Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. electron tự do và ion dương cùng chiều điện trường
B. ion âm ngược chiều điện trường và ion dương cùng chiều điện trường
C. electron tự do ngược chiều điện trường
D. electron tự do và ion âm ngược chiều điện trường, ion dương cùng chiều điện trường
Câu 2: Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân dung dịch:
A. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại bất kỳ
B. axit
C. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó
D. axit, bazơ
Câu 3. Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở suất của nó sẽ
A. Tăng lên
B. Không thay đổi.
C. Giảm đi
D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Câu 4. Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây về hiện tượng điện phân:
A. \(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}.I.t\)
B. m = D.V
C. \(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}.I.t\)
D. \(\begin{array}{l}R = {R_1} + {R_2} + {R_3}\\ = > R = 12(\Omega )\end{array}\)
Câu 5. Quy ước chiều dòng điện là:
A.Chiều dịch chuyển của các electron
B. chiều dịch chuyển của các ion
C. chiều dịch chuyển của các ion âm
D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương
Câu 6. Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4
A. Cu2+ di chuyển đến cực âm còn SO42- di chuyển đến cực dương
B. Cu2+ di chuyển đến cực dương còn SO42- di chuyển đến cực âm
C. Cu2+ và SO42- cùng di chuyển đến cực dương
D. Cu2+ và SO42- cùng di chuyển đến cực âm
Câu 7. Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?
Câu 8. Chọn phát biểu sai về công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích
A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi.
B. phụ thuộc vào điện trường.
C. phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển.
D. phụ thuộc vào hiệu điện thế ở hai đầu đường đi.
Câu 9 Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
C. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.
D. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.
Câu 10. Trong mạch điện kín, nguồn điện không đổi có suất điện động E, điện trở trong r, điện trở thuần của thiết bị tiêu thụ điện là RN , cường độ dòng điện trong mạch là I. Công thức đúng nhất tính hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là:
A. E B. E - I.r
C.I.RN D. E – I.RN
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a. Đặt điện tích điểm q = 3.10-6 C trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 106 V/m. Tính lực điện tác dụng lên điện tích q?
b. Một tụ điện phẳng không khí có điện dung C = 4.10-6F, được tích điện bởi nguồn điện một chiều có suất điện động 20V. Tính điện tích của tụ?
Câu 2 (2 điểm)
a. Cho đoạn mạch điện AB gồm 3 điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω và R3= 2Ω mắc nối tiếp, biết UAB= 12V . Hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và tính hiệu điện thế giữa hai đầu R2?
b. Hai điện tích điểm q1 = -10-8C và q2 = +4.10-8C nằm cố định tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tổng hợp do hệ hai điện tích đó gây ra tại điểm C biết AC = 6cm và BC = 8cm.
Câu 3 (2 điểm)
a. Cho mạch điện kín gồm nguồn có suất điện động 10V, điện trở trong 1Ω mắc với mạch ngoài gồm đèn 6V-3W mắc nối tiếp với biến trở R. Điều chỉnh R = R0 thì đén sáng bình thường. Tính R0.
b. Cho đoạn mạch như hình vẽ. Biết E1= 2V; E2= 4V; r1 = 0,25; R1= 0,8
Tính khối lượng Cu bám vào Catot trong 16 phút 5 giây.
Câu 4 (1 điểm)
Mạch điện kín gồm nguồn điện E = 10 V, r = 2; mạch ngoài là một biến trở R có giá trị nhỏ nhất 3. Phải điều chỉnh biến trở bằng bao nhiêu thì công suất của mạch ngoài là lớn nhất? Nhận xét về giá trị hiệu suất của nguồn điện lúc này?
Lời giải chi tiết
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
C |
A |
C |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
A |
D |
B |
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm)
a) F = q.E = 12N
b) U = E =20V
Q = C.U = 8.10-5C
Câu 2. (2 điểm)
a)
\(\begin{array}{l}R = {R_1} + {R_2} + {R_3}\\ = > R = 12(\Omega )\end{array}\)
\(\begin{array}{l}I = \dfrac{U}{R} = 1(A)\\ = > {U_2} = I.{R_2} = 6(V)\end{array}\)
b)
\({E_1} = k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{{r_1}^2}} = {9.10^9}.\dfrac{{{{10}^{ - 8}}}}{{0,{{06}^2}}} = 25000\left( {V/m} \right)\)
\({E_2} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{r_2}^2}} = {9.10^9}.\dfrac{{{{4.10}^{ - 8}}}}{{0,{{08}^2}}} = 56250\left( {V/m} \right)\)
Vẽ hình đúng.
\(I = {I_d} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{3}{6} = 0,5\left( A \right);{U_d} = {U_{dm}} = 6\left( V \right)\)
Câu 3. ( 2 điểm)
a) Đèn sbt nên có: \(I = {I_d} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{3}{6} = 0,5\left( A \right);{U_d} = {U_{dm}} = 6\left( V \right)\)
Áp dụng định luật ôm ta có:
\(\begin{array}{l}{U_d} = \xi - I(r + R)\\ \Leftrightarrow 6 = 10 - 0,5(1 + R)\\ \Leftrightarrow R = 7\Omega \end{array}\)
b)
\({E_b} = {E_1} + {E_2} = 6V;{r_b} = {r_1} + {r_2} = 1\Omega \)
\({R_N} = {R_1} + \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = 2\Omega \); \(I = \dfrac{{{E_b}}}{{{r_b} + {R_N}}} = \dfrac{6}{{1 + 2}} = 2A\)
\({I_3} = \dfrac{{I.{R_{23}}}}{{{R_3}}} = \dfrac{{2.1,2}}{3} = 0,8A\)
\(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}I{}_3t = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{64}}{2}.0,8.965 = 0,256g\)
Câu 4. (1 điểm)
Công suất mạch ngoài : \(P = (10 - 2.I)I = - 2{I^2} + 10I\)
Lại có \(I = \dfrac{{10}}{{R + 2}} \le \dfrac{{10}}{{3 + 2}} = 2A\)
Xét hàm \(P(I) = - 2{I^2} + 10I\) trên miền \(\left[ {2; + \infty } \right)\) ta thấy hàm này luôn nghịch biến nên Pmax khi I = 2 A ứng với biến trở R = 3\(H = \dfrac{R}{{R + 2}} = 1 - \dfrac{2}{{R + 2}} \ge 1 - \dfrac{2}{{3 + 2}} = 0,6\).
Hiệu suất của nguồn \(H = \dfrac{R}{{R + 2}} = 1 - \dfrac{2}{{R + 2}} \ge 1 - \dfrac{2}{{3 + 2}} = 0,6\). Như vậy khi công suất mạch ngoài lớn nhất thì hiệu suất của nguồn nhỏ nhất.
Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com
soanvan.me