Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:

A. metyl propionat.    

B. propyl fomat.

 C. ancol etylic.          

D. etyl axetat.

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 17,6 gam một este đơn chức mạch hở X với 100ml dung dịch KOH 2M (vừa đủ) thu được 9,2 gam một ancol Y. Tên gọi của X là?

A. Etyl fomat 

B. Etyl propionat       

C. Etyl axetat 

D. Propyl axetat

Câu 3: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo

A. HCOOC3H7

B. C2H5COOH

C. C2H5COOCH3      

D. C3H7COOH

Câu 4: Cho 7,4 gam 1 este no, đơn chức tác dụng vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 4,6 gam ancol. Tên gọi của este đã dùng là

A. metyl fomat

B. etyl axetat  

C. etyl fomat  

D. metyl axetat

Câu 5: Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành

A. Etyl axetat 

B. Metyl axetat

C. Axyl etylat

D. Axetyl etylat

Câu 6: Phản ứng chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit là

A. tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh đặc trưng.      

B. tác dụng với axit tạo sobitol.

C. phản ứng lên men rượu etylic.                                                       

D. phản ứng tráng gương.

Câu 7: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất của mỗi quá trình lên men là 85%. Khối lượng ancol thu được là

A. 400kg.                    B. 398,8kg.

 C. 389,8kg.                D. 390kg.

Câu 8: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ?

A. HNO3 và AgNO3/NH3      

B. AgNO3/NH3 và NaOH

C. Nước brom

D. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3

Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải của glucozơ:

A. Lên men tạo thành ancol etylic.    

B. Đime hoá tạo đường saccarozơ.

C. Tham gia phản ứng tráng gương.  

D. Pứ với Cu(OH)2/t0 thường tạo dd màu xanh.

Câu 10: Phản ứng nào sau đây chuyển hoá glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất

A. Phản ứng với Cu(OH)2     

B. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

C. Phản ứng với Na   

D. Phản ứng với H2/Ni, t0

Câu 11: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Cl = 35,5)

A. 43,00 gam.             B. 44,00 gam. 

C. 11,05 gam.             D. 11,15 gam.

Câu 12: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.      

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Câu 13: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?

A. 1 chất.                    B. 2 chất

C. 3 chất.                    D. 4 chất.

Câu 14: Để trung hòa 50 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 23,6% cần dùng 200ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C3H9N.                   B. CH5N.

 C. C2H7N.                  D. C3H7N.

Câu 15: Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là

A. R(OH)x(CHO)y     

B. CxHyOz      

C. Cn(H2O)m              

D. CnH2O

Câu 16: Công thức cấu tạo của glyxin là:

A. CH3–CH2–COOH            

B. H2N–CH2–CH2–COOH

C. H2N–CH2–COOH            

D. CH3–CH2–CH2–COOH

Câu 17: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH

B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.

C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2

D. H2N-(CH2)5-COOH.

Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ →X →Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CH2OH và CH3CHO.     

B. CH3CH2OH và CH2=CH2.

C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.

D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.

Câu 19: Cho axit HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng và đun nóng, xuất hiện màu

A. xanh lam                 B. vàng

C. tím                          D. trắng

Câu 20: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 2                             B. 3

C. 5                            D. 4.

Câu 21: Cho phản ứng: C2H2 + H2O → A. A là chất nào dưới đây  

A. CH2=CHOH.        

B. CH3CHO.  

C. CH3COOH.

 D. C2H5OH.

Câu 22: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dd AgNO3/NH3

A. etan.                       B. etilen.

 C. axetilen.                 D. xiclopropan.

Câu 23: Hiện tượng khi cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. Có khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.

B. Có khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu nâu.

C. Có khí màu nâu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.

D. Không hiện tượng, do Cu không tác dụng với HNO3 đặc.

Câu 24: Phương trình dạng phân tử:

Thì phương trình dạng ion thu gọn là:

A. Na+ + Cl- → NaCl             

B. Na+ + HCl → NaCl + H+

C. 2H+ + CO32- → CO2 + H2O          

D. 2HCl + CO32- → CO2 + H2O + 2Cl-

Câu 25: Cặp dung dịch chất điện li tác dụng với nhau tạo hợp chất không tan là

A. KCl và (NH4)2SO4

B. NH4NO3 và K2SO4

C. NaNO3 và K2SO4

D. BaCl2 và Na2SO4.

PHẦN II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 26 (2 điểm): X là một α-aminoaxit no, mạch hở chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 7,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,15 gam  muối clohidrat của X. Công thức cấu tạo của X là?

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

C

C

C

A

6

7

8

9

10

D

C

D

B

B

11

12

13

14

15

D

B

D

A

C

16

17

18

19

20

C

C

D

B

A

21

22

23

24

25

B

C

C

C

D

Bài 26:

Giả sử X có công thức H2N-R-COOH

PTHH: H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH

BTKL: mHCl = m muối – mX = 11,15 – 7,5 = 3,65 gam

=> nHCl = 3,65 : 36,5 = 0,1 mol

Theo PTHH: mX = nHCl = 0,1 mol

=> MX = 7,5 : 0,1 = 75 => R = 14 (-CH2-)

=> Công thức cấu tạo của X là: H2N-CH2-COOH

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Hóa học 12 tại Tuyensinh247.com

soanvan.me