Đề bài
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; FE=56; Cu=64; Ag=108; Ba=137.
Câu 1: Chất nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. CaC2. B. C6H6.
C. C2H5Cl. D. CH4.
Câu 2: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, rất độc). X là khí nào sau đây?
A. SO2. B. CO.
C. NO2. D. CO2.
Câu 3: Kim loại nào sau đây phản ứng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường?
A. Be. B. Al.
C. K. D. Mg.
Câu 4: Công thức của crom (III) oxit là?
A. Cr(OH)3. B. Cr2O3.
C. CrO. D. CrO3.
Câu 5: Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Fe(OH)3 có màu?
A. trắng hơi xanh. B. da cam.
C. vàng lục. D. nâu đỏ.
Câu 6: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là?
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC3H5.
C. HCOOC3H7. D. CH3COOC2H5.
Câu 7: Ở nhiệt độ cao, C thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với?
A. O2. B. CO2.
C. Al. D. ZnO.
Câu 8: Nguyên liệu chủ yếu được dùng để sản xuất Al trong công nghiệp là:
A. criolit. B. đất sét.
C. cao lanh. D. quặng boxit.
Câu 9: Etanol được gọi là cồn sinh học, nó có tính cháy sinh nhiệt như xăng. Người ta pha trộn etanol vào xăng để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu xăng dầu, ngoài ra còn giúp giảm lượng CO từ 20-30%, CO2 khoảng 2% so với xăng khoáng thường. Kể từ ngày 1/1/2018 ở Việt Nam xăng E5 (pha 5% etanol với 95% xăng khoáng) sẽ chính thức thay thế xăng RON 92. Công thức phân tử của etanol là?
A. C2H6O. B. CH4O.
C. C2H6O2. D. C2H4O2.
Câu 10: Kim loại Zn có thể khử được ion nào sau đây?
A. Ca2+. B. H+.
C. Na+. D. Mg2+.
Câu 11: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Xenlulozo. B. Tơ nilon-6.
C. Cao su buna. D. Polietilen.
Câu 12: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu?
A. H2O. B. NaOH.
C. HCl. D. NaCl.
Câu 13: Cho các chất sau: buta-1,3-đi en, isopren, 2-metylbut-2-en, đimetyl axetilen, vinylaxetilen. Số chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to) tạo ra butan là?
A. 3. B. 4.
C. 2. D. 5.
Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thu được chất rắn Y chứa các chất sau:
A. CuO, Ag2O, Fe2O3.
B. CuO, Ag, FeO.
C. Cu, Ag, FeO.
D. CuO, Ag, Fe2O3.
Câu 15: Cho các chất sau: axit axetic, etyl axetat, glucozo, Gly-Ala-Ala. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là?
A. 2. B. 3.
C. 5. D. 4.
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước như hình vẽ bên. Khí X không thể là?
A. CH4. B. C2H4.
D. NH3. D. H2.
Câu 17: Sục 11,2 lít CO2 (ở đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Khối lượng kết tủa thu được là?
A. 59,1 gam. B. 98,5 gam.
C. 78,8 gam. D. 19,7 gam.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
a) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li, kim loại cứng nhất là Cr.
b) Cho viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thì khí H2 sẽ thoát ra nhanh hơn.
c) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại anot xảy ra sự khử ion Cl-.
d) H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe nên có thể thùng bằng nhôm, sắt chuyên chở axit này.
e) Tính oxi hóa của Ag+ > Fe2+ > Cu2+.
Số phát biểu đúng là?
A. 2. B. 3.
C. 1. D. 4.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, triolein là chất lỏng.
B. Có thể phân biệt vinyl axetat và metyl acrylat bằng dung dịch Br2.
C. Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân axit có cùng khối lượng mol phân tử.
D. Thủy phân phenyl axetat trong kiềm dư không thu được ancol.
Câu 20: Cho 30 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là?
A. 720. B. 160.
C. 320. D. 480.
Câu 21: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 4,8 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 (tỉ lệ mol là 1:1) nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 4,16. B. 2,40.
C. 4,48. D. 3,52.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam một este đơn chức X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là?
A. C4H8O2. B. C2H4O2.
C. C3H6O2. D. C5H10.O2.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thêm dung dịch kiềm vào dung dịch muối đi romat, thấy dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
B. Hòa tan CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu lục thẫm.
C. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3, thấy có kết tủa lục xám rồi tan.
D. Cr2O3 là oxit lưỡng tính còn CrO3 là oxit axit.
Câu 24: Thêm từ từ 80 ml dung dịch H2SO4 1M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 thu được dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được là?
A. 26,52 gam. B. 16,31 gam.
C. 11,82 gam. D. 28,13 gam.
Câu 25: Cho dãy gồm các chất sau: NaOH, AgNO3, HCl, NH3, CuSO4, Na2S, Cl2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là?
A. 6. B. 4.
C. 7. D. 5.
Câu 26: Cho m gam một loại quặng photphorit (chứa 22,5% tạp chất trơ không chứa phopho) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat đơn thu được là?
A. 28,51%. B. 52,01%.
C. 35,50%. D. 23,83%.
Câu 27: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển sang màu xanh |
Z, T |
Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng |
Tạo kết tủa Ag |
Y |
Dung dịch Br2 |
Kết tủa trắng |
Z |
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường |
Tạo dung dịch màu xanh lam |
X, Y, Z, T lần lượt là?
A. Lysin, anilin, axit axetic, glucozo.
B. Etyl fomat, anilin, glucozo, anđehit axetic.
C. Etylamin, phenol, glucozo, metylfomat.
D. Etylamin, axit acrylic, glucozo, anđehit axetic.
Câu 28: Hỗn hợp A gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở X (CH6O3N2) và Y (C2H7O3N). A tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đun nóng, cho khí Z làm xanh quỳ tím ẩm duy nhất. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Z có tên thay thế là metan amin.
B. Khí Z có lực bazo mạnh hơn NH3.
C. X và Y đều tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol phản ứng là 1:1.
D. Y tác dụng với dung dịch HCl tạo khí không màu.
Câu 29: Nung nóng hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư thì có 3,36 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và thu được 16,8 gam phần không tan Z. Mặt khác nếu hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M thì cần V lít. Giá trị của V là
A. 1,0. B. 0,9.
C. 1,5. D. 1,2.
Câu 30: Thủy phân hoàn toàn a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol; 2,78 gam natri panmitat và m gam natri oleat. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử X có 5 liên kết π.
B. 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
C. Giá trị của m là 3,04.
D. Khối lượng phân tử của X là 858.
Câu 31: Hỗn hợp khí và hơi gồm metan, anđehit axetic và axit acrylic có tỉ khối so với H2 là 31,8. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là?
A. 7,34. B. 9,54.
C. 5,54. D. 7,74.
Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Cho từ từ đến dư dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch NaOH.
- Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
- Cho Ba vào dung dịch Na2CO3.
- Dẫn khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.
- Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là?
A. 5. B. 4.
C. 2. D. 3.
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (ở đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl 1M như sau:
Giá trị của m là?
A. 99,00. B. 49,55.
C. 47,15. D. 56,75.
Câu 34: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch X chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl (2x<y) bằng dòng điện một chiều có cường độ 2,68A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y có khối lượng giảm so với dung dịch đầu là 18,95 gam. Thêm tiếp lượng dư Al vào dung dịch Y, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của t là?
A. 4 giờ. B. 3 giờ.
C. 6 giờ. D. 5 giờ.
Câu 35: X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C, Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 46,32 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 1,92 mol O2. Mặt khác đun nóng 46,32 gam E cần dùng 660 ml dung dịch KOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa muối kali của hai axit cacboxylic. Tổng số nguyên tử H có trong phân tử X và Y là?
A. 16. B. 12.
C. 14. D. 18.
Câu 36: X, Y lần lượt là hai α – amino axit no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2) hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp Z gồm X, Y và axit glutamic cần vừa đủ 1,95 mol O2 thu được H2O; hỗn hợp khí T gồm CO2 và N2 có tỉ khối so với H2 bằng 20,8. Phần trăm khối lượng của amino axit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Z là?
A. 41%. B. 27%.
C. 32%. D. 49%.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Mg, Mg(NO3)2, Fe, Fe2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,10 mol HNO3 và 0,75 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m+67,58) gam hỗn hợp muối và 5,824 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc, gồm hai khí trong đó có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí) với tổng khối lượng là 3,04 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y (điều kiện không có không khí) thu được 223,23 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 có trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 33%. B. 45%.
C. 38%. D. 27%.
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 29,68 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe và Fe3O4 bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 0,896 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Y đến khi kết tủa cực đại thì dừng lại, cho tiếp tục dung dịch AgNO3 dư vào, sau phản ứng thu được 211,02 gam kết tủa. Mặt khác cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư thu được 8,736 lít NO2 (ở đktc). Giá trị của m là?
A. 60,02. B. 62,22.
C. 55,04. D. 52,21.
Câu 39: Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X, Y là hai axit cacboxylic; Z là ancol no; T là este đa chức tạo bởi X, Y với Z. Đun nóng 33,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15 gam; đồng thời thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 56,4. B. 58,9.
C. 64,1. D. 65,0.
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp E gồm một peptit X và một peptit Y (biết số nguyên tử nitơ trong X, Y lần lượt là 4 và 5, X và Y chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng lượng NaOH vừa đủ, cô cạn thu được (m+23,7) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng O2 vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 84,06 gam so với ban đầu và có 7,392 lít một khí duy nhất (ở đktc) thoát ra, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41,2%. B. 53,1%.
C. 58,8%. D. 49,3%.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
B |
C |
B |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
C |
D |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
A |
C |
D |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
A |
B |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
D |
B |
B |
A |
A |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
C |
C |
B |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
D |
B |
B |
D |
C |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
D |
A |
C |
B |
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học tại Tuyensinh247.com
soanvan.me