Câu hỏi 1 :

Tổng số elecron trong ion NO3- là (Cho: 7N, 8O): 

  • A 32
  • B 3
  • C 31
  • D 24

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Số e của ion NO3- là: 7 + 3.8 + 1 = 32

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A Các đồng vị có cùng điện tích hạt nhân.         
  • B Các đồng vị có số electron khác nhau.
  • C Các đồng vị có số khối khác nhau.     
  • D Các đồng vị có số nơtron khác nhau.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về đồng vị: Đồng vị là các nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n.

Lời giải chi tiết:

Đồng vị là các nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n.

A. Đúng vì có cùng số p

B. Sai vì có cùng số e

C. Đúng vì số n khác nhau, số p giống nhau => A khác nhau

D. Đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt sau:

  • A

    electron, notron.

  • B

    proton và notron.

  • C

    electron và proton.     

  • D

    electron, proton và notron.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử cấu tạo từ các loại hạt proton và notron (trừ nguyên tử H không có notron).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:

  • A Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
  • B Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
  • C Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
  • D Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Kí hiệu \({}_Z^AX\) cho ta biết những thông tin gì về nguyên tố hóa học X?

  • A Chỉ biết số hiệu nguyên tử.
  • B Chỉ biết nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.
  • C Chỉ biết số khối của nguyên tử.
  • D Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Kí hiệu \({}_Z^AX\) cho biết số hiệu nguyên tử Z và số khối của nguyên tử A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào:

  • A Cả B, C, D.
  • B Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • C Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử xếp thành 1 cột.
  • D Các nguyên tố có cùng số lớp electron nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo các nguyên tắc sau:

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử xếp thành 1 cột.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống thì

  • A

    độ âm điện tăng dần, tính kim loại tăng dần.    

  • B

    độ âm điện tăng dần, tính phi kim tăng dần.

  • C

    độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

  • D

    độ âm điện giảm dần, tính kim loại tăng dần.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống thì độ âm điện giảm dần, tính kim loại tăng dần.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:  

  • A X, Y, E.
  • B X, Y, E, T.       
  • C E, T.
  • D Y, T.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Viết cấu hình e của các nguyên tử đó.

- Dựa vào cấu hình e xác định các kim loại:

+ Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng (trừ 1H, 2He và 5B) => Kim loại

+ Có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng => Phi kim

+ Có 4 electron ở lớp ngoài cùng => Kim loại hoặc phi kim

+ Có cấu hình dạng ns2np6 và 1s2 => Khí hiếm

Lời giải chi tiết:

1X: 1s1 => H

7Y: 1s22s22p3 => phi kim

12E: 1s22s22p63s2 => kim loại

19T: 1s22s22p63s23p64s1 => kim loại

Vậy các kim loại là E và T

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

  • A

    Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.     

  • B

    Chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 electron

  • C

    Trong 3 đồng vị của oxi, chỉ có 18O mới có 10 nơtron.    

  • D

    Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điều khẳng định không đúng là: Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng

  • A

    Bằng nhau      

  • B

    Gần bằng nhau    

  • C

    Không bằng nhau

  • D

    Tùy từng nguyên tố

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

  • A

    Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

  • B

    Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.

  • C

    Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

  • D

    Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do: Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của chúng có cùng?

  • A Số electron ngoài cùng.
  • B Số electron.     
  • C Số lớp electron.           
  • D Số  electron hóa trị.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Chu kì là tập hợp những nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp e.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là

  • A Br, F, I, Cl.                 
  • B F, Cl, Br, I.                 
  • C I, Br, F, Cl.                 
  • D I, Br, Cl, F.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

- Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

- Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy các nguyên tố trên đều thuộc nhóm VIIA. Mà trong trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần nên ta có sự sắp xếp tính phi kim của các nguyên tố như sau: I < Br < Cl < F

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...

  • A proton, nơtron và  electron.     
  • B proton, nơtron.
  • C proton và electron. 
  • D nơtron và electron.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Có 3 loại hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là p, n, e

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Chọn cấu hình electrron của nguyên tố khí hiếm trong số các cấu hình electron của nguyên tử sau:

  • A 1s22s22p63s23p1
  • B 1s22s22p63s23p3
  • C 1s22s22p63s23p6
  • D 1s22s22p63s23p4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Khí hiếm có cấu hình dạng ns2np(ngoài ra có He là 1s2)

Lời giải chi tiết:

1s22s22p63s23p6 là cấu hình của khí hiếm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?

  • A Giảm dần                 
  • B Giảm dần sau đó tăng dần
  • C Tăng dần sau đó giảm dần          
  • D Tăng dần

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hóa trị) và:

Số thứ tự của nhóm = số e lớp ngoài cùng = số e hóa trị

Vậy theo thứ tự nhóm A từ IA đến VIIA ứng với cấu hình electron lớp ngoài cùng là nsvà ns2np5  thì số e hóa trị tăng từ 1 đến 7.

=> Trong 1 chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố trong oxit tăng lần lượt từ 1 đến 7.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Tìm câu sai trong những câu sau đây:

  • A

    Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • B

    Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

  • C

    Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.

  • D

    Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Câu sai là: Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Kí hiệu nguyên tử biểu hiện đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết:

  • A số khối A         
  • B số hiệu nguyên tử Z
  • C nguyên tử khối của nguyên tử
  • D số khối A và số hiệu nguyên tử Z

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Kí hiệu của nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử Z và số khối A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc:

  • A Chu kì 2
  • B Chu kì 3          
  • C Nhóm IIIA      
  • D Nhóm IA

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cách xác định vị trí của nguyên tố dựa vào cấu hình e:

+ Số lớp e = số thứ tự chu kì

+ Số e lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm (đối với nhóm A)

Lời giải chi tiết:

Vị trí của nguyên tử trong bảng tuần hoàn:

- Có 3 lớp e là 1, 2 và 3 \( \Rightarrow \) Thuộc chu kì 3.

- Lớp electron ngoài cùng là 3s2:

+ Có 2 e ở lớp ngoài cùng nên ở nhóm thứ II.

+ 2e ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s nên ở nhóm A.

\( \Rightarrow \) Ở nhóm IIA.

Vậy chỉ có phương án B đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức  RO2. Nguyên tố R  đó là:

  • A Magie
  • B Cacbon
  • C Nitơ
  • D Photpho

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Hóa trị của một nguyên tố nhóm A trong oxit cao nhất bằng số thứ tự nhóm của nguyên tố đó.

Lời giải chi tiết:

Trong RO2, R có hóa trị IV => R thuộc nhóm IVA => Cacbon

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Tổng số hạt mang điện của phân tử XCl3 là 116. Biết số hiệu nguyên tử của clo là 17. Điện tích hạt nhân X là

  • A

    7+.

  • B

    13+.    

  • C

    26+.    

  • D

    15+.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Số hạt mang điện trong X là PX = EX

Số hạt mang điện trong Clo là PCl = ECl = 17

Tổng số hạt mang điện trong XCl3 = PX + EX + 3.(PCl + ECl)

Lời giải chi tiết:

Ta có nguyên tử trung hòa về điện => số p bằng số e

Số hạt mang điện trong X là PX + EX = 2PX

Số hạt mang điện trong Clo là PCl + ECl = PCl =17.2=4=34

Phân tử gồm 3 nguyên tử Cl và 1 nguyên tử X.

=> Tổng số hạt mang điện trong phân tử XCl3= PX + EX + 3.(PCl + ECl) = 2PX + 3.2.17 = 116

=> PX = 7

=> Điện tích hạt nhân của X là 7+

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong tự nhiên brom có hai đồng vị là \({}_{35}^{79}{\text{Br}}\) và \({}_{35}^{81}{\text{Br}}\), nguyên tử khối trung bình của brom là 79,986. Nếu nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối thì tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị \({}_{35}^{79}{\text{Br}}\) là

  • A 49,3%.
  • B 50,7%.
  • C 46%.
  • D 54%.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính số khối trung bình.

Lời giải chi tiết:

Gọi phần trăm số nguyên tử của là x % và là y%

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{gathered}
x + y = 100 \hfill \\
\dfrac{{79x + 81y}}{{100}} = 79,986 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
x = 50,7\% \hfill \\
y = 49,3\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?

  • A

    Lớp K.

  • B

    Lớp L.

  • C

    Lớp M.

  • D

    Lớp N.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lớp e liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất là lớp e ở gần hạt nhân nhất

Lời giải chi tiết:

Electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất vì lớp K gần với hạt nhân nhất, các electron mang điện (–) bị các proton mang điện (+) trong hạt nhân hút mạnh nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là

  • A

    Ne.     

  • B

    Cl.

  • C

    O.       

  • D

    S.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết phân mức năng lượng, sau đó điền các e vào các phân lớp p cho đến khi đủ 10e ở phân lớp p => cấu hình e

Lời giải chi tiết:

X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10

Vì lớp thứ 2 chỉ có 6e ở phân lớp p => X có 3 lớp e

=> cấu hình e của X : 1s22s22p63s23p4  

=> X có 16e, 16p => X là S

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và có tổng các hạt là 52. X là

  • A

    Na

  • B

    K

  • C

    Cl

  • D

    Br

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Điều kiện bền của nguyên tử: số p số n 1,5.số p

Lời giải chi tiết:

Tổng hạt = p + e + n = 52 

=> 2p + n = 52 => n = 52 – 2p

Điều kiện bền của nguyên tử: số p số n 1,5.số p 

=> p ≤ 52 – 2p ≤ 1,5p

=>  $\dfrac{{52}}{{3,5}} \leqslant p \leqslant \dfrac{{52}}{3} \Rightarrow {\text{ }}14,9 \leqslant p \leqslant 17,3$

Nếu p = 15 => n = 22 => A = p + n = 37 (loại vì A < 36)

Nếu p = 16 => n = 20 => A = 36 (loại vì A < 36)

Nếu p = 17 => n = 18 => A = 35 (thỏa mãn, nguyên tố Cl)

Vậy X là Cl

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái cơ bản, số lớp electron của X là?

  • A 1
  • B 3
  • C 4
  • D 2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Số thứ tự chu kì = số lớp e

Lời giải chi tiết:

Chu kì 3 => có 3 lớp e

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Dãy nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải

  • A

    Na < K < Mg < Al.       

  • B

    Al < Mg < Na < K.  

  • C

    Mg < Al < Na < K.

  • D

    K < Na < Al < Mg.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Na, Mg và Al là 3 kim loại thuộc cùng chu kì 2, vì ZNa < ZMg < ZAl => thứ tự tính kim loại tăng dần là: Al < Mg < Na

K thuộc chu kì 3 => bán kính nguyên tử của K lớn nhất

=> thứ tự tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là: Al < Mg < Na < K.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho 4,4 g hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít khí H2(đktc). Hai kim loại là?

  • A Ca, Sr
  • B Be, Mg            
  • C Mg, Ca
  • D Sr, Ba

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết PTHH nhận thấy nKL = nH2

=> Mtb => 2 KL

Lời giải chi tiết:

Gọi công thức chung 2 kim loại là M.

M + 2HCl → MCl2 + H2

Ta thấy: nKL = nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol

=> 24 (Mg) < Mtb = 4,4 : 0,15 = 29,33 < 40 (Ca)

Vậy 2 kim loại đó là Mg và Ca.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Phân tử M2X tạo thành từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Công thức hóa học của M2X là

  • A

    Na2O.

  • B

    K2S.

  • C

    Na2S.

  • D

    K2O.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM

Số hạt trong X là pX, eX, nX

+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140 => PT (1)

+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44

=> PT (2)

Từ (1) và (2) => PT (3) ẩn pM và pX

+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 => PT (5)

+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt

=> PT (6)

Từ (5) và (6) => PT (7) ẩn pM và pX

=> pM và pX => M và X

Lời giải chi tiết:

Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM

Số hạt trong X là pX, eX, nX

+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140

=> 2.(pM + eM + nM) + (pX + eX + nX) = 140

Vì pM = eM và pX = eX => 2.(2.pM + nM) + (2.pX + nX) = 140

=> 4.pM + 2.pX + 2.nM + nX = 140   (1)

+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44

=> 2.(pM + eM) + (p­X + eX) – (2.nM + nX) = 44

Vì pM = eM và pX = eX => 2.2.pM + 2.pX – 2.nM – nX = 44

=> 4.pM + 2.pX – (2.nM + nX) = 44    (2)

Từ (1) và (2) =>  $\left\{ \begin{gathered}4.{p_M} + 2.{p_X} = 92\,\,\,(3) \hfill \\2.{n_M} + {n_X} = 48\,\,\,(4) \hfill \\ \end{gathered} \right.$

+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 => pM + nM – (pX + nX) = 23 (5)

+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt

=> pM + eM + nM -1 – (pX + eX + nX + 2) = 31

=> 2.pM + nM – 2.pX – nX = 34  (6)

Từ (5) và (6) =>  $\left\{ \begin{gathered}{p_M} - {p_X} = 11\,\,\,(7) \hfill \\{n_M} - {n_X} = 12 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

Từ (3) và (7) => pM = 19; pX = 8

=> M là K và X là O

=> Công thức hợp chất cần tìm là K2O

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Số khối của X là 

  • A

    27

  • B

    35.

  • C

    37.

  • D

    31.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tử MX3 gồm 1 nguyên tử M và 3 nguyên tử X nên tổng số hạt là:

(2.ZM + NM) + 3.(2.Z­X + NX) = 196  (1)

Trong phân tử MX3, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60 nên:

2.ZM + 3.2.ZX – (NM + 3.NX) = 60  (2)

Từ (1) và (2) => ZM + 3.ZX = 64  (3) và  NM + 3.NX = 68  (4)

Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8

=> AX – AM = 8 => ZX + NX – (ZM + NM) = 8  (5)

Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 nên: 2ZX + NX + 1 – (2.ZM + NM – 3) = 16  (6)

Lời giải chi tiết:

Phân tử MX3 gồm 1 nguyên tử M và 3 nguyên tử X nên tổng số hạt là:

(2.ZM + NM) + 3.(2.Z­X + NX) = 196  (1)

Trong phân tử MX3, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60 nên:

2.ZM + 3.2.ZX – (NM + 3.NX) = 60  (2)

Từ (1) và (2) => ZM + 3.ZX = 64  (3) và  NM + 3.NX = 68  (4)

Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8

=> AX – AM = 8 => ZX + NX – (ZM + NM) = 8  (5)

Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 nên: 2ZX + NX + 1 – (2.ZM + NM – 3) = 16  (6)

Từ (5) và (6) => ZX – ZM = 4 (7) và NX – NM = 4 (8)

Từ (3) và (7) => ZX = 17 và ZM = 13

Từ (4) và (8) => NX = 18 và NM = 14

=> số khối của X là AX = ZX + NX = 17 + 18 = 35

Đáp án - Lời giải