Câu hỏi 1 :
Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp lâu dài nào là quan trọng nhất?
- A
Lập hũ gạo tiết kiệm
- B
Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói
- C
Tăng gia sản xuất
- D
Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Để khuyến khích sản xuất, chính quyền cách mạng đã ra lệnh bãi bỏ các thứ thuế vô lý; tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, dân chủ.
Câu hỏi 2 :
Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
- A
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
- B
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị
- C
Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam
- D
Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước.
Câu hỏi 3 :
Công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950 không nhằm thực hiện phương châm nào?
- A
Phục vụ kháng chiến
- B
Phục vụ dân sinh
- C
Phục vụ sản xuất
- D
Phục vụ dân tộc
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950 được thực hiện theo ba phương châm: “Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”.
Câu hỏi 4 :
Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?
- A
“Đánh nhanh, thắng nhanh”.
- B
“Đánh chắc, thắng chắc”.
- C
“Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
- D
“Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Câu hỏi 5 :
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu đã được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm nào?
- A
Bản án chế độ thực dân Pháp
- B
Con rồng tre
- C
Đường Kách Mệnh
- D
Vi hành
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu đã được tập hợp và in thành sách Đường Kách Mệnh đầu năm 1927.
Câu hỏi 6 :
Ngày 22-12-1944, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập
- B
Các lực lượng vũ trang thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân
- C
Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập
- D
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Nguyên Bình - Cao Bằng. Đây chính là lực lượng tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu hỏi 7 :
"Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?
- A
Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.
- B
Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).
- C
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.
- D
Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thời cơ ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Đây là khoảng thời gian thuận lợi nhất để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi vì lúc kẻ thù chính đã gục ngã, kẻ thù mới chưa xuất hiện
Câu hỏi 8 :
Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?
- A
Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định
- B
Chuẩn bị rút quân về nước
- C
Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam
- D
Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Mặc dù đã kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhưng thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang ở nhiều nơi như Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Bộ…để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa.
Câu hỏi 9 :
Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì để vơ vét tối đa những nguồn lợi ở Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai?
- A
Kinh tế tập trung
- B
Kinh tế chỉ huy
- C
Kinh tế mới
- D
Kinh tế thời chiến
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), thực dân Pháp đã thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét, bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn
Câu hỏi 10 :
Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập
- A
Hội phục Việt
- B
Hội hưng Nam
- C
Tân Việt Cách mạng Đảng
- D
Việt Nam nghĩa đoàn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kì và một nhóm sinh viên trường Cao đằng Sư phạn Hà Nội đã lập ra Hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7-1928, Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập
Câu hỏi 11 :
Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì?
- A
Khủng hoảng kinh tế trầm trọng
- B
Khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết đói
- C
Cách mạng bùng nổ trong cả nước
- D
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Những chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật như thu thóc tạ, nhổ lúa trồng đay, cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức mua lương thực với giá rẻ mạt…đã dẫn đến nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 với gần 2 triệu người Việt Nam bị chết đói. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp – Nhật đối với nhân dân ta.
Câu hỏi 12 :
Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1926-1929?
- A
Mang tính thống nhất trong toàn quốc
- B
Đều mang tính chất chính trị rõ nét
- C
Công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập dẫn đầu phong trào yêu nước
- D
Phong trào công nhân thực sự trở thành phong trào tự giác
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trong giai đoạn 1926-1929 phong trào công nhân có bước phát triển mới.
Cụ thể là:
- Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, vượt ra phạm vị một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị.
- Phong trào công nhân đang đi dần vào cuộc đấu tranh tự giác, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức quy tụ, dẫn đầu phong trào yêu nước
Câu hỏi 13 :
Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?
- A
Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)
- B
Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11 - 1930)
- C
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)
- D
Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.
Câu hỏi 14 :
Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1930 -1931 là gì?
- A
chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
- B
chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh
- C
chống đế quốc, chống phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
- D
chống đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào diễn biến của phong trào 1930 – 1931, các khẩu hiệu đấu tranh để suy luận trả lời.
Lời giải chi tiết:
Căn cứ vào những khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân trong phong trào này như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. ‘Đả đảo phong kiến”, “Ruộng đất về tay dân cày” có thể thấy mục tiêu đấu tranh của phong trào này là chống đế quốc và chống phong kiến để giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
Câu hỏi 15 :
Sự kiện Đức tấn công Liên Xô có tác động như thế nào cục diện chiến tranh thế giới thứ hai?
- A
Đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
- B
Tạo ra bước ngoặt chiến tranh, ưu thế thuộc về phe Đồng minh
- C
Tính chất chiến tranh thay đổi, hai trận tuyến mới được hình thành
- D
Quân Đồng minh chuyển sang phản công ở mặt trận phía Tây
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sau khi thôn tính phần lớn châu Âu, ngày 22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô. Tính chất chiến tranh có sự thay đổi. Trên thế giới đã hình thành hai trận tuyến một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu. Một bên là khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Ngay từ đầu, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ
Câu hỏi 16 :
Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng là nội dung kế hoạch quân sự nào của Pháp- Mĩ?
- A
Kế hoạch Valuy
- B
Kế hoạch Rơve
- C
Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi
- D
Kế hoạch Nava
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nội dung cơ bản của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi là gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng
Câu hỏi 17 :
Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?
- A
Hà Nội
- B
Nam Định
- C
Nghệ- Tĩnh
- D
Sài Gòn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh
Câu hỏi 18 :
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?
- A
Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản
- B
Đức, Italia, Nhật Bản
- C
Đức, Tây Ban Nha, Italia
- D
Đức, Áo- Hung
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản
Câu hỏi 19 :
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có tác động như thế nào đến việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam?
- A
Mở đường cho việc giải quyết khủng hoảng đường lối ở Việt Nam.
- B
Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc
- C
Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
- D
Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu hỏi 20 :
Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?
- A
Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam
- B
Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
- C
Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
- D
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chông Pháp (1945-1954) mới giải phóng được một nửa đất nước. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) thắng lợi.
Câu hỏi 21 :
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là
- A
Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương
- B
Do Trung Hoa Dân Quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất giá
- C
Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới
- D
Chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Do chính quyền cách mạng chưa nắm được quyền quản lí ngân hàng Đông Dương, cùng với việc Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá kiến cho nền tài chính bị rối loạn
Câu hỏi 22 :
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì mới so với Phan Bội Châu?
- A
Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
- B
Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
- C
Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
- D
Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
So sánh hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) để trả lời
Lời giải chi tiết:
Ngay từ đầu, Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Còn Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản - một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện. Đây chính là điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu. Bởi Nguyễn Ái Quốc cho rằng: muốn thoát khỏi ách thống trị của thực dân phương Tây thì cần sang phương Tây để tìm hiểu về cuộc sống của người dân phương Tây, trong đó có Pháp như thế nào, các nước khác cứu nước như thế nào để học tập. Đồng thời, tìm hiểu xem khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của Pháp có thực sự thực hiện được trong thực tế không.
Câu hỏi 23 :
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã để lại di sản gì cho lực lượng vũ trang Việt Nam sau này?
- A
Đội tự vệ Cao Bằng
- B
Trung đội cứu quốc quân
- C
Đội du kích Bắc Sơn
- D
Đội Việt Nam giải phóng quân
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Từ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), đội du kích Bắc Sơn được thành lập. Đây chính là tiền thân của lực lượng vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam
Câu hỏi 24 :
Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
- A
Quân Nhật mới chỉ suy yếu
- B
Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng
- C
Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động
- D
Thời cơ cách mạng chưa chín muồi
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) để nhận xét
Lời giải chi tiết:
Khi Nhật đảo chính Pháp Đảng cộng sản Đông Dương đã không phát động tổng khởi nghĩa mà lại phát động khởi nghĩa từng phần vì thời cơ cách mạng chưa chín muồi: Quân Nhật mới chỉ suy yếu. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.
=> Thời cơ cách mạng chưa chín muồi nên chưa thể tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu hỏi 25 :
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là
- A
Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
- B
Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
- C
Giải quyết tàn dư của chế dộ cũ để lại
- D
Thực hiện đại đoàn kết dân tộc
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám để nhận xét
Lời giải chi tiết:
Thành quả lớn nhất mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mang lại cho Việt Nam là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, độc lập dân tộc
Câu hỏi 26 :
Cơ sở chính để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là
- A
Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp
- B
Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
- C
Để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng
- D
Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp để đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
Câu hỏi 27 :
Sự dính líu của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến?
- A
Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực
- B
Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn
- C
Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn
- D
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào bối cảnh thế giới và Việt Nam sau năm 1945 để nhận xét, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiến cho cuộc Chiến tranh Đông Dương không chỉ còn là vấn đề giữa Pháp - Việt Nam mà đã trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực, 2 phe.
Câu hỏi 28 :
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là biểu tượng gợi cho anh(chị) nhớ đến hiện tượng lịch sử gì ở Việt Nam?
- A
Sự chia cắt đất nước sau hiệp định Giơ-ne-vơ
- B
Cuộc Tổng tuyển cử thống nhất đất nước
- C
Cuộc tập kết chuyển quân của Việt Nam và Pháp
- D
Đất nước được hoàn toàn giải phóng
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết thực tiễn để trả lời
Lời giải chi tiết:
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là biểu tượng của sự chia cắt đất nước ở Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ. Ban đầu đây chỉ là ranh giới quân sự tạm thời phân chia hai vùng tập kết quân của quân đội Việt Nam và Pháp. Sau đó, do âm mưu của Mĩ- Diệm, nó đã bị biến thành ranh giới phân chia hai quốc gia trong suốt 21 năm
Câu hỏi 29 :
Loại quả nào đã được quân dân ta sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
- A
Bưởi
- B
Dừa
- C
Cam
- D
Chanh
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Để dụ địch vào trận địa mai phục trên sông Lô, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân ở Đoan Hùng đã sử dụng những quả bưởi sơn đen giả làm thủy lôi.
Câu hỏi 30 :
“Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?
- A
Võ Nguyên Giáp
- B
Tôn Đức Thắng
- C
Hồ Chí Minh
- D
Huỳnh Thúc Kháng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
Trong bối cảnh những điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam đã đến, Hồ Chí Minh trong lúc đang ốm nặng đã căn dặn với trung ương Đảng “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”