Câu hỏi 1 :
Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là
- A
Chăn nuôi lợn và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
- B
Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- C
Chăn nuôi bò và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
- D
Chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Câu hỏi 2 :
Ý nào sau đây không phải là sự thay đổi tích cực của hoạt động nội thương nước ta sau Đổi mới?
- A
Hình thành thị trường thống nhất trên cả nước.
- B
Hàng hóa dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.
- C
Sức ép cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại nhập.
- D
Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập trên cả nước.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: không phải là sự thay đổi tích cực -> có nghĩa là chỉ ra mặt tiêu cực, khó khăn của nội thương nước ta hiện nay.
Lời giải chi tiết:
- Sự thay đổi tích cực của hoạt động nội thương nước ta sau Đổi mới là: cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông, hệ thống các chợ hoạt động tấp nập trên cả nước.
- Tuy nhiên, thị trường nội địa nước ta vẫn chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại nhập, đặc biệt là các mặt hàng Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, giá rẻ (chủ yếu là hàng áo quần, giày dép, thực phẩm, đồ điện tử..) => Đây là mặt khó khăn của hoạt động nội thương nước ta hiện nay.
Câu hỏi 3 :
Công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng phát triển dựa trên thế mạnh về
- A
nguồn lao động dồi dào.
- B
nhu cầu thị trường lớn.
- C
nguồn nguyên liệu tại chỗ.
- D
cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng phát triển dựa trên thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ : nguyên liệu từ ngành trồng trọt (các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực ngắn ngày…) , ngành chăn nuôi (các đàn lợn), thủy sản và lâm nghiệp (tài nguyên rừng).
Câu hỏi 4 :
Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có
- A
diện tích lúa lớn nhất.
- B
trình độ thâm canh cao.
- C
sản lượng lúa lớn nhất.
- D
hệ thống thủy lợi tốt.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ trình độ thâm canh cao.
Câu hỏi 5 :
Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do nguyên nhân chủ yếu nào
- A
Dịch bệnh lây lan.
- B
Đô thị hóa tự phát.
- C
Chiến tranh kéo dài.
- D
Phân bố dân cư hợp lí.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do chiến tranh kéo dài, cần nhiều nam để chiến đấu.
Câu hỏi 6 :
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là
- A
tôm, cá.
- B
tôm, cua.
- C
cua, ngọc trai.
- D
trai ngọc, cá.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức về hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta
Lời giải chi tiết:
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là tôm, cá.
Câu hỏi 7 :
Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A
Sơn La, Thác Bà.
- B
Hòa Bình, Uông Bí.
- C
Uông Bí, Phả Lại.
- D
Hòa Bình, Phả Lại.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Uông Bí, Phả Lại.
Câu hỏi 8 :
Ngành kinh tế nào sau đây chỉ có thể phát triển ở tiểu vùng Đông Bắc mà Tây Bắc không có ?
- A
Khai thác khoáng sản.
- B
Trồng cây công nghiệp lâu năm.
- C
Du lịch sinh thái.
- D
Kinh tế biển.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm vị trí tiếp giáp của hai tiểu vùng => có điểm gì khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Tiểu vùng Đông Bắc có vị trí tiếp giáp biển ở phía đông nam (vùng biển Quảng Ninh) => thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
- Tiều vùng Tây Bắc không tiếp biển nên không thể phát triển kinh tế biển.
Câu hỏi 9 :
Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng
- A
Đông Nam Bộ.
- B
Đồng bằng sông Cửu Long.
- C
Đồng bằng sông Hồng.
- D
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi 10 :
Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
- A
năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
- B
luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng.
- C
luyện kim màu, khai thác than, dệt may.
- D
hóa chất, luyện kim, chế biến lâm sản.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp năng lượng (điện, khai thác nhiên liệu), chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Câu hỏi 11 :
Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do có
- A
nhiều dân tộc.
- B
nhiều lễ hội truyền thống.
- C
dân số đông.
- D
lịch sử phát triển đất nước lâu dài.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ đến số lượng các dân tộc ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Thành phần dân tộc nước ta đa dạng với 54 dân tộc, trong đó có hơn 50 dân tộc ít người, mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán…làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.
Câu hỏi 12 :
Đâu không phải là đặc điểm công nghiệp của Bắc Trung Bộ?
- A
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
- B
Đã khai thác có hiệu quả các tiềm lực tự nhiên cho phát triển công nghiệp.
- C
Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- D
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ đang được cải thiện.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm công nghiệp Bắc Trung Bộ:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
- Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
=> Nhận xét A, C, D đúng => loại
- Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng: nhiều loại khoáng sản của vùng vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crôm, thiếc…).
=> Nhận xét: vùng đã khai thác có hiệu quả các tiềm lực tự nhiên cho phát triển công nghiệp là không đúng.
Câu hỏi 13 :
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là
- A
tôm, cá.
- B
tôm, cua.
- C
cua, ngọc trai.
- D
trai ngọc, cá.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là tôm, cá.
Câu hỏi 14 :
Biểu hiện của cơ cấu dân số trẻ là
- A
nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ thấp.
- B
nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ cao.
- C
nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ cao.
- D
tuổi thọ trung bình của người dân cao.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cơ cấu dân số trẻ là: nhóm tuổi 0 – 14 (dưới 15) tuổi chiếm tỉ lệ cao, nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp, tuổi thọ trung bình thấp.
Câu hỏi 15 :
Thành tựu kinh tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngoại thương nước ta là
- A
Đầu tư nước ngoài tăng.
- B
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.
- C
Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng lên.
- D
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: tác động trực tiếp đến ngoại thương. Ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu => Khi nền sản xuất phát triển sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn đồng thời nhập khẩu nhiều máy móc, nguyên liệu để tiếp tục mở rộng sản xuất.
Lời giải chi tiết:
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong nước đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn về hàng nông – lâm – thủy sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (dệt may, da giày, thực phẩm…)
=> Đem lại nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nước ta bên cạnh các mặt hàng khoáng sản thô truyền thống.
=> Thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương nước ta.
Câu hỏi 16 :
Dich vụ không phải là ngành
- A
Gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng.
- B
Đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
- C
Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
- D
Nền kinh tế càng đa dạng dịch vụ càng phát triển.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ cơ cấu và vai trò ngành dịch vụ.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm ngành dịch vụ:
+ Dịch vụ bao gồm 3 ngành chính là dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng.
+ Có vai trò đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
+ Nền kinh tế càng đa dạng dịch vụ càng phát triển mạnh mẽ.
- Dịch vụ không phải là ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, mà chỉ đóng vai trò cung cấp vận chuyển các sản phẩm vật chất của ngành nông nghiệp, công nghiệp đến thị trường và người tiêu dùng.
Câu hỏi 17 :
Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là
- A
khai khoáng và cơ khí.
- B
khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- C
chế biến lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
- D
cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu hỏi 18 :
Loại rừng nào dưới đây thuộc rừng sản xuất?
- A
Các dải rừng ngập mặn ven biển.
- B
Khu dự trữ thiên nhiên.
- C
Rừng gỗ thông nhựa.
- D
Các vườn quốc gia.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Rừng thông nhựa cung cấp mủ (nhựa) thông cho công nghiệp chế biến nên thuộc rừng sản xuất
Câu hỏi 19 :
Đâu không phải là đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư thành thị
- A
Nhà ống san sát nhau.
- B
Các chung cư cao tầng.
- C
Nhà mái thấp, nằm thưa thớt.
- D
Các biệt thự.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư…
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Nhà mái thấp, nằm thưa thớt là hình thái nhà cửa của vùng nông thôn.
=> Nhận xét C không đúng.
Câu hỏi 20 :
Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A
các tỉnh biên giới.
- B
trung du Bắc Bộ.
- C
tiểu vùng Tây Bắc.
- D
miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vùng trung du Bắc Bộ có các cánh đồng thung lũng bằng phẳng => lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
Câu hỏi 21 :
Đâu không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên ở Tây Nguyên?
- A
Các hồ nước, thác nước.
- B
Các bãi biển đẹp.
- C
Vườn quốc gia.
- D
Các thắng cảnh đồi, núi.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.
Lời giải chi tiết:
- Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển do vậy vùng không có các bãi biển đẹp cho phát triển du lịch => nhận xét B không đúng.
- Vùng là nơi có địa hình chủ yếu là khu vực miền núi với các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khí hậu mát mẻ, nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
Câu hỏi 22 :
Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm dân cư – xã hội Duyên hải Nam Trung Bộ?
- A
Dân cư phân bố không đều.
- B
Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển.
- C
Đời sống dân cư cao.
- D
Vùng núi phía Tây chủ yếu là các dân tộc ít người.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm dân cư - xã hội Duyên hải Nam Trung Bộ là:
- Dân cư phân bố không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.
- Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển phía Đông (người Kinh) với mật độ dân số cao; phía tây chủ yếu là các dân tộc ít người với mật độ dân số thấp.
=> Nhận xét A, B, D đúng -> loại
- Đời sống nhân dân vùng miền núi phía tây còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao
=> Nhận xét chung: đời sống dân cư cao là không chính xác. => C không đúng
Câu hỏi 23 :
Ở vùng miền núi nước ta dịch vụ còn nghèo nàn là do
- A
Địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi.
- B
Khó khăn với giao lưu nước ngoài.
- C
Các đô thị, trung tâm công nghiệp còn nhỏ lẻ và phân tán.
- D
Dân cư thưa thớt, kinh tế nặng tự cung tự cấp.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
Lời giải chi tiết:
Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
Miền núi có dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển, chủ yếu là tự cung tự cấp nền các hoạt động dịch vụ kém phát triển, nghèo nàn.
Câu hỏi 24 :
Vận tải đường ống của nước ta ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành
- A
dầu khí.
- B
luyện kim.
- C
hóa chất.
- D
cơ khí – điện tử.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Vận tải đường ống của nước ta ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
Câu hỏi 25 :
Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là
- A
xảy ra các hiện tượng thời tiết thất thường.
- B
hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.
- C
lũ lụt vào mùa mưa.
- D
mùa khô kéo dài sâu sắc gây thiếu nước nghiêm trọng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ với đặc trưng khí hậu của Tây Nguyên: phân mùa sâu sắc
Lời giải chi tiết:
Khí hậu Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc
=> mùa khô kéo dài (4 -5 tháng) và phân hóa sâu sắc làm cho mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng -> ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Câu hỏi 26 :
Ý nghĩa quan trọng của vị trí địa lí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là
- A
vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam.
- B
phát triển mạnh mẽ các khu kinh tế cửa khẩu.
- C
cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
- D
các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vị trí tiếp giáp của Duyên hải Nam Trung Bộ là: phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển. Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
=> Từ đặc điểm vị trí địa lí đó chỉ ra được ý nghĩa về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng của vùng.
Lời giải chi tiết:
Vị trí tiếp giáp của Duyên hải Nam Trung Bộ là: phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển. Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:
+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam.
+ Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông.
+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.
=> Nhận xét A, C, D đúng => Loại
- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường biên giới chung với các nước láng giềng ít do đó việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở vùng núi phía Tây không phải là vấn đề lớn của vùng.
=> Nhận xét B: vùng phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu là không đúng.
Câu hỏi 27 :
Thế mạnh nổi bật về lao động của nước ta là
- A
nhiều kinh nghiệm sản xuất.
- B
trình độ khoa học – kĩ thuật cao.
- C
lao động có chuyên môn cao.
- D
dễ thích ứng với cơ chế thị trường.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Người lao động nước ta giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo.
Câu hỏi 28 :
Khó khăn nào của thị trường ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp nước ta?
- A
Nhu cầu về nông sản ngày càng tăng.
- B
Thị trường ngày càng được mở rộng.
- C
Sự bất ổn của thị trường xuất khẩu.
- D
Mở rộng buôn bán với nhiều nước.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự biến động của thị trường xuất khẩu sẽ làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.
Câu hỏi 29 :
Cho bảng số liệu:
Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm
Nhận xét không đúng về tình hình dân số nước ta là
- A
Tổng số dân tăng liên tục và khá nhanh.
- B
Dân số nước ta tăng lên khá nhanh nhưng còn biến động.
- C
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục.
- D
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm xuống đạt mức dưới 1%.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét bảng số liệu:
- Nhận xét chung: dựa vào giá trị năm đầu và năm cuối để biết cả giai đoạn tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần (dẫn chứng số liệu).
- Nhận xét riêng từng đối tượng:
+ Tăng lên/giảm xuống liên tục hay không liên tục, nhanh hay chậm.
+ Nếu có biến động cần chỉ rõ mốc biến động và lấy dẫn chứng số liệu.
Lời giải chi tiết:
- Tổng số dân nước ta tăng lên liên tục và khá nhanh, tăng gấp: 91713 / 77635 = 1,18 lần.
=> Nhận xét A đúng.
Nhận xét B. Dân số nước ta tăng nhưng còn biến động là không đúng
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục (từ 1,36% năm 2000 xuống 0,94% năm 2015).
- Năm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt mức dưới 1% (năm 2005 là 0,94%).
=> Nhận xét C, D đúng.
=> Nhận xét không đúng về tình hình dân số nước ta là B.
Câu hỏi 30 :
Lao động nước ta có trình độ chuyên môn còn thấp, điều này hạn chế việc phát triển ngành công nghiệp
- A
dệt may.
- B
khai thác khoáng sản.
- C
chế biến thực phẩm.
- D
điện tử - tin học.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
Lời giải chi tiết:
Lao động nước ta có trình độ chuyên môn thấp => đây là hạn chế cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn như công nghiệp điện tử - tin học.
Câu hỏi 31 :
Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ là
- A
Nguồn nước dồi dào.
- B
Đất xám phù sa cổ.
- C
Khí hậu nóng ẩm.
- D
Kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm sinh thái các loại quả trên (thuộc hoa quả ôn đới, cận nhiệt hay nhiệt đới).
Lời giải chi tiết:
Các cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa là những loại cây nhiệt đới => có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Đông Nam Bộ.
=> Điều kiện khí hậu nóng ẩm là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ.
Câu hỏi 32 :
Đâu không phải là nguyên nhân khiến sản lượng điện của nước ta tăng rất nhanh
- A
Đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phục vụ đời sống nhân dân.
- B
Xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện
- C
Nước ta đã đưa vào hoạt động các nhà máy điện nguyên tử với công suất rất lớn.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ các nguồn sản xuất điện chủ yếu của nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân khiến sản lượng điện của nước ta tăng rất nhanh là: nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đời sông được nâng cao nên nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng cao; nước ta đã xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện, đầu tư mở rộng quy mô và công suất các nhà máy nhiệt điện.
- Hiện nay nước ta chưa phát triển công nghiệp điện nguyên tử.
=> Nhận xét C không đúng
Câu hỏi 33 :
Địa danh nổi tiếng về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A
Lào Cai
- B
Sa Pa.
- C
Điện Biên.
- D
Mộc Châu.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đây là địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta nằm ở khu vực biên giới phía Bắc.
Lời giải chi tiết:
Thị trấn Sa Pa thuộc huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai)– nằm ở khu vực biên giới Việt – Trung nước ta. Nằm ở độ cao lớn (trên 1500m) nên Sa Pa có khí hậu ôn đới núi cao, có thế mạnh về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu; đây còn là địa danh du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc nước ta.
Câu hỏi 34 :
Đâu không phải là vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
- A
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- B
Giảm sức ép lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm.
- C
Bổ sung nguồn lao động dự trữ lớn trong tương lai.
- D
Bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gia tăng tự nhiên giảm sẽ làm giảm sự gia tăng dân số -> giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm cho vùng.
Lời giải chi tiết:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm.
=> Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng có vai trò:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
+ Giảm sức ép lên các vấn đề y, tế, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống; hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.
+ Đặc biệt tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm sẽ góp phần giảm tỉ lệ lao động dư thừa, đặc biệt lao động trẻ trong tương lai -> giải quyết tốt hơn vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm trong vùng.
=> Do vậy nhận xét: vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng không phải là bổ sung thêm nguồn lao động dự trữ trong tương lai.
Câu hỏi 35 :
Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do
- A
diện tích đất canh tác giảm.
- B
năng suất giảm.
- C
dân số đông.
- D
sâu bệnh phá hoại.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sản lượng lương thực có quan hệ mật thiệt với năng suất và diện tích đất trồng, biết rằng đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước với năng suất sản xuất cao.
=> Liên hệ để tìm ra nguyên nhân trực tiếp khiến sản lượng lúa của vùng giảm.
Lời giải chi tiết:
Hiện nay, diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Hồng đang bị giảm dần do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thoái hóa đất.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp xây dựng, dịch vụ và đô thị hóa-> một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất chuyên dùng, đất ở -> diện tích đất nông nghiệp giảm.
- Mặt khác, vùng đất ngoài đê không được bồi đắp phù sa hằng năm + hiệu suất sử dụng cao đã làm nhiều diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu.
=> Diện tích đất nông nghiệp suy giảm làm cho sản lượng lương thực của vùng tăng chậm mặc dù năng suất cao.
Câu hỏi 36 :
Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang được coi là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên vì
- A
đây là 3 trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn của Duyên hải Nam Trung Bộ.
- B
đây là các thành phố biển quan trọng của duyên hải Nam Trung Bộ.
- C
có các tuyến quốc lộ ngang nối Tây Nguyên với 3 thành phố cảng biển này để thông ra biển.
- D
Tây Nguyên không giáp biển, cần thông qua duyên hải Nam Trung Bộ mới có thể tiến ra biển.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ các tuyến giao thông vận tải nối liền Tây Nguyên với 3 thành phố này.
Lời giải chi tiết:
Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang được coi là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên vì:
- Có 3 quốc lộ đông – tây nối 3 thành phố này với Tây Nguyên là quốc lộ 14, quốc lộ 19 và quốc lộ 26.
- Ba thành phố duyên hải này cũng chính là 3 cảng biển quan trọng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ
=> Nhờ vậy các tuyến đường đông – tây đã nối Tây Nguyên với ba thành phố biển, cảng biển này để thông ra biển -> giúp cho hàng hóa Tây Nguyên có điều kiện giao thương với các vùng trong nước và nước ngoài (xuất khẩu).
Câu hỏi 37 :
Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do
- A
có nhiều hồ đầm đảm bảo nước tưới.
- B
có các cao nguyên trên 1000m.
- C
đất badan thích hợp với cây chè.
- D
ở đây không có gió mùa Đông Bắc.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Chè là cây cận nhiệt thích hợp với điều kiện khí hậu cận nhiệt mát mẻ (22 – 240C), ẩm ướt (độ ẩm từ 80 – 85%).
Lời giải chi tiết:
Ở khu vực cao nguyên có độ cao trên 1000m, nhiệt độ không khí giảm xuống và trở nên mát mẻ (cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 100C), độ ẩm không khí cao (>80%) cùng với nguồn nước dồi dào => khí hậu mang tính chất cận nhiệt rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè, do vậy ở đây đã hình thành vùng chuyên canh chè có diện tích lớn nhất nước ta, tiêu biểu là ở tỉnh Lâm Đồng.
Câu hỏi 38 :
Ý nào dưới đây không đúng?
Chính sách phân bố lại dân cư và lao động của Đảng và Nhà nước đã làm cho
- A
Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần.
- B
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc giảm dần.
- C
Tiềm năng của từng vùng được khai thác hiệu quả hơn.
- D
Địa bàn phân bố của các dân tộc ở nước ta có nhiều thay đổi.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Do sự khác biệt và chênh lệch về quy mô dân số - nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế và sự phân bố tài nguyên thiên thiên giữa miền núi và đồng bằng => vì vậy cần thực hiện chính sách dân số để khắc phục những hạn chế trên.
=> Từ đó chỉ ra được những vai trò (tác động tích cực) của chính sách phân bố lại dân cư – lao động ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Do sự khác biệt về quy mô dân số - nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế và sự phân bố tài nguyên thiên thiên giữa miền núi và đồng bằng:
- Miền núi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên giàu có trong khi đó dân cư thưa thớt, chủ yếu dân tộc ít người có trình độ thấp -> chưa khai thác hết tiềm năng của vùng -> kinh tế chậm phát triển.
- Đồng bằng tập trung ít tài nguyên thiên nhiên nhưng có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu dân tộc Kinh có trình độ cao, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt.
=> Cần thực hiện chính sách phân bố dân cư và lao động nhằm: Phân bố lại dân cư – lao động một cách hợp lí hơn giữa các vùng (ví dụ: chính sách chuyển cư di chuyển một số dân tộc ít người ở phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên; một bộ phận dân cư ở đồng bằng lên miền núi sinh sống) à Từ đó sẽ khai thác tốt nhất các lợi thế về nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở mỗi vùng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giúp giảm chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các dân tộc ít người với người Kinh.
Mặc dù có sự di chuyển địa bàn cư trú và nâng cao đời sống nhưng các dân tộc ở nước ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình.
=> Nhận xét B, C, D đúng.
Nhận xét A. Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần là không đúng.
Câu hỏi 39 :
Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa?
- A
Dân cư và lao động.
- B
Thị trường trong và ngoài nước.
- C
Cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
- D
Chính sách phát triển của Nhà nước.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới.
Lời giải chi tiết:
Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Năm 1986 Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới, đưa nền kinh tế nước ta thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kéo dài, từng bước ổn định và phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong công nghiệp: tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng; hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp mới, các khu công nghiệp; thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp…
=> Như vậy, chính sách phát triển của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, công nghiệp nước ta giai đoạn này.
Câu hỏi 40 :
Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần
- A
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
- B
Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- C
Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải.
- D
Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Miền núi có hạn chế rất lớn về vị trí địa lý và điều kiện địa hình giao thông đi lại-> gây cản trở sự giao, lưu trao đổi kinh tế với bên ngoài cũng như rất khó khăn để đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thành tựu văn hóa đến với người dân ở vùng miền này.
=> Liên hệ nhân tố quan trọng nhất để khắc phục khó khăn này.
Lời giải chi tiết:
Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải vì:
- Cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tin liên lạc…đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng này theo hướng tăng cường trao đổi với bên ngoài, phá bỏ nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.
- Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường -> tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp, đô thị, đồng thời thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
=> Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển, trình độ dân trí người dân được nâng cao….