Câu hỏi 1 :

Chọn phát biểu đúng. Tổng hợp lực:

  • A

    Là phân tích nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống như các lực ấy.

  • B

    Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

  • C

    Là phân tích các lực tác dụng đồng thời vào hai vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

  • D

    Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng các lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.

  • B

    Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.

  • C

    Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.

  • D

    Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D- sai

C - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?

  • A

    Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • B

    Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc

  • C

    Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

  • D

    Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: Khi không có lực cản các vật đều rơi như nhau

B - đúng

C - sai vì: Các vật rơi với cùng gia tốc \(g\) như nhau tại cùng 1 nơi

D - sai vì: Vận tốc của vật chạm đất phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông góc \(Otv\) (trục Ot biểu diễn thời gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào?

  • A

    Hướng lên trên nếu \(v > 0\)

  • B

    Hướng xuống dưới nếu \(v < 0\)

  • C

    Song song với trục vận tốc \(Ov\)

  • D

    Song song với trục thời gian \(Ot\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi \(v = {v_0}\)

Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian \(Ot\).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chọn phương án sai?

  • A

    Tốc độ trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn  bằng: \(\dfrac{s}{t}\)

  • B

    Vận tốc trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn bằng: \({v_{tb}} = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)

  • C

    Vận tốc tức thời $v$ tại thời điểm $t$ đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.

  • D

    Biểu thức xác định vận tốc tức thời: \(v = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\) ( khi \(\Delta t\) rất nhỏ)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B- sai vì: Vận tốc trung bình  là đại lượng vật lý có hướng cùng hướng với độ dời \(\Delta \overrightarrow x \) được xác định trong khoảng thời gian \(\Delta t\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chọn phương án sai.

  • A

    Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực đặt vào vật

  • B

    Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt

  • C

    Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc

  • D

    Khi vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động đối với mặt tiếp xúc với nó thì phát sinh lực ma sát.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: Lực ma sát nghỉ trực đối với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc

B, C, D - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Hai lực đồng quy ${{\overrightarrow{F}}_{1}}$ và ${{\overrightarrow{F}}_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha $, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A

    \(F={{F}_{1}}+{{F}_{2}}+2{{F}_{1}}{{F}_{2}}\text{cos}\alpha \)

  • B

    ${{F}^{2}}={{F}_{1}}^{2}+{{F}_{2}}^{2}-2{{F}_{1}}{{F}_{2}}$

  • C

    \(F=\sqrt{{{F}_{1}}^{2}+F_{2}^{2}}\)

  • D

    \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

\(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Momen lực có đơn vị là:

  • A

    kg.m/s2.

  • B

    N.m

  • C

    kg.m/s

  • D

    N/m

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

Lời giải chi tiết:

\(M = F{\rm{d}}\)

=> Momen lực có đơn vị là: N.m

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chu kì của chuyển động tròn đều là:

  • A

    Khoảng thời gian để vật đi được nửa vòng

  • B

    Khoảng thời gian để vật đi được một vòng

  • C

    Khoảng thời gian để vật đi được 2 vòng

  • D

    Khoảng thời gian để vật đi được 10 vòng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chu kì T của chuyển động tròn đều là khoảng thời gian để vật đi được một vòng.

\(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Đơn vị: Giây (s)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hệ quy chiếu phi quán tính là:

  • A

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.

  • B

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động không có gia tốc.

  • C

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động thẳng đều

  • D

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển đứng yên

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về khái niệm gia tốc?

  • A

    Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.

  • B

    Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ  biến thiên của vận tốc và  khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.

  • C

    Gia tốc là một đại lượng véctơ.

  • D

    Cả ba câu trên đều đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyêt về gia tốc

Lời giải chi tiết:

Cả A, B, C đều đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Công thức của định luật Húc là:

  • A

    \(F = ma\)

  • B

    \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

  • C

    $F = k\left| {\Delta l} \right|$

  • D

    \(F = \mu N\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

$F = k\left| {\Delta l} \right|$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:

  • A

    \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

  • B

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)

  • C

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow {{F_3}} \)

  • D

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

\(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)  hay \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

  • A

    Cân bằng bền, cân bằng không bền.      

  • B

    Cân bằng  không bền, cân bằng phiếm định.

  • C

    Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.    

  • D

    Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

- Cân bằng bền: Nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài

- Cân bằng không bền: Đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu

- Cân bằng phiếm định: Sau khi vật rời khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Chọn câu đúng

  • A

    Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật

  • B

    Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó

  • C

    Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực

  • D

    Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D - sai

B - đúng: Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đồ thị nào sau đây biểu thị chuyển động của chất điểm chuyển động biến đổi đều?

    Đáp án: D

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: Đồ thị của li độ theo thời gian \(\left( {x - t} \right)\) của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng là một nhánh parabol

    \( \Rightarrow \) Đồ thị D biểu thị chuyển động của chất điểm chuyển động biến đổi đều

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 17 :

    Một thang máy mang một người từ tầng hầm sâu 5m, rồi lên đến tầng 2 . Biết rằng mỗi tầng cách nhau 4m. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ.

    • A

      22m

    • B

      8m

    • C

      12m

    • D

      13m

    Đáp án: D

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: Thang máy di chuyển từ tầng hầm - tầng trệt - tầng 1 - tầng 2:

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 18 :

    Trên trục \(x'Ox\) có hai ô-tô chuyển động với phương trình tọa độ lần lượt là \({x_1}\left( t \right) =  - 20t + 100\) và \({x_2}\left( t \right) = 10t - 50\) (t tính bằng đơn vị giây \(\left( {t > 0} \right)\), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô-tô lúc \(t = 2s\) là

    • A

      \(90m\)

    • B

      \(0m\)

    • C

      \(60m\)

    • D

      \(30m\)

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Sử dụng biểu thức tính khoảng cách giữa hai xe trên cùng phương chuyển động: \(\Delta x = \left| {{x_1}\left( t \right) - {x_2}\left( t \right)} \right|\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có, khoảng cách giữa hai xe: \(\Delta x = \left| {{x_1}\left( t \right) - {x_2}\left( t \right)} \right|\)

    Tại thời điểm \(t = 2s\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} =  - 20.2 + 100 = 60m\\{x_2} = 10.2 - 50 =  - 30m\end{array} \right.\)

     \( \Rightarrow \) Khoảng cách giữa hai ô-tô lúc \(t = 2s\) là: \(\Delta x = \left| {{x_1} - {x_2}} \right| = \left| {60 - \left( { - 30} \right)} \right| = 90m\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 19 :

    Một xe ôtô đi từ Ba La vào trung tâm Hà Nội có đồ thị v-t như hình vẽ:

    • A

      $1km$

    • B

      $1,5km$

    • C

      $1,4km$

    • D

      $2km$

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    + Đọc đồ thị v - t

    + Vận dụng biểu thức: \(s = v.t\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Trên đoạn \(A \to B\) xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc: \({a_1} = \frac{{{v_B} - {v_A}}}{{\Delta t}} = \frac{{10 - 20}}{{20}} =  - 0,5m/{s^2}\)

    Quãng đường vật đi được: \({s_1} = 20t - 0,25{t^2} = 20.20 - 0,{25.20^2} = 300m\)

    + Trên đoạn \(B \to C\) xe chuyển động thẳng đều với vận tốc \(v = 10m/s\)

    Quãng đường vật đi được: \({s_2} = vt = 10.30 = 300m\)

    + Trên đoạn \(C \to D\) xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc:

    \({a_3} = \frac{{0 - 10}}{{130 - 50}} =  - 0,125m/s{}^2\)

    Quãng đường vật đi được: \({s_3} = 10t - 0,0625{t^2} = 10.80 - 0,{0625.80^2} = 400m\)

    Vậy quãng đường mà ôtô đi được là: \(s = {s_1} + {s_2} + {s_3} = 300 + 300 + 400 = 1000m\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 20 :

    Một vật được buông rơi tự do tại nơi có \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 có giá trị là:

    • A

      \(8m\)

    • B

      \(15m\)

    • C

      \(25m\)

    • D

      \(22,4m\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(S = \frac{1}{2}g{t^2}\)

    + Quãng đường vật đi được trong giây thứ n : \(\Delta S = {S_n} - {S_{n - 1}}\)

    Lời giải chi tiết:

    + Phương trình chuyển động của vật rơi tự do là : \(S = \frac{{g{t^2}}}{2}\)

    + Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 là: \(\Delta S = {S_3} - {S_2} = \frac{{{{10.3}^2}}}{2} - \frac{{{{10.2}^2}}}{2} = 25m\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 21 :

    Hai vật chất \(A\) và \(B\) chuyển động tròn đều lần lượt trên hai đường tròn có bán kính khác nhau với \({r_A} = 4{r_B}\), nhưng có cùng chu kì. Nếu vật \(A\) chuyển động với tốc độ dài bằng \(12{\rm{ }}m/s\), thì tốc độ dài của vật \(B\) là:

    • A

      \(48{\rm{ }}m/s\)

    • B

      \(24m/s\)

    • C

      \(3m/s\)

    • D

      \(4m/s\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng biểu thức tính chu kì: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

    + Vận dụng biểu thức tính vận tốc dài: \(v = \omega r\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Chu kì của vật: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

    + Mặt khác: \(v = \omega r\)

    Ta suy ra: \(T = \frac{{2\pi }}{v}r\)

    Theo đề bài, ta có chu kì của vật A và vật B là như nhau, ta suy ra:

    \(\begin{array}{l}\frac{{2\pi }}{{{v_A}}}{r_A} = \frac{{2\pi }}{{{v_B}}}{r_B} \leftrightarrow \frac{{{r_A}}}{{{v_A}}} = \frac{{{r_B}}}{{{v_B}}}\\ \to {v_B} = \frac{{{r_B}}}{{{r_A}}}{v_A} = \frac{1}{4}{v_A} = \frac{{12}}{4} = 3m/s\end{array}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 22 :

    Trên một tuyến đường xe bus BRT, các xe bus chuyển động theo một chiều và cách đều nhau \(5km\). Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều trên tuyến đường này. Nếu đi theo một chiều thì tại thời điểm \(t = 0\), người đi xe đạp gặp xe bus thứ nhất, đến thời điểm \(t = 1h\) người này gặp xe bus thứ \(12\). Nếu đi theo chiều ngược lại thì thời điểm \(t = 0\), người đi xe đạp gặp xe bus thứ nhất, đến thời điểm \(t = 1h\) người này gặp xe bus thứ \(6\). Nếu người này đứng yên bên đường thì trong \(1h\) tính từ thời điểm gặp xe bus thứ nhất, người này còn gặp được bao nhiêu xe bus nữa? Bỏ qua kích thước của xe bus và xe đạp.

    • A

      8

    • B

      15

    • C

      18

    • D

      4

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Xác định các thông số:

         + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

         + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

         + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

         + \({v_{12}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động

         + \({v_{23}}\): vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên

         + \({v_{13}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động

    - Vận dụng công thức cộng vận tốc:  \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

    - Vận dụng biểu thức: \(S = vt\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Người đi xe đạp (1)

    + Xe bus (2)

    + Đường (3)

    + Vận tốc của người đi xe đạp (1) so với xe bus (2): \({v_{12}}\)

    + Vận tốc của xe bus (2) so với đường (3): \({v_{23}}\)

    + Vận tốc của người đi xe đạp  (1) so với đường (2): \({v_{13}}\)

    Theo đề bài, ta có:

    Sau \(1h\) gặp xe bus số \(12\) => Xe đạp chuyển động ngược chiều xe bus

    Sau \(1h\) gặp xe bus số \(6\) => Xe đạp chuyển động cùng chiều xe bus

    Xe đạp chuyển động ngược chiều với xe bus:

    \(\begin{array}{l}{v_{13}} = {v_{23}} - {v_{12}}\\ \to {v_{12}} = {v_{23}} + {v_{13}} = \frac{S}{t} = \frac{{11.5}}{1} = 55km/h{\rm{       }}\left( 1 \right)\end{array}\)

    Người đi xe đạp chuyển động cùng chiều với đoàn xe bus:

    \(\begin{array}{l}{v_{13}} = {v_{23}} + {v_{12}}\\ \to {v_{12}} = {v_{23}} - {v_{13}} = \frac{S}{t} = \frac{{5.5}}{1} = 25km/h{\rm{             }}\left( 2 \right)\end{array}\)

    Từ (1) và (2), ta suy ra: \({v_{23}} = 40km/h\)

    => Nếu người đó đứng yên thì số xe bus đi qua là: \(\frac{{40}}{5} = 8\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 23 :

    Hai lực có giá đồng quy có độ lớn \({F_1} = {F_2} = 10N\) có \(\left( {{{\overrightarrow F }_1},{{\overrightarrow F }_2}} \right) = {60^0}\). Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

    • A

      17,3 N

    • B

      20 N

    • C

      14,1 N

    • D

      10 N

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức xác định hợp lực của hai lực thành phần: \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có, hợp lực của hai lực thành phần \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

    Thay số vào, ta được:

    \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha }  = \sqrt {{{10}^2} + {{10}^2} + 2.10.10{\rm{cos6}}{{\rm{0}}^0}}  = 10\sqrt 3 N \approx 17,32N\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 24 :

    Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5s vật này tăng 2m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8s, vận tốc của vật tăng bao nhiêu?

    • A

      4m/s

    • B

      6,4m/s

    • C

      3,2m/s

    • D

      2m/s

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    + Áp dụng biểu thức tính gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

    + Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Ban đầu: \({a_1} = \frac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = \frac{2}{5} = 0,4m/{s^2}\)

    Mặt khác, ta có: \({F_1} = m{a_1} = 0,4m\)

    + Khi tăng \(F' = 2.{F_1} = {\rm{2}}{\rm{.0,4m}} = 0,8m\)

    \( \to {{\rm{a}}_2} = \frac{{0,8m}}{m} = 0,8m/{s^2}\)

    Lại có: \({a_2} = \frac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {v_2}}}{8} = 0,8m/{s^2} \to \Delta {v_2} = 6,4m/s\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 25 :

    Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là F. Nếu thay một trong hai khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai, vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc này là:

    • A

      2F.

    • B

      16F.

    • C

      8F.

    • D

      4F.

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng biểu thức tính khối lượng của quả cầu: \(m = DV = D\frac{4}{3}\pi {r^3}\)

    + Áp dụng biểu thức tính lực hấp dẫn: \({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

    Lời giải chi tiết:

    Ban đầu, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = {m_2} = m = D{V_1} = D\frac{4}{3}\pi {r_1}^3\\{r_1} = {r_2}\\{F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m^2}}}{r^2} = F\end{array} \right.\)

    Giả sử ta thay \({m_2} \to m{'_2}\)

    Ta có:

    \(r{'_2} = 2{{\rm{r}}_2} = 2{{\rm{r}}_1}\)

    + Khối lượng của

    \(\begin{array}{l}m{'_2} = DV{'_2} = D\frac{4}{3}\pi {\left( {r{'_2}} \right)^3}\\ = D\frac{4}{3}\pi {\left( {2{{\rm{r}}_1}} \right)^3} = 8D\frac{4}{3}\pi {r_1}^3 = 8m\end{array}\)

    + Áp dụng biểu thức tính lực hấp dẫn, ta có:

     \({F_{h{\rm{d}}}}' = G\frac{{{m_1}m{'_2}}}{{{r^2}}} = G\frac{{m.8m}}{{{r^2}}} = 8F\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 26 :

    Một vật nhỏ khối lượng \(150{\rm{ }}g\) chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính \(1,5{\rm{ }}m\) với tốc độ dài là \(2{\rm{ }}m/s\). Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là:

    • A

      0,13 N.

    • B

      0,2 N.

    • C

      1,0 N.

    • D

      0,4 N.

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có, lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\)

    Thay số ta được: \({F_{ht}} = 0,15\frac{{{2^2}}}{{1,5}} = 0,4N\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 27 :

    Một viên bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao \(1,25{\rm{ }}m\). Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nền nhà, cách mép bàn theo phương ngang \(2{\rm{ }}m\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Tốc độ của viên bi khi nó ở mép bàn là:

    • A

      3 m/s.

    • B

      4 m/s.

    • C

      2 m/s

    • D

      1 m/s.

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính tầm xa: \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có, tầm xa của vật: \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

    Vận tốc của vật khi ở mép bàn chính là vận tốc ban đầu:

    \( \to {v_0} = \frac{L}{{\sqrt {\frac{{2h}}{g}} }} = \frac{2}{{\sqrt {\frac{{2.1,25}}{{10}}} }} = 4m/s\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 28 :

    Cho cơ hệ như hình vẽ:

    • A

      \(3,2N\)

    • B

      \(2,4N\)

    • C

      \(3,2\sqrt 2 N\)

    • D

      \(2,4\sqrt 2 \)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    - Xác định các lực tác dụng lên các vật

    - Viết phương trình định luật II - Niutơn cho mỗi vật

    - Chiếu phương trình định luật II - theo chiều chuyển động

    - Xác định lực nén lên ròng rọc, vận dụng quy tắc hợp lực

    Lời giải chi tiết:

    - Các lực tác dụng lên vật \({m_1}\): trọng lực \(\overrightarrow {{P_1}} \) , phản lực \(\overrightarrow {{Q_1}} \) của mặt sàn, lực căng \(\overrightarrow {{T_1}} \) của dây.

    - Các lực tác dụng lên vật \({m_2}\): trọng lực \(\overrightarrow {{P_2}} \) , lực căng \(\overrightarrow {{T_2}} \)  của dây.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 29 :

    Hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) và \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) song song ngược chiều có độ lớn lần lượt là $F_1 = 10N, F_2 = 20N$ , biết khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) đến giá của lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) là $0,6m$. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) là:

    • A

      10 N và d1 = 1,2 m

    • B

      10 N và d1 = 0,6 m

    • C

      20 N và d1 = 1,2 m            

    • D

      20 N và d1 = 0,6 m

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song ngược chiều : \(F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\) và \({F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}\)

    Trong đó:

    + \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

    + \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 30 :

    Bán cầu đồng chất khối lượng 100g. Trên mép bán cầu đặt một vật nhỏ khối lượng 7,5g. Hỏi mặt phẳng của bán cầu sẽ nghiêng góc \(\alpha \) bao nhiêu khi có cân bằng. Biết rằng trọng tâm bán cầu ở cách mặt phẳng của bán cầu một đoạn \(\frac{{3R}}{8}\) (R - bán kính bán cầu)

    • A

      \(11,{31^0}\)

    • B

      \({15^0}\)

    • C

      \({20^0}\)

    • D

      \({12^0}\)

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    + Xác định các lực tác dụng lên bán cầu

    + Vận dụng quy tắc momen: \({M_1} + {M_2} + ... = 0\)

    + Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

    Đáp án - Lời giải