Câu hỏi 1 :
Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi \({90^0}\) khi kéo vật lên cao như hình vẽ.
- A
Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển
- B
Lưc kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật
- C
Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc
- D
Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Lưc kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật
Lực thực hiện công ở đây là lực căng dây
Câu hỏi 2 :
Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách :
Cách thứ nhất: kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng
Cách thứ hai: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng
So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng.
- A
Công thực hiện cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần
- B
Công thực hiện cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn
- C
Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn
- D
Công thực hiện ở hai cách đều như nhau
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Lời giải chi tiết:
Ta có: Định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Ở các cách:
+ Cách 1: Lợi về đường đi, thiệt về lực
+ Cách 2: Lợi về lực, thiệt về đường đi
Còn công thực hiện ở hai cách đều như nhau
Câu hỏi 3 :
Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát?
- A
Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
- B
Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.
- C
Tra dầu mỡ bôi trơn.
- D
Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cách để làm tăng ma sát là tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.
Câu hỏi 4 :
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
- A
Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
- B
Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
- C
Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.
- D
Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.
Câu hỏi 5 :
Một thỏi sắt và một thỏi đồng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A
Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
- B
Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
- C
Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
- D
Đồng có trọng lượng riêng lớn hơn sắt nên thỏi đồng chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Lực đẩy acsimet phụ thuộc vào trọng lượng riêng chất lỏng và thể tích phần chất lỏng chiếm chỗ, mà đồng và sắt cùng nhúng trong nước và thể tích như nhau do vậy mà chúng chịu lực đẩy acsimet như nhau.
Câu hỏi 6 :
Trong các câu có chứa cụm từ "chuyển động", "đứng yên" sau đây, câu nào đúng?
- A
Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại có thể đứng yên đối với vật khác.
- B
Một vật xem là chuyển động đối với vật này, thì chắc chắn đứng yên đối với vật khác.
- C
Một vật xem là chuyển động đối với vật này, thì không thể đứng yên đối với vật khác.
- D
Một vật xem là đứng yên đối với vật này, thì chắc chắn chuyển động đối với vật khác.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Câu hỏi 7 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
- B
Hai lực cân bằng là hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
- C
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
- D
Hai lực cân bằng là hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Câu hỏi 8 :
Kết luận nào sau đây đúng
- A
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
- B
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
- C
Lực chỉ có thể làm vật biến dạng.
- D
Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta có: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
A, C, D - sai
B - đúng
Câu hỏi 9 :
Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
- A
Khối lượng lớp chất lỏng phía trên
- B
Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
- C
Thể tích lớp chất lỏng phía trên
- D
Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng \(p = dh\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: áp suất chất lỏng \(p = dh\)
=> Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:
+ trọng lượng riêng của chất lỏng (d)
+ độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)
Câu hỏi 10 :
Dạng chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường là
- A
Chuyển động thẳng
- B
Chuyển động cong
- C
Chuyển động tròn
- D
Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường là chuyển động phức tạp trong đó có sự kết hợp của chuyển động thẳng và chuyển động cong.
Câu hỏi 11 :
Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:
- A
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
- B
Đơn vị của áp suất là \(N\)
- C
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
- D
Đơn vị của áp lực là đơn vị của áp suất
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
A – đúng
B – sai vì: Đơn vị của áp suất là \(N/{m^2}\)
C - sai vì: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
D – sai vì: Đơn vị của áp lực là \(N\), đơn vị của áp suất là \(N/{m^2}\)
Câu hỏi 12 :
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.
- A
\(S = v/t\).
- B
\(t = v/S\).
- C
\(t = S/v\).
- D
\(S = t /v\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
\(v = \dfrac{S}{t} \Rightarrow t = S/v\)
Câu hỏi 13 :
Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì:
- A
Vật chìm xuống
- B
Vật nổi lên
- C
Vật lơ lửng trong chất lỏng
- D
Vật chìm xuống đáy chất lỏng
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết khi nào vật chìm, khi nào vật nổi
Lời giải chi tiết:
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét \({F_A}\) nhỏ hơn trọng lượng \(P\): \({F_A} < P\)
Câu hỏi 14 :
Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc \(8h\) đến Hải Phòng lúc \(10h\). Cho biết Hà Nội - Hải Phòng dài \(100km\). Vận tốc của ô tô có giá trị là:
- A
\(14,5m/s\)
- B
\(48,9km/h\)
- C
\(45km/h\)
- D
\(13,89m/s\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính vận tốc: \(v = \frac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ \(s = 100km\)
+ Thời gian: \(t = 10 - 8 = 2h\)
=> Vận tốc của ô tô : \(v = \frac{s}{t} = \frac{{100}}{2} = 50km/h = 13,89m/s\)
Câu hỏi 15 :
Hai mô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở \(2\) địa điểm cách nhau \(18km\). Nếu đi ngược chiều thì sau \(12\) phút hai xe gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau \(1\) giờ thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là:
- A
\(20km/h\) và \(30km/h\)
- B
\(54km/h\) và \(36km/h\)
- C
\(40km/h\) và \(20km/h\)
- D
\(20km/h\) và \(60km/h\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Gọi vận tốc của hai ô tô lần lượt là: \({v_1},{v_2}\)
Khoảng cách ban đầu giữa hai xe: \(s = 18km\)
Ta có:
- Khi chuyển động ngược chiều:
Câu hỏi 16 :
Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB. Trên \(1/3\) đoạn đường đầu đi với vận tốcc \(14km/h\), \(1/3\) đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc \(16km/h\) , \(1/3\) đoạn đường cuối đi với vận tốc \(8km/h\). Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB có thể nhận giá trị nào? Hãy chọn câu đúng
- A
\(8,87km/h\)
- B
\(11,6km/h\)
- C
\(8,87m/s\)
- D
\(11,6m/s\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi thời gian vật đi được trong từng quãng đường lần lượt là: \({t_1},{t_2},{t_3}\)
Ta có: \(\dfrac{{s/3}}{{{v_3}}}\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \dfrac{{s/3}}{{{v_1}}}\\{t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{s/3}}{{{v_2}}}\\{t_3} = \dfrac{{{s_3}}}{{{v_3}}} = \dfrac{{s/3}}{{{v_3}}}\end{array} \right.\)
Vận tốc của ô tô trên cả đoạn đường:
\({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + {s_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}} = \dfrac{{s/3 + s/3 + s/3}}{{\dfrac{{s/3}}{{{v_1}}} + \dfrac{{s/3}}{{{v_2}}} + \dfrac{{s/3}}{{{v_3}}}}} \\= \dfrac{1}{{\dfrac{{1/3}}{{14}} + \dfrac{{1/3}}{{16}} + \dfrac{{1/3}}{8}}} = 11,6km/h\)
Câu hỏi 17 :
Một vật chuyển động không đều. Biết trong \(\dfrac{1}{3}\) thời gian đầu vật có vận tốc trung bình là \(12m/s\) .Trong \(\dfrac{2}{3}\) thời gian sau vật có vận tốc là \(9m/s\). Vận tốc trung bình của vật trong suốt thời gian chuyển động là:
- A
\(11m/s\)
- B
\(10m/s\)
- C
\(10,5m/s\)
- D
\(11,5m/s\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi quãng đường vật đi được trong \(\dfrac{1}{3}\) thời gian đầu và \(\dfrac{2}{3}\) thời gian sau lần lượt là: \({s_1},{s_2}\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{s_1} = {v_1}{t_1} = 12.\dfrac{t}{3} = 4t\\{s_2} = {v_2}{t_2} = 9.\dfrac{{2t}}{3} = 6t\end{array} \right.\)
Vận tốc của ô tô trên cả đoạn đường:
\({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{4t + 6t}}{t} = 10m/s\)
Câu hỏi 18 :
Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:
- A
Lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
- B
Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 20N.
- C
Lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
- D
Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Điểm đặt tại vật.
- Phương ngang, chiều từ trái sang phải.
- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước: Mỗi mắt xích ứng với \(10N \to \) 2 mắt xích ứng với \(20N\)
Câu hỏi 19 :
Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
- A
Giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo
- B
Giật đầu B một cách từ từ
- C
Giật thật nhẹ đầu B
- D
Vừa giật vừa quay sợi chỉ
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo, khi đó quả cầu sẽ chuyển động lên trên theo quán tính.
Câu hỏi 20 :
Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:
- A
\(500N\)
- B
Lớn hơn \(500N\)
- C
Nhỏ hơn \(500N\)
- D
Chưa thể tính được
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng định nghĩa về chuyển động đều
+ Xác định các lực cân bằng
Lời giải chi tiết:
Ta có
+ Xe máy chuyển động đều => các lực tác dụng lên xe cân bằng nhau
+ Theo phương chuyển động, xe chịu tác dụng của lực kéo của động cơ và lực ma sát
Vì các lực cân bằng với nhau => \({F_{m{\rm{s}}}} = {F_{keo}} = 500N\)
Câu hỏi 21 :
Một máy cày ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là \(10000{\rm{ }}Pa\) . Hỏi diện tích bánh của máy cày phải tiếp xúc với ruộng là:
- A
\(1{m^2}\)
- B
\(0,5{m^2}\)
- C
\(10000c{m^2}\)
- D
\(10{m^2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)
+ Sử dụng biểu thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Trọng lực của máy cày: \(P = {10^3}.10 = {10^4}N\)
+ Áp suất: \(p = \frac{P}{S} \to S = \frac{P}{p} = \frac{{{{10}^4}}}{{10000}} = 1{m^2}\)
Câu hỏi 22 :
Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở \({4^0}C\). Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:
- A
\({p_1} = {p_2} = {p_3}\)
- B
\({p_1} > {p_2} > {p_3}\)
- C
\({p_3} > {p_2} > {p_1}\)
- D
\({p_2} > {p_3} > {p_1}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: \(p = dh\)
Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình là như nhau, mà 3 bình lại chứa cùng một lượng nước như nhau
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy của 3 bình là như nhau hay \({p_1} = {p_2} = {p_3}\)
Câu hỏi 23 :
Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD (CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:
- A
Vẫn cân bằng
- B
Nghiêng về bên trái
- C
Nghiêng về bên phải
- D
Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)
Lời giải chi tiết:
Ta thấy, thể tích của vật bằng nhôm lớn hơn
=> Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng nhôm lớn hơn
=> Phía đầu D được lực đẩy nâng lên nhiều hơn dẫn đến thanh CD nghiêng về phía bên trái
Câu hỏi 24 :
Một vật khối lượng riêng \(780kg/{m^3}\) thả trong dầu có khối lượng riêng \(800kg/{m^3}\) . Hỏi vật chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong dầu?
- A
\(80\% \)
- B
\(80,5\% \)
- C
\(90\% \)
- D
\(97,5\% \)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng riêng: \(d = 10D\)
+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng: \(P = dV\)
+ Sử dụng biểu thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = dV\)
+ Sử dụng lí thuyết khi nào vật chìm, khi nào vật nổi
Lời giải chi tiết:
Gọi \(V,V'\) lần lượt là thể tích của vật và thể tích phần chìm trong dầu của vật
\(D,D'\) lần lượt là khối lượng riêng của vật và của dầu
+ Trọng lượng của vật là: \(P = {d_v}V = 10DV\)
+ Lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = dV' = 10D'V'\)
Khi vật cân bằng trong dầu, ta có:
\(\begin{array}{l}P = {F_A} \leftrightarrow 10DV = 10D'V'\\ \to \dfrac{{V'}}{V} = \dfrac{D}{{D'}} = \dfrac{{780}}{{800}} = 0,975\end{array}\)
=> Tỉ lệ phần trăm thể tích của vật chìm trong nước là: \(\dfrac{{V'}}{V}.100\% = 0,975.100\% = 97,5\% \)
Câu hỏi 25 :
Tính công cơ học của một người nặng \(50kg\) thực hiện khi đi đều trên đoạn đường nằm ngang \(1km\). Biết rằng, công của người đó khi đi đều trên đoạn đường nằm ngang thì bằng \(0,05\) lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó.
- A
\(250J\)
- B
\(2500J\)
- C
\(25000J\)
- D
\(250000J\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp:
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = F.s\)
Lời giải chi tiết:
Ta có
\(s = 1km = 1000m\)
Trọng lượng của người là \(P = 10m = 10.50 = 500N\)
Lực nâng người đó: \(F = P = 500N\)
Công của lực nâng người đó: \(A = F.s = 500.1000 = 500000J\)
Vậy công người đó khi đi đều trên đoạn đường nằm ngang \(1km\) là: \(A' = 0,05A = 0,05.500000 = 25000J\)