:
- A
\(P = At\)
- B
\(P = \frac{A}{t}\)
- C
\(P = \frac{t}{A}\)
- D
\(P = {A^t}\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có, biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Trong đó:
+ \(A\): công thực hiện \(\left( J \right)\)
+ \(t\): khoảng thời gian thực hiện công \(A{\rm{ }}\left( s \right)\)
Câu hỏi 10 :
Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?
- A
\({Q_{tỏa}} + {Q_{thu}} = 0\)
- B
\({Q_{tỏa}} = {Q_{thu}}\)
- C
\({Q_{tỏa}}.{Q_{thu}} = 0\)
- D
\(\dfrac{{{Q_{tỏa}}}}{{{Q_{thu}}}} = 0\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có, phương trình cân bằng nhiệt
Qtỏa ra = Qthu vào
Trong đó:
+ Qtỏa ra: tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra
+ Qthu vào: tổng nhiệt lượng của các vật thu vào
Câu hỏi 11 :
Khi đổ \(100c{m^3}\) rượu vào \(100c{m^3}\) nước thì thu được bao nhiêu \(c{m^3}\) hỗn hợp?
- A
\(200{\rm{ }}c{m^3}\)
- B
\( > 100c{m^3}\)
- C
\({\rm{100 }}c{m^3}\)
- D
\( < 200c{m^3}\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ \(100c{m^3}\) rượu vào \(100c{m^3}\) nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích \( < 200c{m^3}\)
Câu hỏi 12 :
Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về về sự chuyển hóa cơ năng?
- A
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng
- B
Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
- C
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn
- D
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
Câu hỏi 13 :
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất
- A
Oát (W)
- B
Jun trên giây (J/s)
- C
Niuton nhân mét (N.m)
- D
Kilôoát (kW)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nếu công \(A\) được tính là \(1J\), thời gian \(t\) được tính là \(1s\), thì công suất được tính là:
\(P = \dfrac{{1J}}{{1{\rm{s}}}} = 1J/s\) (Jun trên giây)
Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)
\(\begin{array}{*{20}{l}}{1W{\rm{ }} = {\rm{ }}1J/s}\\{1kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000W}\\{1MW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000{\rm{ }}kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000000W}\end{array}\)
C – Niuton nhân mét (N.m) là đơn vị của công không phải là đơn vị của công suất
A, B, D – là các đơn vị của công suất
Câu hỏi 14 :
Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật
- A
1
- B
2
- C
3
- D
4
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:
- Thực hiện công
- Truyền nhiệt
Câu hỏi 15 :
Dẫn nhiệt là hình thức:
- A
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật
- B
Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác
- C
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác
- D
Nhiệt năng được bảo toàn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Câu hỏi 16 :
Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
- A
Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
- B
Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
- C
Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
- D
Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
Câu hỏi 18 :
Gọi O là vị trí ban đầu của vật (vị trí cân bằng). Khi nén lò xo một đoạn \(l\), vật ở vị trí M, năng lượng của hệ dự trữ dưới dạng nào ?
- A
Động năng
- B
Thế năng đàn hồi
- C
Thế năng hấp dẫn
- D
Cơ năng
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta thấy, tại M lò xo bị nén một đoạn \(l\)
=> Năng lượng của hệ dự trữ dưới dạng thế năng đàn hồi
Câu hỏi 19 :
Khi chuyển động từ M đến O, động năng và thế năng của vật thay đổi thế nào ?
- A
Động năng giảm, thế năng tăng
- B
Động năng tăng và thế năng giảm
- C
Động năng và thế năng không thay đổi
- D
Chỉ có động năng tăng còn thế năng không đổi
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Khi chuyển động từ M đến O, độ biến dạng của lò xo so với trạng thái ban đầu (không dãn, không nén) càng nhỏ dần
=> Khi chuyển động từ M đến O, động năng của vật tăng và thế năng của vật giảm
Câu hỏi 20 :
Khi chuyển động từ O đến N, động năng và thế năng của vật thay đổi thế nào ?
- A
Động năng giảm, thế năng tăng
- B
Động năng tăng và thế năng giảm
- C
Động năng và thế năng không thay đổi
- D
Chỉ có động năng tăng còn thế năng không đổi
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi chuyển động từ O đến N, động năng giảm và thế năng tăng
Câu hỏi 21 :
Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi; thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
- A
Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi
- B
Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam
- C
Công suất của Nam và Hùng là như nhau
- D
Không đủ căn cứ để so sánh
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi lực kéo gàu nước lên của Nam và Hùng lần lượt là: \({F_1},{F_2}\)
Thời gian Nam và Hùng kéo gàu nước lên lần lượt là: \({t_1},{t_2}\)
Chiều cao của giếng nước là: \(h\)
Theo đầu bài ta có:
- Trọng lượng của gàu nước do Nam kéo nặng gấp đôi do Hùng kéo: \({P_1} = 2{P_2} \to {F_1} = 2{F_2}\)
- Thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam: \({t_2} = \dfrac{{{t_1}}}{2}\)
Ta suy ra:
+ Công mà Nam thực hiện được là: \(A_1 = {F_1}h\)
Công mà Hùng thực hiện được là: \(A_2 = {F_2}h = \dfrac{{{F_1}}}{2}h = \dfrac{{{A_1}}}{2}\)
+ Công suất của Nam và Hùng lần lượt là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = \dfrac{{{A_1}}}{{{t_1}}}\\{P_2} = \dfrac{{{A_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{\dfrac{{{A_1}}}{2}}}{{\dfrac{{{t_1}}}{2}}} = \dfrac{{{A_1}}}{{{t_1}}}\end{array} \right.\)
Từ đây, ta suy ra: \({P_1} = {P_2}\) => Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
Câu hỏi 22 :
Một máy khi hoạt động với công suất \(P = 1600W\)thì nâng được vật nặng \(m = 70kg\) lên đến độ cao \(36m\) trong \(36s\). Công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật và hiệu suất của máy trong quá trình làm việc lần lượt là:
- A
\(A = 576000J;H = 43,75\% \)
- B
\(A = 57600J;H = 43,75\% \)
- C
\(A = 57600kJ;H = 43,75\% \)
- D
\(A = 5760J;H = 43,75\% \)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t} \to A = Pt\)
+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)
Lời giải chi tiết:
+ Trọng lượng của vật nặng là: \(P = 10m = 10.70 = 700N\)
+ Công có ích để đưa vật lên là: \({A_1} = P.h = 700.36 = 25200J\)
+ Công của máy hoạt động khi đưa vật lên trong 36s là: \(A = Pt = 1600.36 = 57600J\)
+ Hiệu suất của máy bơm là: \(H = \dfrac{{{A_1}}}{A}.100\% = \dfrac{{25200}}{{57600}}.100\% = 43,75\% \)
Câu hỏi 23 :
Máy thứ nhất sinh ra một công \(300kJ\) trong \(1\) phút. Máy thứ hai sinh ra một công \(720kJ\) trong nửa giờ. Máy nào có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
- A
Máy thứ hai có công suất lớn hơn và lớn hơn 2,4 lần
- B
Máy thứ nhất có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần
- C
Máy thứ hai có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần
- D
Máy thứ nhất có công suất lớn hơn và lớn hơn 12,5 lần
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có
\({A_1} = 300kJ = 300000J\)
\({t_1} = 1ph = 60s\)
\({A_1} = 720kJ = 720000J\)
\({t_1} = 0,5h = 0,5.60.60 = 1800s\)
Công suất máy thứ nhất thực hiện được là: \({P_1} = \dfrac{{{A_1}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{300000}}{{60}} = 5000W\)
Công suất máy thứ hai thực hiện được là: \({P_2} = \dfrac{{{A_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{720000}}{{1800}} = 400W\)
\({P_1} > {P_2} \Rightarrow \) máy thứ nhất có công suất lớn hơn máy thứ hai
\(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{5000}}{{400}} = 12,5\)
=> Máy thứ nhất có công suất lớn hơn và lớn hơn \(12,5\) lần
Câu hỏi 24 :
Một vật có nhiệt năng \(30J\), sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là \(80J\). Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
- A
\(80{\rm{ }}J\)
- B
\(110{\rm{ }}J\)
- C
\(50{\rm{ }}J\)
- D
Một giá trị khác.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ta có: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
=> Nhiệt lượng mà vật nhận được trong trường hợp trên bằng \(80 - 30 = 50J\)
Câu hỏi 25 :
Đun nóng \(15\) lít nước từ nhiệt độ ban đầu \({t_1} = {27^0}C\) . Sau khi nhận được nhiệt lượng \(1134kJ\) thì nước nóng đến nhiệt độ \({t_2}\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Nhiệt độ \({t_2}\) có giá trị là:
- A
\({25^0}C\)
- B
\({35^0}C\)
- C
\({45^0}C\)
- D
\({55^0}C\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Khối lượng của \(1l\) nước \( = 1kg\)
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
Lời giải chi tiết:
+ Đổi đơn vị: Khối lượng của \(15l\) nước \( = 15kg\)
+ Ta có, nhiệt lượng \(Q = mc\Delta t\)
Ta suy ra: \(\Delta t = \dfrac{Q}{{mc}} = \dfrac{{{{1134.10}^3}}}{{15.4200}} = 18\)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}\Delta t = {t_2} - {t_1} \leftrightarrow 18 = {t_2} - 27\\ \to {t_2} = 18 + 27 = 45\end{array}\)
Vậy nhiệt độ \({t_2}\) có giá trị là \({45^0}C\)
Câu hỏi 26 :
Pha một lượng nước ở \({80^0}C\) vào bình chứa \(9lit\) nước đang ở nhiệt độ \({22^0}C\). Nhiệt độ cuối cùng khi có sự cân bằng nhiệt là \({36^0}C\). Lượng nước đã pha thêm vào bình là:
- A
\(28,6kg\)
- B
\(2,86kg\)
- C
\(2,86g\)
- D
\(28,6g\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Lời giải chi tiết:
Đổi đơn vị: \(9l\) nước ứng với \(9kg\)
Ta có:
Nhiệt độ cân bằng của nước pha là: \(t = {36^0}C\)
Nước ở \({80^0}C\) : \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = ?\\c\\{t_1} = {80^0}C\end{array} \right.\)
Nước ở \({22^0}C\) : \(\left\{ \begin{array}{l}{m_2} = 9kg\\c\\{t_2} = {22^0}C\end{array} \right.\)
+ Nhiệt lượng mà nước ở \({80^0}C\) tỏa ra là: \({Q_1} = {m_1}c\left( {{t_1} - t} \right)\)
+ Nhiệt lượng mà nước ở \({22^0}C\) nhận được là: \({Q_2} = {m_2}c\left( {t - {t_2}} \right)\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
\(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2} \leftrightarrow {m_1}c\left( {{t_1} - t} \right) = {m_2}c\left( {t - {t_2}} \right)\\ \leftrightarrow {m_1}\left( {{t_1} - t} \right) = {m_2}\left( {t - {t_2}} \right)\\ \leftrightarrow {m_1}\left( {80 - 36} \right) = 9\left( {36 - 22} \right)\\ \to {m_1} = 2,86kg\end{array}\)
Vậy phải pha \(2,86kg\) hay \(2,86lit\) nước ở \({80^0}C\) vào bình chứa \(9lit\) nước đang ở nhiệt độ \({22^0}C\) để thu được nước ở nhiệt độ \({36^0}C\).