Đề bài
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8
Câu 1. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế do Nga hoàng đứng đầu.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
Câu 2. Đến năm 1936, sản lượng công nghiệp của Liên Xô so với thế giới xếp hàng thứ mấy?
A. Xếp thứ nhất.
B. Xếp thứ nhì.
C. Xếp thứ ba.
D. Xếp thứ tư
Câu 3. Câu kết thúc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa gì?
A. Kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc.
B. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản.
C. Biểu hiện sự đoàn kết của vô sản thế giới.
D. Là khẩu hiệu kết đấu tranh của vô sản thế giới.
Câu 4. Điểm tiến bộ chung của Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp là
A. Đề cao sự tự do, bình đẳng của con người.
B. Khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và người da trắng.
C. Xóa bỏ chế độ nô lê và bóc lột công nhân làm thuê.
D. Xác định quyền bình đẳng của công nhân trước pháp luật.
Câu 5. Tại sao Liên Xô phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong những năm 1926 – 1929?
A. Đây là bước khởi đầu của công nghiệp hóa.
B. Thúc đẩy công nghiệp nhẹ, công nghiệp và củng cố quốc phòng.
C. Để hỗ trợ cho tất cả các ngành kinh tế.
D. Để trang bị máy móc cho tất cả các ngành.
Câu 6. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội vào giữa thế kỉ XIX là
A. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với đại biểu xuất sắc là Xmit và Ri – các – đô.
B. Học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen đề xướng.
C. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi – ơ – bách và Hê – ghen .
D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi – mông, Phu – ri – ê, Ô – oen.
Câu 7. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tình hình các nước tư bản chủ nghĩa ở Âu - Mĩ như thế nào?
A. Các nước Âu - Mĩ đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về chính trị.
B. Các nước Âu - Mĩ ra sức cạnh tranh với nhau quyết liệt.
C. Các nước Âu - Mĩ chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Các nước Âu - Mĩ lần lượt lâm vào tình trạng khủng khoảng kinh tế.
Câu 8. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?
A. Đưa nước Nhật thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
B. Tăng cường địa vị chính trị của Nhật trên trường quốc tế.
C. Mở rộng thuộc địa, âm mưu bá chủ thế giới.
D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.
Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
B. Thái tử Đức bị ám sát.
C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở các nước.
D. Thái tử Nga bị ám sát.
Câu 10. Cương lĩnh của Đông minh hội là
A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, giành ruộng đất cho dân cày.
B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc, giành độc lập.
C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
D. Đánh đổ chế độ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Câu 11. Tại sao nói: “Cách mạng tháng 10 Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?”
A. Cách mạng giải quyết mâu thuẫn dân tộc.
B. Cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm.
C. Cách mạng giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.
D. Cách mạng giành độc lập cho giai cấp nông dân
Câu 12. Lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh là
A. Vua.
B. Tư sản, quý tộc mới.
C. Nông dân.
D. Chủ nô.
Câu 13. Nền cộng của nước Pháp được thành lập ngày tháng năm nào?
A. Ngày 21/9/ 1792.
B. Ngày 20/9/ 1792.
C. Ngày 23/9/ 1792.
D. Ngày 24/9/ 1792
Câu 14. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là?
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B. Mít tinh, biểu tình
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Bãi công
Câu 15. Chiến sự ở giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1918 có chuyển biến gì quan trọng so với giai đoạn từ năm 1914 đến năm 1916?
A. Phong trào cách mạng thế giới không ngừng phát triển.
B. Thế tiến công thuộc về phe Hiệp ước.
C. Chiến tranh diễn ra chủ yếu ở mặt trận ở Đông Âu.
D. Quân Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp.
Câu 16. “Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản…” đây là cương lĩnh của Đảng nào?
A. Đảng xã hội dân chủ Đức.
B. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
C. Đảng công nhân Pháp.
D. Nhóm Giải phóng lao động Nga.
Câu 17. Sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp không được thể hiện ở những điểm nào?
A. A-cha-Xoa lập căn cứ chông Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc Việt Nam) liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương.
B. Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền
C. Năm 1901, một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang Việt Nam.
D. Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam diễn ra sôi nổi.
Câu 18. Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.
B. Áp dụng nhùng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.
D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Câu 19. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?
A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. Dựa vào Anh để Ấn Độ phát triển đấy.
D. Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế.
Câu 20. Giêm- Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?
A. 1769.
B. 1764.
C. 1784.
D. 1785.
Lời giải chi tiết
1. A |
2. B |
3. B |
4. A |
5. B |
6. B |
7. C |
8. A |
9. A |
10. C |
11. C |
12. B |
13. A |
14. A |
15. B |
16. B |
17. D |
18. A |
19. D |
20. C |
Câu 1
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 76.
Cách giải:
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính là lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế do Nga hoàng đứng đầu.
Chọn A
Câu 2
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 85.
Cách giải:
Đến năm 1936, sản lượng công nghiệp của Liên Xô so với thế giới xếp hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Chọn B
Câu 3
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 32, suy luận.
Cách giải:
Kết thúc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có câu: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Câu này có ý nghĩa nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản.
- Trong thế kỉ này, chủ nghĩa đế quốc thống trị toàn thế giới, do đó các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới có một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Muốn giải phóng mình, các dân tộc bị áp bức phải liên minh với giai cấp vô sản thì mới đủ sức mạnh đánh đổ chủ
nghĩa đế quốc, ngược lại, giai cấp vô sản phải liên minh với các dân tộc thì mới giải phóng được mình.
Chọn B
Câu 4
Phương pháp: Liên hệ kiến thức về hai bản tuyên ngôn.
Cách giải:
- Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ) khẳng định: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đảng, tạo hóa cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hành phúc”.
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp): “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…. quyền tự do…. quyền được an toàn và quyền chống áp bức”.
=> Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đều có điểm tiến bộ là đề cao sự tự do, bình đẳng của con người. Đây cũng đồng thời là hai nội dung được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong bản Tuyên ngôn Độc lập (1945).
Chọn A
Câu 5
Phương pháp: Dựa vào tình hình thực tế của Liên Xô để giải thích.
Cách giải:
Từ năm 1926 đến năm 1929, Liên Xô tập trung ưu tiên cho công nghiệp nặng mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ, ngành công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ), ngành chế tạo máy móc nông nghiệp và ngành công nghiệp quốc phòng.
- Có máy móc nông nghiêp => sản xuất nông nghiệp phát triển và đạt năng suất cao hơn.
- Có công nghiệp nặng lượng, máy móc => thúc đẩy các ngành công nghiệp nhẹ phát triển.
- Có chú trọng công nghiệ quốc phòng => cũng cố quốc phòng vững mạnh, bảo vệ đất nước an toàn trước có thể lực chống phá.
Chọn B
Câu 6
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 53
Cách giải:
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ănghen đề xướng
Chọn B
Câu 7
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 39.
Cách giải:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa ở Âu – Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Chọn C
Câu 8
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 97, suy luận.
Cách giải:
Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đặc biệt, đặt trong sự so sánh với Anh, Pháp – những nước nắm trong tay nhiều thuộc địa => có thể dựa vào bóc lột nhân lực, vật lực thuộc địa và thị trường tiêu thụ rộng lớn để tiến hành cải cách kinh tế - xã hội. Nhật Bản không có những thuận lợi này nên buộc giới cầm quyền Nhật Bản đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược và bành trướng ra bên ngoài.
Chọn A
Câu 9
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 70.
Cách giải:
Ngày 28/6/1914 Thái tử Áo – Hung bị ám sát . Bọn quân phiệt Đức, Áo – Hung chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh
-> duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Chọn A
Câu 10
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 61.
Cách giải:
Tháng 8-1905, Trung Quốc Đồng minh hội đưa ra ra cương lĩnh là: “Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.
Chọn C
Câu 11
Phương pháp: Dựa vào mục tiêu của cuộc cách mạng để giải thích.
Cách giải:
Trước cách mạng tháng Hai, có 100 dân tộc nằm dưới sự thống trị của đế quốc Nga, với cách mạng tháng Hai, đế quốc Nga bị lật đổ, chính phủ lâm thời được giai cấp tư sản thành lập, nước Nga trở thành nước Cộng hòa. Đến cách mạng tháng Mười (1917) thắng lợi, đã lật đổ hoàn toàn chính phủ lâm thời, đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga. Chính quyền Xo viết đươc thành lập. Như vậy, cách mạng tháng Mười Nga không chỉ lật đổ chế độ Nga hoàng mà còn giải phóng các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị. Chính vì thế, nó còn mang tính chất như một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Chọn C
Câu 12
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 5.
Cách giải:
Lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh là tư sản, quý tộc mới với đại diện là Crôm -oen.
Chọn B
Câu 13
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 14.
Cách giải:
Nền cộng của nước Pháp được thành lập ngày 21/9/ 1792.
Chọn A
Câu 14
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 29, suy luận
Cách giải:
Vào cuối thế kỉ XVIII phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX phong trào lan nhanh ra các nước khác như: Pháp, Bỉ, Đức
Chọn A
Câu 15
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 72, suy luận.
Cách giải:
Trong giai đoạn hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917-1918), chiến sự có hai chuyển biến quan trọng như sau:
- Chuyển biến từ thế cầm cự giữa hai phe sang thế tiến công thuộc về phe Hiệp ước.
- Phe Liên minh thất bại, lần lượt các nước đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
Chọn B
Chú ý khi giải:
- Giai đoạn hai chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu ở mặt trận Tây Âu.
- Đáp án D: thuộc diễn biến của giai đoạn 1.
Câu 16
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 49
Cách giải:
Năm 1903 thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga với cương lĩnh cách mạng: “ Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng XHCN, đánh đổ chính quyền của giai cấp TS, thành lập chuyên chính vô sản”
Chọn B
Câu 17
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 65, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, C: là biểu hiện của sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp.
- Đáp án D: là phong trào đấu tranh tự vệ tiêu biểu của nông dân Yên Thế chống chính sách bình định của thực dân Pháp. Không thể hiện sự gắn bó, đoàn kết của ba nước Đông Dương chống Pháp.
Chọn D
Câu 18
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 52.
Cách giải:
Nông nghiệp thế kỉ XVIII cũng có những tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang đến thế kỉ XIX, phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Chọn A
Câu 19
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 57.
Cách giải:
Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là giành quyền tự trị, phát triển kinh tế.
Chọn D
Câu 20
Phương pháp: SGK Lịch sử 8, trang 19
Cách giải:
Năm 1784 Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước
Chọn C
soanvan.me