Đề bài

Câu 1 : Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Ag + Cu(NO3)2.

B. Zn + Fe(NO3)2.

C. Fe + Cu(NO3)2.

D. Cu + AgNO3.

Câu 2 : Hoà tan 11,2 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 2,24.

Câu 3 : Sắt(II) oxit là hợp chất

A. có tính bazơ, tính oxi hoá và tính khử.

B. chỉ có tính oxi hoá.

C. chỉ có tính bazơ và tính oxi hoá.

D. chỉ có tính khử và oxi hoá.

Câu 4 : Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vonfam.

B. Đồng.

C. Sắt.

D. Crom.

Câu 5 : Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là

A. Fe2O3.

B. Fe2O3 và Cr2O3.

C. CrO3.

D. FeO.

Câu 6 : Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dung dịch đó là

A. quỳ tím.

B. dung dịch CH3COOAg.

C. dung dịch BaCl2.

D. dung dịch NaOH.

Câu 7 : Cho 23,6 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 57,5.

B. 47,1.

C. 23,6.

D. 42,8.

Câu 8 : Cho 0,65 lít dung dịch KOH 0,1M vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,1M. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tạo ra là

A. 1,95 gam.

B. 1,17 gam.

C. 1,56 gam.

D. 0,39 gam.

Câu 9 : Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A. ns2.

B. ns1np1.

C. ns1np2.

D. np2.

Câu 10 : Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X →  Na2CO3 + H2O. X là hợp chất

A. HCl.

B. NaOH.

C. KOH.

D. K2CO3.

Câu 11 : Hòa tan lượng dư oxit sắt từ (Fe3O4) vào 400 ml dung dich HCl 0,2M. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là

A. 4,33 gam.

B. 5,08 gam.

C. 4,52 gam.

D. 3,25 gam.

Câu 12 : Hoà tan 1,56 gam một kim loại M trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Để trung hoà lượng axit dư cần 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Kim loại M là

A. Fe.

B. Zn.

C. Ba.

D. K.

Câu 13 : Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện?

A. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2.

B. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2.

C. Ag2O + CO → 2Ag + CO2.

D. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2.

Câu 14 : Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là

A. Na+.

B. Rb+.

C. K+.

D. Li+.

Câu 15 : Cho phản ứng: aAl + bHNO3  → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 6.

B. 5.

C. 7.

D. 4.

Câu 16 : Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O3.

B. RO.

C. RO2.

D. R2O.

Câu 17 : Dẫn 8,96 lít CO2 (ở đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 30.

B. 40.

C. 25.

D. 20.

Câu 18 : Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Ba, K.

B. Be, Na, Ca.

C. Na, Cr, K.

D. Na, Fe, K.

Câu 19 : Hoà tan 1,62 gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 2016 ml khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Na.

B. Al.

C. Zn.

D. Fe.

Câu 20 : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là

A. I, II và III.

B. II, III và IV.

C. I, III và IV.

D. I, II và IV.

Câu 21 : Cho m gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 thu được muối Cu(NO3)2 và hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Giá trị của m là

A. 6,4.

B. 12,8.

C. 16,0.

D. 9,6.

Câu 22 : Hấp thụ hoàn toàn 0,1 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là

A. 21,2 gam.

B. 5,3 gam.

C. 15,9 gam.

D. 10,6 gam.

Câu 23 : Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch

A. BaCl2.

B. AgNO3.

C. Ba(OH)2.

D. NaOH.

Câu 24 : Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 42,12.

B. 16,20.

C. 48,60.

D. 32,40.

Câu 25 : Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?

A. 26Fe (Ar) 4s13d7.

B. 26Fe2+ (Ar) 4s23d4.

C. 26Fe2+ (Ar) 3d44s2.

D. 26Fe3+ (Ar) 3d5.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1

Phương pháp:

- Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại 

- Dựa vào quy tắc anpha: kim loại đứng trước, đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Cách giải:

Ag + Cu(NO3)2 không xảy ra phản ứng vì Ag đứng sau Cu trong dãy điện hóa học nên không đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối.

Đáp án A.

Câu 2

Phương pháp:

Cách 1: Tính mol NO theo mol Fe dựa vào PTHH

Cách 2: Sử dụng bảo toàn e

Cách giải:

nFe = 11,2 : 56 = 0,2 (mol)

Cách 1:

PTHH: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

(mol)   0,2                               →       0,2

⟹ VNO(đktc) = 0,2.22,4 = 4,48 (lít).

Cách 2:

Quá trình nhường e               Quá trình nhận e

Fe0 → Fe+3 + 3e                     N+5 + 3e → N+2 (NO)

0,2           →  0,6                    0,6 →        0,2

⟹ VNO(đktc) = 0,2.22,4 = 4,48 (lít).

Đáp án C.

Câu 3

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức về phân loại hợp chất vô cơ

Cách giải:

- FeO là oxit bazơ ⟹ FeO có tính bazơ.

- Số oxi hóa của Fe trong FeO là +2 ⟹ có thể lên +3 hoặc xuống 0 ⟹ FeO vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Đáp án A.

Câu 4

Phương pháp:

Dựa vào tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.

Cách giải:

Crom là kim loại cứng nhất.

Đáp án D.

Câu 5

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học hợp chất của sắt và crom.

Cách giải:

NaOH dư + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

4NaOH dư + CrCl→ NaCrO+ 3NaCl + 2H2O

⟹ Kết tủa X thu được chỉ chứa Fe(OH)2.

Nung Fe(OH)2 có pư:

Fe(OH)2 +O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Fe2O3 + H2O

⟹ Y là Fe2O3.

Đáp án A.

Câu 6

Phương pháp:

Tất cả các muối hầu hết có anion gốc axit giống nhau ⟹ chọn thuốc thử để phân biệt các cation kim loại.

Cách giải:

Dùng dung dịch NaOH cho từ từ lần lượt vào các dung dịch trên:

+ Ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan hết ⟹ Al(NO3)3.

PTHH:  Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3

              Al(OH)3↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

+ Xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong NaOH dư ⟹ Mg(NO3)2.

PTHH:  Mg(NO3)2+ 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaNO3

+ Không có hiện tượng gì là: NaNO3 và H2SO4 (nhóm I).

- Lọc lấy kết tủa Mg(OH)2, cho lần lượt 2 dung dịch ở nhóm (I) đến dư vào kết tủa:

+ Kết tủa tan ⟹ H2SO4.

PTHH:  H2SO4 + Mg(OH)2 → MgSO4 + 2H2O

+ Không hiện tượng ⟹ NaNO3.

Đáp án D.

Câu 7

Phương pháp:

Sơ đồ: KL + H2SO4 loãng → Muối + H2

+) BTNT "H" ⟹ nH2SO4 = nH2

+) Bảo toàn khối lượng ⟹ mKL + mH2SO4 = mmuối + mH2

Cách giải:

Sơ đồ: KL + H2SO4 loãng → Muối + H2

+) BTNT "H" ⟹ nH2SO4 = nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)

+) BTKL ta có: mKL + mH2SO4 = mmuối + mH2 

⟹ mmuối = 23,6 + 0,2.98 - 0,2.2 = 42,8 (g)

Đáp án D.

Câu 8

Phương pháp:

Lập tỉ lệ: \(k = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{A{l^{3 + }}}}}}\)

+ Nếu k ≤ 3 phản ứng chỉ tạo ra Al(OH)3. Mọi tính toán theo số mol OH-.

+ Nếu 3 < k < 4 phản ứng tạo ra cả Al(OH)3 và AlO2. Lập hệ phương trình giải tính toán theo số mol Al3+ và OH-.

+ Nếu k ≥ 4 thì phản ứng chỉ tạo AlO2⟹ không thu được kết tủa.

Cách giải:

nKOH = 0,65 × 0,1 = 0,065 (mol) ⟹ nOH- = 0,065 (mol)

nAlCl3 = 0,2 × 0,1 = 0,02 (mol) ⟹ nAl3+ = 0,02 (mol)

Xét tỉ lệ: \(3 < \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{A{l^{3 + }}}}}} = \frac{{0,065}}{{0,02}} = 3,25 < 4\) ⟹ phản ứng tạo cả Al(OH)3 và AlO2-.

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

x     →  3x    →     x                (mol)

Al3+ + 4OH- → AlO2- + 2H2O

y    →   4y                               (mol)

Ta có hệ: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\Sigma {n_{A{l^{3 + }}}} = x + y = 0,02}\\{\Sigma {n_{O{H^ - }}} = 3x + 4y = 0,065}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,015}\\{y = 0,005}\end{array}} \right.\)

⟹ nAl(OH)3 = x = 0,015 (mol)

⟹ mAl(OH)3 = 0,015.78 = 1,17 (g).

Đáp án B.

Câu 9

Phương pháp:

Dựa vào vị trí và cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm IIA.

Cách giải:

Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2.

Đáp án A.

Câu 10

Phương pháp:

Dựa vào tính chất của một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

Cách giải:

X là NaOH.

PTHH: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.

Đáp án B.

Câu 11

Phương pháp:

Tính toán theo PTHH: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Cách giải:

nHCl = VHCl. CM = 0,4.0,2 = 0,08 (mol)

PTHH: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

(mol)                  0,08 →   0,01 →   0,02

Muối thu được gồm: FeCl2 (0,01 mol) và FeCl3 (0,02 mol)

⟹ mmuối = mFeCl2 + mFeCl3 = 0,01.127 + 0,02.162,5 = 4,52 (g).

Đáp án C.

Câu 12

Phương pháp:

Tính toán theo PTHH:

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2↑  (1)

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (2)

Có số mol M, khối lượng m ta lập được phương trình mối quan hệ giữa M và n.

Chạy n = 1; 2; 3 tìm được M thỏa mãn.

Cách giải:

nH2SO4 = 0,3.0,1 = 0,03 (mol); nNaOH = 0,1.0,2 = 0,02 (mol)

Giả sử kim loại có hóa trị là n (n = 1; 2; 3).

PTHH:

2M   +     nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2↑ (1)

\(\frac{{0,04}}{n}\) ← 0,03-0,01

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O      (2)

0,02 →      0,01

Ta có: \({m_M} = {n_M} \times {M_M} \Rightarrow \frac{{0,04}}{n}{\mkern 1mu}  \times {M_M} = 1,56 \Rightarrow {M_M} = 39n\)

Biện luận với n = 1; 2; 3 ⟹ n = 1; MM = 39 thỏa mãn.

⟹ M là kali (K).

Đáp án D.

Câu 13

Phương pháp:

Các phương pháp điều chế kim loại

+ Phương pháp nhiệt luyện: dùng C, CO, H2, Al khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao về kim loại.

+ Phương pháp thủy luyện: Từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa, kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch.

+ Phương pháp điện phân: gồm điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch.

Cách giải:

A: Điều chế Ag bằng điện phân dung dịch.

B: Điều chế Ag bằng phương pháp thủy luyện.

C: Điều chế Ag bằng phương pháp nhiệt luyện.

D: Điều chế Ag bằng phương pháp nhiệt phân.

Đáp án B.

Câu 14 (TH):

Phương pháp:

Ta có: M → M+ + 1e

Từ cấu hình e của cation M+ suy ra cấu hình e của M ⟹ ZM ⟹ Tên nguyên tố.

Cách giải:

M           →      M+   +   1e

(1s22s22p63s1)     (1s22s22p6)

⟹ M là Na; M+ là Na+.

Đáp án A.

Câu 15 

Phương pháp:

Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Cách giải:

Bước 1: \(\mathop {Al}\limits^0 {\rm{\;}} + H\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} {(N{O_3})_3} + \mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 2} O + {H_2}O\)

Bước 2,3: \(\begin{array}{*{20}{c}}{1 \times }\\{1 \times }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{A{l^0} \to A{l^{ + 3}} + 3e}\\{{N^{ + 5}} + 3e \to {N^{ + 2}}}\end{array}} \right.\)

Bước 4: Đặt hệ số các chất vào PTHH theo thứ tự: Al0; Al3+; NO; HNO3; H2O

PTHH: \(\mathop {Al}\limits^0 {\rm{\;}} + 4H\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} {(N{O_3})_3} + \mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 2} O + 2{H_2}O\)

⟹ a + b = 1 + 4 = 5.

Đáp án B.

Câu 16

Phương pháp:

Các kim loại nhóm IA có hóa trị I, Oxi có hóa trị II.

Dựa vào quy tắc hóa trị lập được oxit.

Cách giải:

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là R2O.

Đáp án D.

Câu 17 

Phương pháp:

Lập tỉ lệ \(k = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}\)

+ Nếu k ≤ 1 ⟹ Tạo HCO3-.

+ Nếu 1 < k < 2 ⟹ Tạo CO32- và HCO3-.

+ Nếu k ≥ 2 ⟹ Tạo CO32-.

Cách giải:

nCO2(đktc) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

nCa(OH)2 = 0,6.0,5 = 0,3 (mol) ⟹ nOH- = 0,6 mol.

Ta có \(1 < \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,6}}{{0,4}} = 1,5 < 2\)

⟹ Tạo CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

a ←      2a ←      a                 (mol)

CO2 + OH- → HCO3-

b ←      b ←       b                  (mol)

Giải hệ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a + b = {n_{C{O_2}}} = 0,4}\\{2{\rm{a}} + b = {n_{O{H^ - }}} = 0,6}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 0,2}\\{b = 0,2}\end{array}} \right.\)

Xét phản ứng tạo kết tủa giữa 0,3 mol Ca2+ và 0,2 mol CO32-:

Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓

0,2 ←  0,2 →       0,2       (mol)

⟹ m = 0,2.100 = 20 gam.

Đáp án D.

Câu 18 

Phương pháp:

Các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be, Mg) phản ứng với nước ở điều kiện thường sinh ra dd có môi trường kiềm.

Cách giải:

Na, Ba, K là những kim loại tan được trong nước tạo ra các dung dịch tương ứng: NaOH, Ba(OH)2, KOH có môi trường kiềm.

Đáp án A.

Câu 19 

Phương pháp:

Tính mol M theo mol H2 dựa vào PTHH: 2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

Từ nM và mM ta lập phương trình mối quan hệ giữa MM và n, từ đó chạy giá trị n = 1; 2; 3 ta tìm được MM thỏa mãn.

Cách giải:

2016 ml = 2,016 (lít)

nH2(đktc) = 2,016 : 22,4 = 0,09 (mol)

PTHH: 2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

(mol)  0,18/n      ←                             0,09

Ta có: \({m_M} = {n_M} \times {M_M} \Rightarrow \frac{{0,18}}{n} \times {M_M} = 1,62\)

⟹ MM = 9n

Biện luận với n = 1; 2; 3 ta có:

+ n =1  ⟹ MM = 9 (loại)

+ n = 2 ⟹ MM = 18 (loại)

+ n = 3 ⟹ MM = 27 (thỏa mãn)

Vậy M là nhôm (Al).

Đáp án B.

Câu 20 

Phương pháp:

Trong pin điện, điện cực có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn trước.

Cách giải:

Các hợp kim Fe bị ăn mòn trước là: Cu-Fe (I); Fe-C (III); Sn-Fe (IV).

Đáp án C.

Câu 21 

Phương pháp:

- Viết quá trình nhường, nhận e

- Sử dụng bảo toàn electron:

∑ne (Cu nhường) = ∑ne (N+5 nhận)

Cách giải:

Quá trình nhường e                 Quá trình nhận e

Cu0 → Cu+2 +2e                      N+5 + 3e → N+2 (NO)

                                                N+5 + 1e → N+4 (NO2)

Áp dụng bảo toàn e: 2nCu = 3nNO + nNO2

⟹ 2nCu = 3.0,1 + 0,2

⟹ nCu = 0,25 mol

⟹ m = mCu = 0,25.64 = 16 (g).

Đáp án C.

Câu 22

Phương pháp:

Lập tỉ lệ \(k = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}\)

+ Nếu k ≤ 1 ⟹ Tạo HCO3-.

+ Nếu 1 < k < 2 ⟹ Tạo CO32- và HCO3-.

+ Nếu k ≥ 2 ⟹ Tạo CO32-.

Cách giải:

Ta thấy \(\frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,2}}{{0,1}} = 2\) ⟹ Tạo CO32-

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

0,1 →    0,2 →         0,1                (mol)

⟹ mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 gam.

Đáp án D.

Câu 23

Cách giải:

Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết các dung dịch trên:

+ Xuất hiện kết tủa trắng và có khí mùi khai bay ra là (NH4)2SO4.

PTHH: (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + NH3↑ + H2O

+ Xuất hiện kết tủa trắng là K2SO4.

PTHH: K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2KOH

+ Có khí mùi khai bay ra là NH4NO3.

PTHH: 2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

+ Không có hiện tượng là KOH.

Đáp án C.

Câu 24

Phương pháp:

Dựa vào quy tắc alpha trong dãy điện hóa.

Chú ý: AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

Cách giải:

nFe = 8,4/56 = 0,15 (mol); nAgNO3 = 0,3.1,3 = 0,39 (mol)

PTHH:  Fe   +  2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓                 (1)

 (mol)   0,15 → 0,3 dư 0,09 →   0,15     → 0,3

Sau pư (1): nAgNO3  = 0,39 - 0,3 = 0,09 (mol)

Tiếp tục có pư: AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓  (2)

              (mol)    0,09     → 0,09                         → 0,09

Rắn thu được là 0,39 mol Ag ⟹ m = 0,39.108 = 42,12 (g).

Đáp án A.

Câu 25

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức về sắt.

Khi nguyên tử nhường e thì e bị mất từ lớp ngoài cùng.

Cách giải:

Fe (Z = 26) có cấu hình: [Ar]3d64s⟹ A sai.

Fe2+ có cấu hình: [Ar]3d6 ⟹ B, C sai.

Fe3+ có cấu hình: [Ar]3d5 ⟹ D đúng.

Đáp án D.

soanvan.me