Câu hỏi 1 :
Vật có cơ năng khi:
- A
Vật có khả năng sinh công
- B
Vật có khối lượng lớn
- C
Vật có tính ì lớn
- D
Vật có đứng yên
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Câu hỏi 2 :
Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
- A
Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
- B
Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
- C
Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
- D
Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trong trường hợp trên là quá trình truyền nhiệt: nhiệt lượng từ miếng sắt truyền cho nước.
Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên của đồng giảm đi, nhiệt năng của nước tăng lên, của miếng sắt giảm đi.
Câu hỏi 3 :
Biểu thức tính công suất là:
- A
\(P = At\)
- B
\(P = \frac{A}{t}\)
- C
\(P = \frac{t}{A}\)
- D
\(P = {A^t}\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có, biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Trong đó:
+ \(A\): công thực hiện \(\left( J \right)\)
+ \(t\): khoảng thời gian thực hiện công \(A{\rm{ }}\left( s \right)\)
Câu hỏi 4 :
Chọn câu đúng trong các câu sau:
- A
Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.
- B
Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- C
Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
- D
Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng được bảo toàn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Câu hỏi 5 :
……………..của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\)
- A
Nhiệt dung riêng
- B
Nhiệt độ
- C
Nhiệt lượng
- D
Nội năng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho \(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\left( {1K} \right)\)
Câu hỏi 6 :
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
- A
Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng
- B
Một vật có thể có động năng hoặc thế năng hoặc đồng thời cả hai.
- C
Cơ năng của vật tổng thế năng và động năng của vật
- D
Cơ năng của vật bằng tích thế năng và động năng của vật
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A, B, C – đúng
D – sai vì: Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó
Câu hỏi 7 :
Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
- A
Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
- B
Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
- C
Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
- D
Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong các chất trên, thứ tự sắp xếp theo quy luật tăng dần về tính dẫn nhiệt là:
Gỗ, nước đá, nhôm, bạc
Câu hỏi 8 :
Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật
- A
1
- B
2
- C
3
- D
4
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:
- Thực hiện công
- Truyền nhiệt
Câu hỏi 9 :
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
- A
Hướng từ dưới lên.
- B
Hướng từ trên xuống.
- C
Hướng sang ngang.
- D
Hướng theo mọi hướng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo mọi hướng
Câu hỏi 10 :
Điều nào sau đây sai khi nói về công suất?
- A
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- B
Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây
- C
Công suất được xác định bằng công thức \(P = \dfrac{A}{t}\)
- D
Công suất là công mà vật thực hiện được trong một đơn vị thời gian là \(P = \dfrac{A}{t}\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất
+ Công suất được tính bằng biểu thức: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Ta suy ra các phương án:
A, C, D – đúng
B – sai vì \(P = \dfrac{A}{t}\)
Câu hỏi 11 :
Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?
- A
Vì đồng mỏng hơn.
- B
Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
- C
Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.
- D
Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Câu hỏi 12 :
Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
- A
Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
- B
Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.
- C
Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.
- D
Cả A, B đều đúng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng tính chất chuyển động vì nhiệt của các nguyên tử, phân tử: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
+ Vận dụng hiện tượng khuếch tán: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Lời giải chi tiết:
Ta có: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
=> Ta hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì: Nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
Câu hỏi 13 :
Khi đổ \(100c{m^3}\) rượu vào \(100c{m^3}\) nước thì thu được bao nhiêu \(c{m^3}\) hỗn hợp?
- A
\(200{\rm{ }}c{m^3}\)
- B
\( > 100c{m^3}\)
- C
\({\rm{100 }}c{m^3}\)
- D
\( < 200c{m^3}\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ \(100c{m^3}\) rượu vào \(100c{m^3}\) nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích \( < 200c{m^3}\)
Câu hỏi 14 :
Một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tạo thành
- A
Nguyên tử.
- B
Phân tử.
- C
Vật.
- D
Chất.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
Câu hỏi 15 :
Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
- A
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- B
Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
- C
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên.
- D
Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A – đúng
B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía
C – đúng
D – đúng
Câu hỏi 16 :
Nếu hai vật có nhiệt độ̣ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi
- A
một vật đạt nhiệt độ \({0^0}C\)
- B
nhiệt độ hai vật bằng nhau.
- C
nhiệt năng hai vật bằng nhau.
- D
nhiệt dung riêng hai vật bằng nhau.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại. \(\)
Câu hỏi 17 :
Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì
- A
động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
- B
động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.
- C
nội năng của vật giảm.
- D
thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi nhiệt độ của vật tăng lên, chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.
Câu hỏi 19 :
Khi con lắc từ A về vị trí cân bằng B, động năng và thế năng thay đổi như thế nào ?
- A
Động năng giảm, thế năng tăng
- B
Động năng tăng và thế năng giảm
- C
Động năng và thế năng đều tăng
- D
Động năng và thế năng đều giảm
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Khi con lắc từ A về vị trí cân bằng B, động năng tăng và thế năng giảm
Câu hỏi 20 :
Khi con lắc đi từ B đến C, động năng và thế năng thay đổi như thế nào ?
- A
Động năng giảm, thế năng tăng
- B
Động năng tăng và thế năng giảm
- C
Động năng và thế năng đều tăng
- D
Động năng và thế năng đều giảm
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi con lắc đi từ B đến C, động năng giảm và thế năng tăng
Câu hỏi 21 :
Công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao \(25m\) xuống dưới, biết lưu lượng dòng nước là \(120m{}^3/ph\) , khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\) :
- A
\(500kW\)
- B
\(500MW\)
- C
\(500000kW\)
- D
Một giá trị khác
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(1\) phút \( = 60s\)
+ Khối lượng của \(1{m^3}\) nước là: \({m_1} = 1000kg\)
=> Trọng lượng của \(1{m^3}\) nước là: \({P_1} = 10.1000 = 10000N\)
Trong thời gian \(1\) phút có \(120{m^3}\) nước rơi từ độ cao \(25m\) xuống dưới
+ Trọng lượng tổng cộng của \(120{m^3}\) nước là: \({P_2} = 120{P_1} = 120.10000 = 1200000N\)
+ Công thực hiện trong thời gian đó: \(A = {P_2}.h = 1200000.25 = 30000000J\)
+ Công suất của dòng nước là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{30000000}}{{60}} = 5000000W = 500kW\)
Câu hỏi 22 :
Một máy khi hoạt động với công suất \(P = 1600W\)thì nâng được vật nặng \(m = 70kg\) lên đến độ cao \(36m\) trong \(36s\). Công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật và hiệu suất của máy trong quá trình làm việc lần lượt là:
- A
\(A = 576000J;H = 43,75\% \)
- B
\(A = 57600J;H = 43,75\% \)
- C
\(A = 57600kJ;H = 43,75\% \)
- D
\(A = 5760J;H = 43,75\% \)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t} \to A = Pt\)
+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)
Lời giải chi tiết:
+ Trọng lượng của vật nặng là: \(P = 10m = 10.70 = 700N\)
+ Công có ích để đưa vật lên là: \({A_1} = P.h = 700.36 = 25200J\)
+ Công của máy hoạt động khi đưa vật lên trong 36s là: \(A = Pt = 1600.36 = 57600J\)
+ Hiệu suất của máy bơm là: \(H = \dfrac{{{A_1}}}{A}.100\% = \dfrac{{25200}}{{57600}}.100\% = 43,75\% \)
Câu hỏi 23 :
Môt máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động\(10000N\), sau \(2\) phút máy bay đạt độ cao \(800m\). Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị:
- A
\(P = 66666,67W\)
- B
\(P = 666666,67W\)
- C
\(P = 6,67kW\)
- D
Một giá trị khác
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Lời giải chi tiết:
\(t = 2\) phút \( = 60.2 = 120s\)
+ Công của động cơ máy bay thực hiện được là: \(A = Fs = 10000.800 = 8000000J\)
+ Công suất của động cơ máy bay:
\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{8000000}}{{120}} = 66666,67W\)
Câu hỏi 24 :
Một chiếc thìa nhôm để ở \({30^0}C\) nhiệt năng của nó là \(30J\). Sau đó tăng nhiệt độ lên \({50^0}C\) nó thu được thêm một nhiệt lượng là \(50J\). Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở \({50^0}C\) là:
- A
\(50{\rm{ }}J\)
- B
\(100{\rm{ }}J\)
- C
\({\rm{40 }}J\)
- D
\(80J\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
=> Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở \({50^0}C\) là: \(30 + 50 = 80J\)
Câu hỏi 25 :
Đầu thép của một búa máy có khối lượng \(15kg\) nóng lên thêm \({20^0}C\) sau \(1,6phut\) hoạt động. Biết rằng chỉ có \(40\% \) cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Công và công suất của búa máy có giá trị là, biết nhiệt dung riêng của thép là \(460J/kg.K\).
- A
\(A = 345kJ;P = 3593,75W\)
- B
\(A = 345kJ;P = 1953,75W\)
- C
\(A = 345J;P = 15,9375W\)
- D
\(A = 345J;P = 19,5375W\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ Vận dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)
+ Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Lời giải chi tiết:
\(t = 1,6p = 1,6.60 = 96s\)
Nhiệt năng đầu búa thu được là: \(Q = mc\Delta t = 15.460.20 = 138000J\)
Theo đề bài: \(40\% \) cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa \(\)
\(\begin{array}{l}Q = 40\% A\\ \Rightarrow A = \dfrac{Q}{{40\% }} = \dfrac{{138000}}{{40\% }} = 345000J\end{array}\)
Công suất của búa máy là \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{345000}}{{96}} = 3593,75W\) .
Câu hỏi 26 :
Một học sinh thả \(300g\) chì ở \({100^0}C\) vào \(250g\) nước ở \({60^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của chì là \(130J/kg.K\) , của nước là \(4200J/kg.K\) . Nhiệt độ khi cân bằng là:
- A
\({61^0}C\)
- B
\({68^0}C\)
- C
\({75^0}C\)
- D
\({82^0}C\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra, thu vào: \(Q = mc\Delta t\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Lời giải chi tiết:
+ Gọi nhiệt độ khi cân bằng là \(t\)
Ta có:
- Nhiệt lượng thu vào của chì là: \({Q_1} = {m_1}{c_1}\left( {t - {t_1}} \right)\)
- Nhiệt lượng tỏa ra của nước là: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\left( {{t_2} - t} \right)\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 300g = 0,3kg,{t_1} = {100^0}C\\{m_2} = 250g = 0,25kg,{t_2} = {60^0}C\end{array} \right.\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
\(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2} \leftrightarrow {m_1}{c_1}\left( {t - {t_1}} \right) = {m_2}{c_2}\left( {{t_2} - t} \right)\\ \leftrightarrow 0.3.130\left( {100 - t} \right) = 0,25.4200(t - 60)\\ \to t \approx {61^0}C\end{array}\)
Vậy nhiệt độ khi cân bằng là \({61^0}C\)