Câu hỏi 1 :
Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở
- A
đồng bằng.
- B
ven biển.
- C
miền núi.
- D
thành phố lớn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).
Câu hỏi 2 :
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
- A
Bắc Trung Bộ.
- B
Đồng bằng sông Hồng.
- C
Đông Nam Bộ.
- D
Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2 năm 2003).
Câu hỏi 3 :
Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là
- A
tiếp thu khoa học nhanh.
- B
có phẩm chất cần cù.
- C
dồi dào, tăng nhanh.
- D
nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
Câu hỏi 4 :
Đâu không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm?
- A
Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao.
- B
Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.
- C
Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên, lao động.
- D
Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, sự phát triển của các ngành này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao không phải là đặc điểm nằm trong tiêu chí đánh giá của các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu hỏi 5 :
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
- A
sản xuất hàng vật liệu xây dựng.
- B
chế biến thực phẩm.
- C
sản xuất hàng tiêu dùng.
- D
năng lượng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp năng lượng. Than, dầu, khí -> phát triển nhiệt điện chạy bằng than và khí.
Câu hỏi 6 :
Rừng phòng hộ ở nước ta không bao gồm
- A
rừng đầu nguồn các con sông.
- B
dải rừng ngập mặn ven biển.
- C
rừng chắn cát ven biển miền Trung.
- D
rừng nguyên liệu giấy.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…=> vì vậy rừng phòng hộ không bao gồm rừng nguyên liệu giấy.
Câu hỏi 7 :
Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất?
- A
Quản lí nhà nước.
- B
Khách sạn, nhà hàng.
- C
Tài chính, tín dụng.
- D
Y tế, văn hóa, thể thao.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hoạt động tài chính, ngân hàng thuộc nhóm dịch vụ sản xuất.
Câu hỏi 8 :
Sông ngòi nước ta thường gây khó khăn gì cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng?
- A
Lũ lụt.
- B
Sương muối.
- C
Rét hại.
- D
Sạt lở đất.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Vào mùa mưa mực nước sông ngòi dâng cao thường gây lũ lụt, ngập úng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng.
Câu hỏi 9 :
Ngành công nghiệp nào sau đây phụ thuộc nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên?
- A
Khai thác khoáng sản.
- B
Sản xuất hàng tiêu dùng.
- C
Điện tử - tin học.
- D
Công nghiệp hóa chất.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu, số lượng, chất lượng của sản phẩm của ngành công nghiệp này.
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp khai thác khoáng sản trực tiếp hoạt động, khai thác tại các mỏ khoáng sản (than, quặng) => sản phẩm thu về là các nguyên liệu thô (than, quặng sắt, apatit, sét, đá vôi…). Cơ cấu các loại khoáng sản, quy mô, trữ lượng, chất lượng các mỏ có ảnh hưởng đến cơ cấu, số lượng, chất lượng của sản phẩm nguyên nhiên liệu thu được.
Câu hỏi 10 :
Loại rừng nào dưới đây thuộc rừng sản xuất?
- A
Các dải rừng ngập mặn ven biển.
- B
Khu dự trữ thiên nhiên.
- C
Rừng gỗ thông nhựa.
- D
Các vườn quốc gia.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Rừng thông nhựa cung cấp mủ (nhựa) thông cho công nghiệp chế biến nên thuộc rừng sản xuất
Câu hỏi 11 :
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?
- A
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- B
Góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng tài nguyên.
- C
Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- D
Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức về vai trò của cây công nghiệp.
Lời giải chi tiết:
Cây công nghiệp có vai trò:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...).
- Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.. cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm..=> góp phần bải vệ môi trường.
=> Loại đáp án A, B, C
- Cây công nghiệp lâu năm không đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
(đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là vai trò của ngành sản xuất lương thực ở nước ta.
Câu hỏi 12 :
Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây
- A
sản xuất hàng tiêu dùng.
- B
khai thác dầu khí.
- C
điện tử - tin học.
- D
hóa chất.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Các ngành công nghiệp nhẹ ở nước ta chủ yếu sử dụng lợi thế nguyên liệu ngành nông nghiệp và về nguồn lao động dồi dào, trình độ phổ thông .
Lời giải chi tiết:
Lao động nước ta dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu tận dụng lợi thế về lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyen môn).
Câu hỏi 13 :
Trong thời gian qua, diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản lượng lúa tăng lên nhanh, điều đó chứng tỏ
- A
Tình trạng độc canh cây lúa nước ngày càng tăng.
- B
Nước ta đang đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.
- C
Diện tích đất thoái hóa, bạc màu ngày càng giảm.
- D
Thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: diện tích tăng ít nhưng sản lượng lúa vẫn tăng nhanh.
Lời giải chi tiết:
Thâm canh trong nông nghiệp là việc tăng năng suất, sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích bằng cách sử dụng các giống mới có năng suất cao, nâng cao độ phì của đất, áp dụng kĩ thuật sản xuất tiên tiến....
=> Hiện nay ở nước ta, vấn đề thâm canh tăng năng suất đang được chú trọng và áp dụng mạnh mẽ -> góp phần tăng nhanh sản lượng lúa mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhiều.
Câu hỏi 14 :
Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm
- A
các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, dân gian.
- B
các lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống.
- C
vườn quốc gia, di tích lịch sử, phong cảnh.
- D
phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia.
Câu hỏi 15 :
Mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là:
- A
máy móc thiết bị.
- B
nguyên liệu, nhiên liệu.
- C
hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
- D
lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.
Câu hỏi 16 :
Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta
- A
Than đá, than bùn, than nâu.
- B
Dầu khí tập trung ở thềm lục địa phía Nam.
- C
Tài nguyên rừng.
- D
Nguồn thủy năng sông ngòi.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: không phải là thế mạnh.
Lời giải chi tiết:
Thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực nước ta là các nguồn nhiên liệu (than đá, than bùn, than nâu, dầu khí) để phát triển nhiệt điện; nguồn thủy năng các dòng sông để phát triển thủy điện; tài nguyên rừng không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta.
Câu hỏi 17 :
Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
- A
Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.
- B
Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.
- C
Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
- D
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm phân bố dân cư nước ta
Lời giải chi tiết:
Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ, dân cư sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 79%), Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay, ti lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng lên.
=> Nhận xét A, C, D đúng.:
Nhận xét B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay là không đúng.
Câu hỏi 18 :
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc
- A
Kinh.
- B
Tày.
- C
Thái.
- D
Chăm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%).
Câu hỏi 19 :
Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?
- A
Chiến tranh.
- B
Sự hòa bình, ổn định.
- C
Quy mô dân số.
- D
Các luồng xuất cư, nhập cư.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức về sự thay đổi tỉ số giới tính của nước ta.
Lời giải chi tiết:
Tỉ số giới tính của nước ta có sự thay đổi trong thời gian qua và chịu tác động của nhiều nhân tố:
- Trước đây, tỉ số giới tính nước ta mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư: thấp ở các luồng xuất cư (đồng bằng sông Hồng có tỉ số giới tính thấp do các luồng di dân nông nghiệp trong nhiều năm), tỉ số giới tính cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Quy mô dân số không ảnh hưởng đến tỉ số giới tính của nước ta.
Câu hỏi 20 :
Khó khăn nào của thị trường ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp nước ta?
- A
Nhu cầu về nông sản ngày càng tăng.
- B
Thị trường ngày càng được mở rộng.
- C
Sự bất ổn của thị trường xuất khẩu.
- D
Mở rộng buôn bán với nhiều nước.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự biến động của thị trường xuất khẩu sẽ làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.
Câu hỏi 21 :
Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi nước ta:
- A
Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi.
- B
Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người.
- C
Củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.
- D
Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang đồi núi trọc.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Khái niệm du canh – du cư: là sự thay đổi
- Liên hệ các đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế, mặt bằng dân trí, phương thức sản xuất chủ yếu của các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta
=> Từ đó chỉ ra được việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội sẽ mang lại những thay đổi tích cực gì đối với các dân tộc ít người ở khu vực này.
Lời giải chi tiết:
Các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta có trình độ phát triển kinh tế còn kém; mặt bằng dân trí thấp; phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là hoạt động du canh du cư.
=> Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội: thực hiện vận động định canh - định cư gắn với xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển các vùng chuyên canh…. sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân, từ đó nâng cao trình độ dân trí cho các đồng bào dân tộc ít người, củng cố an ninh quốc phòng; hạn chế nạn du canh du cư -> giúp giảm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng như diện tích đất hoang đồi núi trọc.
=> Nhận xét: A, C, D đúng
Nhận xét: B. Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người là không đúng.
Câu hỏi 22 :
Đâu không phải là hậu quả của vấn đề tỉ số giới tính cao?
- A
Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
- B
Tạo nên nguồn lao động có sức mạnh.
- C
Gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới.
- D
Ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân gia đình trong tương lai.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tỉ số giới tính là tương quan giữa số nam so với 100 nữ, tỉ số giới tính cao nghĩa là số nam nhiều hơn nữ.
=> Liên hệ hậu quả của vấn đề này đến cơ cấu lao động, các vấn đề xã hội trong tương lai.
Lời giải chi tiết:
Tỉ số giới tính cao nghĩa là số nam nhiều hơn nữ. Điều này sẽ gây nên hậu quả là mất cân đối trong cơ cấu lao động nam – nữ, thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo (may mặc, thủ công…).; gia tăng bất bình đẳng giới; trong tương lai nhiều người nam sẽ ế vợ do thiếu hụt nữ giới nghiêm trọng..
=> Nhận xét A, C, D đúng.
- Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của chênh lệch tỉ số giới tính (nam nhiều hơn nữ)
=> Nhận xét B không đúng
Câu hỏi 23 :
Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì
- A
có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.
- B
có môi trường sống trong lành hơn.
- C
hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.
- D
tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn
Lời giải chi tiết:
Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều dân cư thành thị do nước ta là nước nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng, thu hút lực lượng lao động chủ yếu trong dân cư.
Câu hỏi 24 :
Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là
- A
Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
- B
Gia nhập ASEAN.
- C
Gia nhập WTO.
- D
Trở thành thành viên của liên hiệp quốc.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đây là tổ chức liên kết về kinh tế.
Lời giải chi tiết:
Tháng 4/ 2007, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đã đánh dấu thành công lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại nhiều cơ hội (về thị trường, vốn, khoa học công nghệ…) đồng thời cũng là thử thách lớn đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất để có thể cạnh tranh và phát triển.
Câu hỏi 25 :
Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ là
- A
Nguồn nước dồi dào.
- B
Đất xám phù sa cổ.
- C
Khí hậu nóng ẩm.
- D
Kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm sinh thái các loại quả trên (thuộc hoa quả ôn đới, cận nhiệt hay nhiệt đới).
Lời giải chi tiết:
Các cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa là những loại cây nhiệt đới => có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Đông Nam Bộ.
=> Điều kiện khí hậu nóng ẩm là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ.
Câu hỏi 26 :
Nhân tố thúc đẩy ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh, có nhiều cơ hội vươn lên và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài là
- A
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hiện đại, đồng bộ.
- B
Dân cư đông, đời sống người dân ngày càng nâng cao.
- C
Xu hướng toàn cầu hóa.
- D
Chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta, trong đó có ngành dịch vụ.
Lời giải chi tiết:
Chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh, có nhiều cơ hội vươn lên và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
- Chính sách mở cửa thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ -> nền kinh tế phát triển năng động, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đa dạng.
Câu hỏi 27 :
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các tuyến giao thông Bắc – Nam ở nước ta là
- A
Vị trí địa lí giáp biển Đông, gần các tuyến hàng hải hàng không quốc tế.
- B
Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam, có dải đồng bằng ven biển.
- C
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.
- D
Kinh tế hai miền Bắc – Nam phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đây là các tuyến đường kéo dài xuyên suốt lãnh thổ từ Bắc vào Nam. Liên hệ đặc điểm tự nhiên nước ta thuận lợi cho việc xây dựng xuyên suốt các tuyến giao thông này.
Lời giải chi tiết:
Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam, lại có dải đồng bằng ven biển nên thuận lợi cho xây dựng các tuyến giao thông Bắc – Nam như các tuyến đường bộ (quốc lộ 1A), đường sắt (đường sắt Thông Nhất) chạy dọc lãnh thổ phía đông.
Câu hỏi 28 :
Vai trò của công nghiệp chế biến đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay không phải là
- A
Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
- B
Nâng cao hiệu quả sản xuất.
- C
Nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
- D
Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ ngành nông nghiệp để sản xuất ra nhiều mặt hàng có giá trị.
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, thông qua khâu chế biến sẽ làm tăng giá trị nông sản, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, từ đó thu nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi đầu ra nông sản được mở rộng và thuận lợi hơn sẽ góp phần ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi chủ yếu dựa vào việc nâng cao độ phì của đât, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lai tạo giống, dịch vụ thú y, phân bón…., không phụ thuộc vào công nghiệp chê biến.
=> Nhận xét C không đúng.
Câu hỏi 29 :
Trong nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố nào có hạn chế lớn nhất đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta?
- A
chính sách phát triển công nghiệp.
- B
thị trường tiêu thụ.
- C
dân cư, nguồn lao động.
- D
cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xét lần lượt các nhân tố kinh tế - xã hội và chỉ ra hạn chế đối với phát triển công nghiệp ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Đánh giá các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển cho phát triển công nghiệp ở nước ta:
- Hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài.
- Dân đông đem lại thị trường tiêu thụ rộng lớn, lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật là điều kiện thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
=> Loại đáp án A, B, C
- Hạn chế lớn nhất của nước ta là cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, mạng lưới cơ sở hạ tầng yếu kém và phát triển chưa đồng bộ.
=> Đây là hạn chế lớn nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay.
Câu hỏi 30 :
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm và tương đối thấp nhưng dân số nước ta vẫn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 triệu người, nguyên nhân là do
- A
Đời sống nhân dân được nâng cao, y tế phát triển.
- B
Dân số nước ta đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
- C
Tỉ số giới tính thấp (số nữ nhiều hơn nam).
- D
Nền kinh tế phát triển và có nhiều đổi mới.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm về quy mô dân số và cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta.
Lời giải chi tiết:
Nước ta có quy mô dân số đông và cơ cấu dân số trẻ (tỉ lệ người trong nhóm tuổi 0 – 14 và 15 – 59 tuổi lớn) vì vậy số người trong độ tuổi sinh đẻ cao (số trẻ em sinh ra nhiều)
=> Vì vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang giảm dần.