Đề bài

I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm )

Câu 1. Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

A. đúc điện.    

B. mạ điện.                     

C. sơn tĩnh điện.

D. luyện nhôm.

Câu 2. Hạt tải điện trong chất điện phân là

A. ion dương và ion âm.      

B. electron và ion dương.

C. electron.              

D. electron, ion dương và ion âm.

Câu 3. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của

A. các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.

B. các electron tự do ngược chiều điện trường.

C. các ion, electron trong điện trường.

D. các electron, lỗ trống theo chiều điện trường.

Câu 4. Kim loại dẫn điện tốt vì

A. mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.

B. khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.

C. giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.

D. mật độ các ion tự do lớn.

Câu 5. Khi khoảng cách giữa 2 điện tích điểm tăng 4 lần, đồng thời độ lớn của mỗi điện tích tăng lên gấp đôi, so với lực tương tác lúc đầu lực tương tác mới sẽ:     

A. tăng 4 lần.

B.giảm 4 lần.                    

C. giảm 16 lần.  

D.tăng 16 lần..

Câu 6. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát

A. vật bị nóng lên

B. eletron chuyển từ vật này sang vật khác.

C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. 

D. các điện tích bị mất đi.

Câu 7. Một điện tích điểm mang điện tích âm, điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. hướng về phía nó.   

B. hướng ra xa nó.              

C. phụ thuộc độ lớn của nó.     

D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu 8. Biết hiệu điện thế UAB = 5V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

A. VA = 5V.  

B. VB = 5 V.                            

C. VA - VB = 5 V.  

D. VB – VA = 5 V.  

Câu 9. Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện   

A. có hiệu điện thế. 

B. có điện tích tự do.        

C. có hiệu điện thế đặt vào 2 đầu vật dẫn.

D. có nguồn điện.

Câu 10. Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào dưới đây:

A. Vôn kế.

B. Ampe kế.                                     

C. Tĩnh điện kế.    

D. Công tơ điện.

Câu 11. Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch

A. \(I = \dfrac{U}{R}\) 

B. \(I = \dfrac{{{U_{AB}} + E}}{{{R_{AB}}}}\)     

C. I =  \(\dfrac{U}{{R + r}}\)       

D. \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

Câu 12. Nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mắc nối tiếp với mạch ngoài có điện trở R = r thì cường độ dòng điện trong mạch I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó và mắc nối tiếp với nhau thì cường độ dòng điện I’. Chọn biểu thức đúng.

A. I’ = 3I. 

B. I’ = 2I.                                    

C. I’ = 2,5I.         

D. I’ = 1,5 I.

II. Phần tự luận ( 6 điểm )

Bài 1. (2 điểm )

Cho hai điện tích q1=\({8.10^{ - 8}}C\), q2=\( - {8.10^{ - 8}}C\) đặt tại A, B trong không khí, AB=4cm. Tìm véc tơ cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích gây ra tại C nằm trên đường trung trực của AB, cách AB 2cm, suy ra lực điện tác dụng lên điện tích q=\({2.10^{ - 9}}C\) đặt ở C.

Bài 2. (2 điểm )

Một tụ phẳng không khí có điện dung C=2pF được tích điện ở hiệu điện thế U=600V.

a.Tính điện tích Q của tụ.

b.Ngắt tụ ra khỏi nguồn, đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp 2. Tính điện dung C’ và hiệu điện thế U’ của tụ.

Bài 3. (2 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn có suất điện động \(\xi \) =10 V, r = 1 Ω; tụ điện có điện dung C = 5 µF,  đèn Đ loại  6 V - 12 W; các điện trở có  giá trị R1 = 3 Ω ; R2 = 2 Ω ;  bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở Rp = 2,5 Ω và  anốt làm bằng đồng  có A = 64 g/mol, n = 2. Bỏ qua điện trở của dây  nối. Tính:

a. Điện trở bóng đèn, cường độ dòng điện định mức của  đèn.

b. Cường  độ dòng điện trong mạch chính, khối lượng Cu bám vào catôt sau 16 phút 5 giây.

c. Điện tích của tụ điện.            

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm )

 

1

2

3

4

5

C

A

B

A

B

6

7

8

9

10

B

A

C

C

    D

11

12

 

 

 

d

D

 

 

 

I. Phần tự luận ( 6 điểm )

Bài 1. (2 điểm )

Tính được \({E_A} = {E_B} = {9.10^9}\dfrac{{{{8.10}^{ - 8}}}}{{{{\left( {{{2.10}^{ - 2}}\sqrt 2 } \right)}^2}}} = {9.10^5}V/m\)  

Vẽ hình biểu diễn q1, q2, điểm C, \(\overrightarrow {{E_1}} \), \(\overrightarrow {{E_2}} \) và \(\overrightarrow {{E_C}}  = \overrightarrow {{E_1}}  + \overrightarrow {{E_2}} \)  

Vì hai cường độ điện trường tạo thành hình thoi ta có  độ lớn

\(E = 2{E_B}\cos \dfrac{\pi }{4} = 9\sqrt 2 {.10^5}V/m \approx 12,{73.10^5}V/m\)

Xác định \(\overrightarrow {{E_C}} //AB\) và hướng A\( \to \)B

Tính đúng F=qEC=25,456.10-4N   

Bài 2. (2 điểm )

a.Tính điện tích Q của tụ:\(Q = CU = {2.10^{ - 12}}.600 = 1,{2.10^{ - 9}}C\)   

b.Khi đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp đôi, từ công thức tính điện dung của tụ điện phẳng \(C = \dfrac{{\varepsilon S}}{{k.4\pi d}}\) ta thấy C’=\(\dfrac{C}{2} = 1pF\)                                     

Ngắt tụ ra khỏi nguồn, điện tích của tụ không đổi Q’=Q=1,2.10-9C             

\(U' = \dfrac{{Q'}}{{C'}} = 2\,\,U = \,\,1200\,\,V\)

Bài 3. (2 điểm)

a. Điện trở bóng đèn \({R_d} = \dfrac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = 3\Omega \),

 Cường độ dòng điện định mức của  đèn. \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = 2A\)                   

b.Tính, \({R_N} = {R_p} + \dfrac{{({R_1} + {R_{\rm{d}}}).{R_2}}}{{{R_1} + {R_d} + {R_2}}} = 4\Omega \)

Cường  độ dòng điện trong mạch chính \(I = \dfrac{\xi }{{{R_N} + r}} = 2A\) .              

Khối lượng Cu bám vào catôt sau 16 phút 5 giây :\(m = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{{64}}{2}.2.965 = 0,64g\) c.Ta có  \(Q = C.{U_{AM}} = C({U_{AN}} + {U_{NM}})\)  

mà  UAN=5V;UNM=1,5V           

Điện tích của tụ điện Q = 3,25.10-5C  

Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com  

soanvan.me