Câu hỏi 1 :
Vào cuối những năm 50 của Thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng
- A
đô thị hóa tự phát.
- B
bùng nổ dân số.
- C
ô nhiễm môi trường.
- D
công nghiệp hóa.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vào cuối những năm 50 TK XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”.
Câu hỏi 2 :
So sánh với quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam là nước có
- A
dân số đông.
- B
dân số ít.
- C
dân số trẻ.
- D
dân số già.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
Câu hỏi 3 :
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
- A
sản xuất hàng vật liệu xây dựng.
- B
chế biến thực phẩm.
- C
sản xuất hàng tiêu dùng.
- D
năng lượng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp năng lượng. Than, dầu, khí -> phát triển nhiệt điện chạy bằng than và khí.
Câu hỏi 4 :
Lao động nước ta có trở ngại lớn về
- A
tính sáng tạo.
- B
kinh nghiệm sản xuất.
- C
khả năng thích ứng với thị trường.
- D
thể lực và trình độ chuyên môn.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
Câu hỏi 5 :
Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào
- A
lao động trình độ cao.
- B
tài nguyên thiên nhiên.
- C
đường lối chính sách.
- D
phân bố dân cư.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
Câu hỏi 6 :
Vai trò quan trọng nhất của rừng phòng hộ là
- A
cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
- B
đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- C
hạn chế thiên tai, lũ lụt; chắn cát, chắn sóng ven biển.
- D
tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người dân.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
Câu hỏi 7 :
Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta?
- A
Mở rộng quy mô các thành phố.
- B
Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- C
Số dân thành thị tăng nhanh.
- D
Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.
=> Nhận xét A, B, C đúng.
- Nhận xét D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng là không đúng.
Câu hỏi 8 :
Khó khăn nào của thị trường ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp nước ta?
- A
Nhu cầu về nông sản ngày càng tăng.
- B
Thị trường ngày càng được mở rộng.
- C
Sự bất ổn của thị trường xuất khẩu.
- D
Mở rộng buôn bán với nhiều nước.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự biến động của thị trường xuất khẩu sẽ làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.
Câu hỏi 9 :
Ngành công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
- A
Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp.
- B
Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.
- C
Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.
- D
Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều khắp lãnh thổ.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
- Ngành công nghiệp nước ta có trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. Cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thông tin liên lạc...) phát triển còn chưa hợp lí, đồng bộ: các vùng núi xa xôi cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và đang từng bươc cải thiện, vùng thành thị, đồng bằng cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện hơn.
=> Nhận xét: Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều khắp lãnh thổ là không đúng.
Câu hỏi 10 :
Đâu không phải là tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta
- A
Vịnh Hạ Long.
- B
Phố cổ Hội An.
- C
Cồng chiêng Tây Nguyên.
- D
Chùa Hương.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, chùa đền….
Lời giải chi tiết:
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, chùa đền….
=> Vịnh Hạ Long bao gồm các thắng cảnh tự nhiên như đảo, vịnh, hang động kì thú…-> vì vậy đây là tài nguyên du lịch tự nhiên, không phải là tài nguyen du lịch nhân văn.
Câu hỏi 11 :
Thế mạnh nổi bật về lao động của nước ta là
- A
nhiều kinh nghiệm sản xuất.
- B
trình độ khoa học – kĩ thuật cao.
- C
lao động có chuyên môn cao.
- D
dễ thích ứng với cơ chế thị trường.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Người lao động nước ta giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo.
Câu hỏi 12 :
Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải nào?
- A
Đường sông.
- B
Đường sắt.
- C
Đường ô tô.
- D
Đường biển.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải đường ô tô.
Câu hỏi 13 :
Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của ngành du lịch ở nước ta?
- A
tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
- B
góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới.
- C
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- D
tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
- Vai trò của ngành du lịch ở nước ta là đem lại nguồn thu nhập lớn (đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ), góp phần góp mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới ; tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
=> Loại đáp án A, B, C.
- Ngành du lịch không phải là ngành sản xuất vật chất vì vậy nó không tạo ra của cải vật chất cho xã hội => nhận xét D không đúng.
Câu hỏi 14 :
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở
- A
vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
- B
ven các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.
- C
vùng thềm lục địa phía Nam.
- D
vùng biển ven các đảo, quần đảo.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam
Câu hỏi 15 :
Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất?
- A
Quản lí nhà nước.
- B
Khách sạn, nhà hàng.
- C
Tài chính, tín dụng.
- D
Y tế, văn hóa, thể thao.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hoạt động tài chính, ngân hàng thuộc nhóm dịch vụ sản xuất.
Câu hỏi 16 :
Thành tựu kinh tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngoại thương nước ta là
- A
Đầu tư nước ngoài tăng.
- B
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.
- C
Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng lên.
- D
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: tác động trực tiếp đến ngoại thương. Ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu => Khi nền sản xuất phát triển sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn đồng thời nhập khẩu nhiều máy móc, nguyên liệu để tiếp tục mở rộng sản xuất.
Lời giải chi tiết:
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong nước đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn về hàng nông – lâm – thủy sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (dệt may, da giày, thực phẩm…)
=> Đem lại nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nước ta bên cạnh các mặt hàng khoáng sản thô truyền thống.
=> Thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương nước ta.
Câu hỏi 17 :
Đâu không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm?
- A
Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao.
- B
Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.
- C
Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên, lao động.
- D
Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, sự phát triển của các ngành này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao không phải là đặc điểm nằm trong tiêu chí đánh giá của các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu hỏi 18 :
Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông nào?
- A
sông Đà và sông Thái Bình.
- B
sông Hồng và sông Cửu Long.
- C
sông Mã và sông Cả.
- D
sông Đồng Nai và sông La Ngà.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.
Câu hỏi 19 :
Trên lãnh thổ nước ta, cá và tôm nước ngọt được nuôi chủ yếu ở
- A
vùng biển ven các đảo.
- B
bãi triều, đầm phá ven biển.
- C
sông, suối, ao, hồ.
- D
vũng, vịnh, vùng cửa sông.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trên lãnh thổ nước ta, cá và tôm nước ngọt được nuôi chủ yếu ở sông, suối, ao, hồ.
Câu hỏi 20 :
Đâu không phải là nguyên nhân khiến cây lúa phân bố rộng khắp các vùng trên lãnh thổ nước ta:
- A
Đất feralit màu mỡ với diện tích lớn.
- B
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C
Lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa.
- D
Nguồn nước phong phú.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm sinh thái cây lúa (loại đất phù hợp, nguồn nước, nhiệt độ, đọ ẩm...)
Lời giải chi tiết:
Cây lúa phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa. Ngoài ra còn nhờ nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào, có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây lúa.
=> Nhận xét A. Đất feralit màu mỡ với diện tích lớn là không đúng.
Câu hỏi 21 :
Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng
- A
tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.
- B
giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.
- C
tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.
- D
giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm
Câu hỏi 22 :
Đâu không phải là đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư thành thị
- A
Nhà ống san sát nhau.
- B
Các chung cư cao tầng.
- C
Nhà mái thấp, nằm thưa thớt.
- D
Các biệt thự.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư…
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Nhà mái thấp, nằm thưa thớt là hình thái nhà cửa của vùng nông thôn.
=> Nhận xét C không đúng.
Câu hỏi 23 :
Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi nước ta:
- A
Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi.
- B
Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người.
- C
Củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.
- D
Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang đồi núi trọc.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Khái niệm du canh – du cư: là sự thay đổi
- Liên hệ các đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế, mặt bằng dân trí, phương thức sản xuất chủ yếu của các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta
=> Từ đó chỉ ra được việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội sẽ mang lại những thay đổi tích cực gì đối với các dân tộc ít người ở khu vực này.
Lời giải chi tiết:
Các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta có trình độ phát triển kinh tế còn kém; mặt bằng dân trí thấp; phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là hoạt động du canh du cư.
=> Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội: thực hiện vận động định canh - định cư gắn với xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển các vùng chuyên canh…. sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân, từ đó nâng cao trình độ dân trí cho các đồng bào dân tộc ít người, củng cố an ninh quốc phòng; hạn chế nạn du canh du cư -> giúp giảm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng như diện tích đất hoang đồi núi trọc.
=> Nhận xét: A, C, D đúng
Nhận xét: B. Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người là không đúng.
Câu hỏi 24 :
Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì
- A
có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.
- B
có môi trường sống trong lành hơn.
- C
hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.
- D
tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn
Lời giải chi tiết:
Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều dân cư thành thị do nước ta là nước nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng, thu hút lực lượng lao động chủ yếu trong dân cư.
Câu hỏi 25 :
Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ là
- A
Nguồn nước dồi dào.
- B
Đất xám phù sa cổ.
- C
Khí hậu nóng ẩm.
- D
Kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm sinh thái các loại quả trên (thuộc hoa quả ôn đới, cận nhiệt hay nhiệt đới).
Lời giải chi tiết:
Các cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa là những loại cây nhiệt đới => có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Đông Nam Bộ.
=> Điều kiện khí hậu nóng ẩm là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ.
Câu hỏi 26 :
Đâu không phải là khó khăn của ngành thủy sản nước ta?
- A
Phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu.
- B
Nguồn lợi thủy sản ít và không phong phú.
- C
Môi trường biển nhiều nơi bị suy thoái.
- D
Thủy sản ven bờ bị suy giảm khá mạnh.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ điều kiên tự nhiên vùng biển nước ta -> có thuận lợi gì cho đánh bắt thủy sản.
Lời giải chi tiết:
Thủy sản nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên cho phát triển: vùng biển rộng lớn,biển ấm và thủy sản phong phú, có nhiều ngư trường rộng lớn => thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.
=> Nhận xét B. Nguồn lợi thủy sản ít và không phong phú là không đúng.
Câu hỏi 27 :
Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do
- A
Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.
- B
Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều trên khắp lãnh thổ.
- C
Đồng bằng địa hình bằng phẳng, dễ dàng giao lưu; miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn.
- D
Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố ngành dịch vụ.
Lời giải chi tiết:
Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều: tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở miền núi, trung du.
- Hoạt động kinh tế cũng có sự chênh lệch: vùng đồng bằng, ven biển (đặc biệt các thành phố, đô thị) có hoạt động kinh tế phát triển năng động, đặc biệt là dịch vụ và công nghiệp -> dịch vụ phát triển đa dạng. Ngược lại nông thôn, miền núi có hoạt động kinh tế nghèo nàn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp -> hoạt động dịch vụ kém phát triển.
=> Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.
Câu hỏi 28 :
Nhân tố chủ yếu tác động tới việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nước ta là
- A
Nền sản xuất trong nước phục hồi và phát triển.
- B
Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế.
- C
Nhu cầu tiêu dùng trong nước lớn.
- D
Hàng hóa nước ta có giá rẻ, mẫu mã đa dạng.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: mở rộng thị trường và hội nhập.
Lời giải chi tiết:
Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta ngày càng mở rộng, bên cạnh thị trường truyền thống thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nước ta đã mở rộng buôn bán với các thị trường ở Bắc Mỹ, Tây Âu.
=> Đây là kết quả của chính sách mở cửa nền kinh tế, đa dạng hóa đa phương hóa các thị trường nước ngoài; đặc biệt là từ sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) -> góp phần mở rộng thị trường buôn bán với các nước lớn và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Câu hỏi 29 :
Ý nào dưới đây không đúng?
Chính sách phân bố lại dân cư và lao động của Đảng và Nhà nước đã làm cho
- A
Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần.
- B
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc giảm dần.
- C
Tiềm năng của từng vùng được khai thác hiệu quả hơn.
- D
Địa bàn phân bố của các dân tộc ở nước ta có nhiều thay đổi.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Do sự khác biệt và chênh lệch về quy mô dân số - nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế và sự phân bố tài nguyên thiên thiên giữa miền núi và đồng bằng => vì vậy cần thực hiện chính sách dân số để khắc phục những hạn chế trên.
=> Từ đó chỉ ra được những vai trò (tác động tích cực) của chính sách phân bố lại dân cư – lao động ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Do sự khác biệt về quy mô dân số - nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế và sự phân bố tài nguyên thiên thiên giữa miền núi và đồng bằng:
- Miền núi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên giàu có trong khi đó dân cư thưa thớt, chủ yếu dân tộc ít người có trình độ thấp -> chưa khai thác hết tiềm năng của vùng -> kinh tế chậm phát triển.
- Đồng bằng tập trung ít tài nguyên thiên nhiên nhưng có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu dân tộc Kinh có trình độ cao, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt.
=> Cần thực hiện chính sách phân bố dân cư và lao động nhằm: Phân bố lại dân cư – lao động một cách hợp lí hơn giữa các vùng (ví dụ: chính sách chuyển cư di chuyển một số dân tộc ít người ở phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên; một bộ phận dân cư ở đồng bằng lên miền núi sinh sống) à Từ đó sẽ khai thác tốt nhất các lợi thế về nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở mỗi vùng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giúp giảm chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các dân tộc ít người với người Kinh.
Mặc dù có sự di chuyển địa bàn cư trú và nâng cao đời sống nhưng các dân tộc ở nước ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình.
=> Nhận xét B, C, D đúng.
Nhận xét A. Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần là không đúng.