Câu hỏi 1 :

Sự thất bại của phong trào nào ở cuối thế kỉ XIX chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến?

 

  • A

    Phong trào Cần Vương

     

  • B

    Phong trào nông dân Yên Thế

     

  • C

    Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số

     

  • D

    Khởi nghĩa Thái Nguyên

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của phong trào Cần Vương để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Phong trào Cần Vương là phong trảo yêu nước chống Pháp tiêu biểu đứng trên lập trường phong kiến, hướng tới xây dựng một nhà nước với vua hiền, tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào đã chứng tỏ sự bất lực của ngọn cờ phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc - độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

 

  • A

    Đề Nắm     

     

  • B

    Đề Thám

     

  • C

    Đề Sặt       

     

  • D

    Đề Nguyên

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

 

  • A

    Nga

     

  • B

    Nhật Bản

     

  • C

    Pháp

     

  • D

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên Phan Bội Châu tin tưởng có thể nhờ cậy được.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

 

  • A

    Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới

     

  • B

    Chuẩn bị lực lượng để tổ chức bạo động vũ trang

     

  • C

    Chấn hưng nền kinh tế - văn hóa quốc gia

     

  • D

    Chấn hưng dân khí để đủ khả năng tự trị

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

 

  • A

    Cao Điền và Tống Duy Tân

     

  • B

    Tống Duy Tân và Cao Thắng

     

  • C

    Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

     

  • D

    Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

  • A

    Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

     

  • B

    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

     

  • C

    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

     

  • D

    Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

=> Đáp án D: là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. Khi thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ nhất chưa diễn ra.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?

 

  • A

    Hiệp ước Nhâm Tuất.

     

  • B

    Hiệp ước Giáp Tuất.

     

  • C

    Hiệp ước Hác măng.

     

  • D

    Hiệp ước Patơnốt.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ngày 15-3-1874, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?

 

  • A

    Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh

     

  • B

    Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai

     

  • C

    Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến

     

  • D

    Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cuộc sống người nông dân Việt Nam cực khổ trăm bề do bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Do đó họ đều căm ghét chế độ bóc lột của chúng, cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất cứ cá nhân, tổ chức, giai cấp nào đề xướng để giành được tự do và no ấm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

 

  • A

    Thời gian diễn ra dài nhất

     

  • B

    Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất

     

  • C

    Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

     

  • D

    Lãnh đạo tiên tiến nhất

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Thời gian diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)

- Địa bàn hoạt động rộng lớn: khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng

+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo

Đáp án D: lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê cũng giống như các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A

    Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

     

  • B

    Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

     

  • C

    Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

     

  • D

    Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào cuộc đấu tranh nhân dân sau hiệp ước 1874 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” – bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu đấu tranh của Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?

 

  • A

    Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.

     

  • B

    Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.

     

  • C

    Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.

     

  • D

    Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đêm 23 rạng sáng ngày 24 -2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của Pháp, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

 

  • A

    Nửa bảo hộ

     

  • B

    Bảo hộ

     

  • C

    Thuộc địa

     

  • D

    Tự trị

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau:

- Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ

- Trung Kì theo chế độ bảo hộ

- Nam Kì theo chế độ thuộc địa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?

 

  • A

    Toàn quyền người Pháp

     

  • B

    Khâm sứ người Pháp

     

  • C

    Thống sứ người Pháp

     

  • D

    Thống đốc người Pháp

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Campuchia và Lào, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

 

  • A

    một quốc gia độc lập, có chủ quyền

     

  • B

    một vùng tự trị của Trung Hoa

     

  • C

    một quốc gia tự do

     

  • D

    một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX để trả lời

Lời giải chi tiết:

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là môt quốc gia độc lập, có chủ quyền

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?

 

  • A

    hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.

     

  • B

    đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

     

  • C

    được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.

     

  • D

    một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng. Biểu hiện là:  

- Nông nghiệp: sa sút.

- Công thương nghiệp: đình đốn.

- Khởi nghĩa nông dân chống triều đình: nổ ra ở khắp nơi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến kế hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

 

  • A

    Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

     

  • B

    Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

     

  • C

    Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

     

  • D

    Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Pháp bị gian chân ở bán đảo Sơn Trà. Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?

 

  • A

    Di chuyển lực lượng để các vùng tự do

     

  • B

    Tổ chức phản công để phá vòng vây

     

  • C

    Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp

     

  • D

    Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến phong trào nông dân Yên Thế để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong bối cảnh so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch, để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã 2 lần chủ động xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10-1894 và tháng 12-1897

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A

    Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam

     

  • B

    Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh

     

  • C

    Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á

     

  • D

    Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của nước Nhật đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam. Hơn nữa, sau cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản là nước duy nhất không bị biến thành thuộc địa và đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh, đánh thắng đế quốc Nga năm 1905. Chính vì thế, các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn lấy Nhật Bản làm tấm gương để học tập

=> Đáp án C: là âm mưu của Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Nó được đề ra ở giai đoạn sau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?

 

  • A

    Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn

     

  • B

    Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công

     

  • C

    Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

     

  • D

    Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào vị trí địa lý của Gia Định để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do:

- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.

- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.

- “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

=> Loại trừ đáp án D: Nhân dân Việt Nam từ khi Pháp tiến vào xâm lược đều chiến tranh với tinh thần hi sinh quên mình để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên Pháp tấn công vào Gia Định nên cũng chưa thể hiểu khẳng định tinh thần đấu tranh của nhân dân Gia Định không mạnh hay yếu hơn so với Đà Nẵng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

 

  • A

    Bảo vệ đạo Gia Tô trước hành động khủng bố của nhà Nguyễn.

     

  • B

    Yêu cầu của nền sản xuất Pháp về nguyên liệu, nhân công, thị trường. Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó.

     

  • C

    Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.

     

  • D

    Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nề.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh thế giới, Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX để đánh giá

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu.

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)?

 

  • A

    Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

     

  • B

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn

     

  • C

    Nguồn than đá dồi dào

     

  • D

    Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì.

=> Thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?

 

  • A

    Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.

     

  • B

    Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.

     

  • C

    Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.

     

  • D

    Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884:

- Đáp án A, C: triều đình nặng về phòng thủ (xây dựng đại đòn Chí Hòa) và lần lượt kí các Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp.

- Đáp án B: Nhân dân từ năm 1858 đến năm 1884 luôn kiên quyết đấu tranh chống Pháp, mặc dù từ Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình đã ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp.

- Đáp án D: Từ năm 1858 đến trước năm 1867, nhân dân vẫn ủng hộ và kết hợp cùng quân đội triều đình kháng chiến. Từ năm 1867 đến năm 1884, nhân dân kết hợp chống triều đình và chống phong kiến đầu hàng do chính sách thương lượng và cầu hòa của triều Nguyễn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương?

 

  • A

    Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

     

  • B

    Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến

     

  • C

    Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

     

  • D

    Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của phong trào Cần Vương để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn, thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

 

  • A

    mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia

     

  • B

    đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh

     

  • C

    hình thức, phương pháp đấu tranh

     

  • D

    đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế có sự khác nhau về mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào. Cụ thể là:

*Mục tiêu đấu tranh:

- Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.

=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

*Lực lượng tham gia:

- Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu, nông dân.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: chỉ có nông dân.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?

 

  • A

    Bạch Thái Bưởi

     

  • B

    Nguyễn Hữu Hào

     

  • C

    Lê Phát Đạt

     

  • D

    Trần Hữu Định

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bạch Thái Bưởi là người được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những trước đó, Bạch Thái Bưởi quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng

     

  • B

    Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản

     

  • C

    Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến

     

  • D

    Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến

Lời giải chi tiết:

Yếu tố quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng

- Kinh tế: trong quá trình tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được du nhập vào Việt Nam và dẫn tới sự chuyển biến cơ cấu kinh tế.

- Xã hội: chuyển biến kinh tế đã dẫn tới chuyển biến xã hội. Phân hóa giai cấp bắt đầu diễn ra. Bên cạnh các giai cấp cũ là nông dân, địa chủ phong kiến, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới là giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.

- Tư tưởng: tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

 

  • A

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào bối cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía BắC. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

=> Đáp án D: là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê, thuộc phong trào Cần Vương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai

 

  • A

    Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa

     

  • B

    Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công

     

  • C

    Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công

     

  • D

    Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh Việt Nam giữa thế kỉ XIX để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết:

Nhận định trên là không chính xác vì tại thời điểm giữa thế kỉ XIX Việt Nam không có đầy đủ những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cuộc cải cách diễn ra thành công:

- Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được

- Xã hội bất ổn, phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao

- Triều đình Nguyễn bạc nhược, bảo thủ, khước từ những cải cách duy tân

- Thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam nên những cải cách khó lòng thực hiện được

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

 

  • A

    Phải tiến hành đoàn kết quốc tế

     

  • B

    Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước

     

  • C

    Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.

     

  • D

    Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến, kết quả của phong trào Đông Du để phân tích đánh giá

Lời giải chi tiết:

Với phong trào Đông Du (1905-1908), Phan Bội Châu hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật Bản trong vấn đề đào tạo nhân lực chuẩn bị cho cuộc bạo động vũ trang. Tuy nhiên thực dân Pháp đã câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Phong trào Đông Du kết thúc

=> Bài học kinh nghiệm:

- Muốn giải phóng các dân tộc phải dựa vào sức mình là chính

- Các nước đế quốc luôn có xu hướng bắt tay, thỏa hiệp với nhau vì họ có chung bản chất và mục đích

Đáp án - Lời giải