Câu hỏi 1 :
Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là
- A
mía, đỗ tương.
- B
lạc, vừng.
- C
bông, đay.
- D
đay, thuốc lá.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là lạc, vừng.
Câu hỏi 2 :
Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
- A
Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
- B
Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
- C
Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.
- D
Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
Câu hỏi 3 :
Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm
- A
Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- B
Dung Quất, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
- C
Hải Phòng, Dung Quất, Quy Nhơn.
- D
Cửa Lò, Sài Gòn, Quy Nhơn.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Câu hỏi 4 :
Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là
- A
Đồng bằng sông Hồng, đồng băng ven biển miền Trung.
- B
Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
- C
Đồng bằng sông Cửu Long, đồng băng ven biển miền Trung.
- D
Đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi 5 :
Đâu không phải là đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư thành thị
- A
Nhà ống san sát nhau.
- B
Các chung cư cao tầng.
- C
Nhà mái thấp, nằm thưa thớt.
- D
Các biệt thự.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư…
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Nhà mái thấp, nằm thưa thớt là hình thái nhà cửa của vùng nông thôn.
=> Nhận xét C không đúng.
Câu hỏi 6 :
Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta
- A
Đất feralit.
- B
Đất phù sa.
- C
Đất badan.
- D
Đất xám phù sa cổ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ở Tây Nguyên đất badan: 1,36 triệu ha (chiếm 66% diện tích đất badan nước ta) -> đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất badan ởnước ta.
Câu hỏi 7 :
Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
- A
năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
- B
luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng.
- C
luyện kim màu, khai thác than, dệt may.
- D
hóa chất, luyện kim, chế biến lâm sản.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp năng lượng (điện, khai thác nhiên liệu), chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Câu hỏi 8 :
Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là
- A
cơ sở hạ tầng yếu kém.
- B
mật độ dân cư thấp.
- C
tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
- D
thường xuyên xảy ra thiên tai.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: khó khăn về tự nhiên, lớn nhất.
Lời giải chi tiết:
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là thường xuyên xảy ra các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt (lũ ống lũ quét vùng núi, ngập lụt vùng đồng bằng), nạn cát bay cát chảy ven biển, hiệu ứng phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển phía đông…. => ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Đây là khu vực hứng chịu nhiều nhất các cơn bão từ biển đông vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về tài sản, con người.
Câu hỏi 9 :
Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
- A
Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
- B
Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
- C
Dân cư đông, mật độ dân số cao.
- D
Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng; trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc; đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).
- Đây là địa bàn dân cư phân bố thưa thớt, mật độ dân số thấp => nhận xét C không đúng
Câu hỏi 10 :
Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là
- A
Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
- B
Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
- C
Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- D
Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu hỏi 11 :
Loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta?
- A
Đồng.
- B
Bô- xít.
- C
Sắt.
- D
Chì – kẽm.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta là bô- xít (hơn 3 tỉ tấn).
Câu hỏi 12 :
Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao
- A
thu nhập bình quân đầu người tăng.
- B
các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
- C
tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
- D
nhóm tuổi dưới 15 ngày càng giảm.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
=> Loại đáp án A, B, C
- Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. Đây không phải là nội dung thể hiện chất lượng cuộc sống đang được nâng cao.
Câu hỏi 13 :
Ngành công nghiệp dệt may phát triển dựa trên ưu thế về
- A
Lao động có trình độ cao.
- B
Nguồn lao động rẻ.
- D
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp dệt may đòi hỏi nhiều lao động và không yêu cầu trình độ cao. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động phổ thông, giá rẻ...=> đây là ưu thế lớn nhất để ngành công nghiệp dệt may nước ta phát triển.
Câu hỏi 14 :
Trung tâm công nghiệp quan trọng của Tây Nguyên là
- A
Đà Lạt.
- B
Plây –ku.
- C
Buôn Ma Thuật.
- D
Kon Tum.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Tây Nguyên.
Câu hỏi 15 :
Đặc điểm không đúng về công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là
- A
Giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao.
- B
Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao so với cả nước.
- C
Cơ cấu ngành bước đầu được hình thành và khá đa dạng.
- D
Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao (từ 5,6% năm 1995 lên 14,7% năm 2002). => nhận xét A đúng
- Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước => nhận xét B: công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao so với cả nước là không đúng.
- Cơ cấu ngành bước đầu được hình thành và khá đa dạng: công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
=> nhận xét C, D đúng
Câu hỏi 16 :
Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh thuộc
- A
Đồng bằng sông Hồng.
- B
Đông Nam Bộ.
- C
Tây Nguyên.
- D
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi liên tục nhiều năm có các luồng di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu hỏi 17 :
Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào ?
- A
Sông Đà.
- B
Sông Lô.
- C
Sông Chảy.
- D
Sông Hồng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông Đà.
Câu hỏi 18 :
Người Ê- đê, Gia – rai phân bố chủ yếu ở khu vực
- A
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- B
Trường sơn – Tây Nguyên.
- C
Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- D
Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê, Gia-rai, Cơ –ho…)
Câu hỏi 19 :
Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là
- A
chế biến nông - lâm sản và khai thác khoáng sản.
- B
cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng.
- C
chế biến nông – lâm sản và thủy điện.
- D
chế biến thực phẩm và thủy điện.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là chế biến nông – lâm sản và thủy điện
Câu hỏi 20 :
Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là
- A
than đá, bô xit, dầu mỏ.
- B
đá vôi, sét cao lanh, than nâu.
- C
than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm.
- D
sét cao lanh, đá vôi, thiếc.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là đá vôi, sét cao lanh, than nâu.
Câu hỏi 21 :
Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là
- A
Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- B
Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
- C
Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
- D
Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nước ta đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm là phía Bắc , miền Trung và phía Nam.
Câu hỏi 22 :
Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?
- A
Chuyển dịch cơ cấu ngành.
- B
Chuyển dịch cơ cấu thành phần.
- C
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
- D
Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu hỏi 23 :
Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
- A
Hải Dương.
- B
Hưng Yên.
- C
Vĩnh Phúc.
- D
Nam Định.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội).
=> Như vậy, Nam Định không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Câu hỏi 24 :
Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?
- A
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- B
Vịnh Bắc Bộ.
- C
Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D
Bắc Trung Bộ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vị trí tiếp giáp của Đồng bằng sông Hồng là:
- Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Phía Tây giáp Tây Bắc
- Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
=> Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu hỏi 25 :
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là
- A
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- B
tạo việc làm và thu nhập cho lao động.
- C
sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở đồi núi.
- D
ngăn xói mòn, bảo vệ môi trường.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xác đinh từ khóa: ý nghĩa xã hội
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa xã hội của rừng nguyên liệu giấy thông qua hoạt động trồng rừng, khai thác rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu => tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Câu hỏi 26 :
Ở vùng miền núi nước ta dịch vụ còn nghèo nàn là do
- A
Địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi.
- B
Khó khăn với giao lưu nước ngoài.
- C
Các đô thị, trung tâm công nghiệp còn nhỏ lẻ và phân tán.
- D
Dân cư thưa thớt, kinh tế nặng tự cung tự cấp.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
Lời giải chi tiết:
Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
Miền núi có dân cư thưa thớt, kinh tế kém phát triển, chủ yếu là tự cung tự cấp nền các hoạt động dịch vụ kém phát triển, nghèo nàn.
Câu hỏi 27 :
Hiện nay, tỉ số giới tính của nước ta đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ
- A
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- B
cuộc sống hòa bình, ổn định.
- C
chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- D
công cuộc Đổi mới kinh tế.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tỉ số giới tính của nước ta hiện nay đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ cuộc sống hòa bình ổn định.
Câu hỏi 28 :
Đâu không phải là thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- A
Nguồn lao động dồi dào.
- B
Có trình độ kĩ thuật cao.
- C
Giàu kinh nghiệm sản xuất và phòng chống thiên tai.
- D
Đức tính cần cù, kiên cường.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Thế mạnh của lao động ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: nguồn lao động dồi dào, có đức tính cần cù, giàu kinh nghiệm trong sản xuất và chống thiên tai, kiên cường trong đấu tranh chống ngoaị xâm.
=> Lao động có trình độ kĩ thuật cao không phải là thế mạnh của lao động vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu hỏi 29 :
Khu vực sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ tập trung ở các đồng bằng ven biển
- A
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- B
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- C
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- D
Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khu vực sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ tập trung ở các đồng bằng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Câu hỏi 30 :
Đâu không phải là hậu quả của vấn đề tỉ số giới tính cao?
- A
Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
- B
Tạo nên nguồn lao động có sức mạnh.
- C
Gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới.
- D
Ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân gia đình trong tương lai.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tỉ số giới tính là tương quan giữa số nam so với 100 nữ, tỉ số giới tính cao nghĩa là số nam nhiều hơn nữ.
=> Liên hệ hậu quả của vấn đề này đến cơ cấu lao động, các vấn đề xã hội trong tương lai.
Lời giải chi tiết:
Tỉ số giới tính cao nghĩa là số nam nhiều hơn nữ. Điều này sẽ gây nên hậu quả là mất cân đối trong cơ cấu lao động nam – nữ, thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo (may mặc, thủ công…).; gia tăng bất bình đẳng giới; trong tương lai nhiều người nam sẽ ế vợ do thiếu hụt nữ giới nghiêm trọng..
=> Nhận xét A, C, D đúng.
- Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của chênh lệch tỉ số giới tính (nam nhiều hơn nữ)
=> Nhận xét B không đúng
Câu hỏi 31 :
Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng:
- A
Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm.
- B
Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.
- C
Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.
- D
Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và có xu hướng tăng.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét biểu đồ
- Nhận xét chung: các đối tượng đều thay đổi hay không thay đổi.
- Nhận xét riêng các đối tượng:
+ Đối tượng nào chiếm tỉ trọng lớn nhất hoặc thấp nhất (số liệu)
+ Đối tượng nào có xu hướng tăng lên hoặc giảm xuống, tăng nhanh hay chậm (số liệu)
Lời giải chi tiết:
- Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất (46,3% năm 2014) và có xu hướng giảm (từ 57,3% xuống 46,3%).
- Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (21,3% năm 2014) và có xu hướng tăng.(từ 18,2% lên 21,3%).
- Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (32,4% năm 2014) và có xu hướng tăng. (24,5% lên 32,4%).
=> Nhận xét A, B, D đúng
=> Nhận xét: C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng là không đúng.
Câu hỏi 32 :
Đâu không phải là vai trò của tài nguyên nước đối với sản xuất nông nghiệp nước ta
- A
Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
- B
Môi trường để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ.
- C
Cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
- D
Thau chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Tài nguyên nước của nước ta phong phú và dồi dào nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước ngầm phong phú, nhiều hồ đầm, cửa sông ven biển.
Lời giải chi tiết:
Tài nguyên nước của nước ta phong phú và dồi dào và có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông nhiều nước quanh năm -> cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
- Sông ngòi, hồ đầm nhiều cùng với các cửa sông ven biển là môi trường thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nước ngọt đóng vai trò quan trọng để thau chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
=> Nhận xét A,B, D đúng.
- Cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng chủ yếu là sự phân hóa của khí hậu, không phải là nguồn nước.
=> Nhận xét C không đúng.
Câu hỏi 33 :
Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?
- A
Thái Lan.
- B
Trung Quốc.
- D
Nhật Bản.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đây là quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc nước ta.
Lời giải chi tiết:
Ở thị trường nội địa, các mặt hàng công nghiệp của nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê cho thấy, trong cơ cấu hàng nhập vào nước ta, hàng Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, hàng điện tử, thực phẩm (hoa quả, bánh kẹo….). Các mặt hàng của Trung Quốc ở nước ta phần lớn có chất lượng kém, đặc biệt là hàng thực phẩm (tẩm chất bảo quản, hóa chất, hàng ôi thiu…) nhưng có giá rẻ, mẫu mã đẹp và đa dạng nên vẫn được nhiều người dân ưa chuộng.
Câu hỏi 34 :
Nhân tố chủ yếu tác động tới việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nước ta là
- A
Nền sản xuất trong nước phục hồi và phát triển.
- B
Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế.
- C
Nhu cầu tiêu dùng trong nước lớn.
- D
Hàng hóa nước ta có giá rẻ, mẫu mã đa dạng.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: mở rộng thị trường và hội nhập.
Lời giải chi tiết:
Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta ngày càng mở rộng, bên cạnh thị trường truyền thống thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nước ta đã mở rộng buôn bán với các thị trường ở Bắc Mỹ, Tây Âu.
=> Đây là kết quả của chính sách mở cửa nền kinh tế, đa dạng hóa đa phương hóa các thị trường nước ngoài; đặc biệt là từ sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) -> góp phần mở rộng thị trường buôn bán với các nước lớn và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Câu hỏi 35 :
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước không phải vì?
- A
Nhu cầu về sức kéo, phân bón lớn.
- B
Đàn trâu thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh.
- C
Cơ sở giống, dịch vụ thú y phát triển.
- D
Có nhiều đồng cỏ, cánh rừng rộng lớn cho chăn thả trâu.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ điều kiện sinh thái của trâu và các mục đích chủ yếu của việc chăn nuôi trâu đối với các dân tộc ít người ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
- Đàn trâu ưa khí hậu lạnh, chịu rét giỏi -> thích hợp với mùa đông lạnh ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, địa hình miền núi với nhiều đồng cỏ rộng lớn, các cánh rừng cũng thuận lợi cho chăn thả các đàn trâu.
- Đồng bào dân tộc ít người có nền nông nghiệp còn lạc hậu nên nhu cầu sử dụng sức kéo và phân bón từ trâu vẫn còn khá phổ biến.
=> Do vậy đàn trâu ở đây có điều kiện phát triển mạnh.
- Đàn trâu trong vùng chủ yếu được nuôi theo phương pháp chăn thả truyền thống; vùng có trình độ kinh tế phát triển còn lạc hậu => nhận xét: nhờ có điều kiện cơ sở giống, dịch vụ thú y phát triển là không đúng.
Câu hỏi 36 :
Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do
- A
diện tích đất canh tác giảm.
- B
năng suất giảm.
- C
dân số đông.
- D
sâu bệnh phá hoại.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sản lượng lương thực có quan hệ mật thiệt với năng suất và diện tích đất trồng, biết rằng đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước với năng suất sản xuất cao.
=> Liên hệ để tìm ra nguyên nhân trực tiếp khiến sản lượng lúa của vùng giảm.
Lời giải chi tiết:
Hiện nay, diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Hồng đang bị giảm dần do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thoái hóa đất.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp xây dựng, dịch vụ và đô thị hóa-> một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất chuyên dùng, đất ở -> diện tích đất nông nghiệp giảm.
- Mặt khác, vùng đất ngoài đê không được bồi đắp phù sa hằng năm + hiệu suất sử dụng cao đã làm nhiều diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu.
=> Diện tích đất nông nghiệp suy giảm làm cho sản lượng lương thực của vùng tăng chậm mặc dù năng suất cao.
Câu hỏi 37 :
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu là
- A
có đường bờ biền dài, ít đảo ven bờ.
- B
bờ biển có nhiều vũng, vịnh rộng.
- C
bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.
- D
có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa: điều kiện “thuận lợi nhất”, xây dựng “cảng nước sâu”
Lời giải chi tiết:
Các điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng cảng nước sâu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
- Địa hình bờ biển có nhiều vũng, vịnh kín gió -> là điều kiện để xây dựng hệ thống các cảng biển.
- Thềm lục địa hẹp và sâu, sông nhỏ phù sa ít -> các cảng biển ít bị sa bồi -> thuận lợi xây dựng cảng nước sâu, đồng thời tiết kiệm chi phí nạo vét cảng hằng năm.
Câu hỏi 38 :
Bảo vệ rừng ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa với vùng mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía Nam đất nước và các nước láng giềng vì Tây Nguyên
- A
có diện tích rừng lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho vùng xung quanh.
- B
nằm ở vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Đông Dương, giáp với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
- C
là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lãnh thổ lân cận.
- D
góp phần bảo vệ các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm chung của địa hình Tây Nguyên và mối liên hệ giữa địa hình khu vực Tây Nguyên với các vùng xung quanh.
Lời giải chi tiết:
Tây Nguyên là vùng cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lân cận (duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đông Bắc Campuchia).
=> Việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là bảo vệ rừng đầu nguồn ở các lãnh thổ xung quanh nên không chỉ có ý nghĩa đối với Tây Nguyên mà còn ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Nếu rừng bị tàn phá sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngầm và lũ lụt về mùa mưa cho vùng hạ lưu; thiên tai xói mòn sạt lở đất cho vùng núi trên cao.
Câu hỏi 39 :
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay ở Bắc Trung Bộ đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp, vì
- A
Tỉ trọng công nghiệp của vùng còn nhỏ bé, trong khi nông nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển.
- B
Vùng chỉ có thế mạnh để phát triển nông – lâm – ngư nghiệp.
- C
Đây là hướng phát triển phù hợp với chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta.
- D
Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp góp phần thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Liên hệ để so sánh các thế mạnh trong phát triển công nghiệp và nông nghiệp hiện nay ở Bắc Trung Bộ.
Lời giải chi tiết:
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hiên nay ở Bắc Trung Bộ đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp, vì:
- Công nghiệp của vùng chưa phát triển mạnh: tỉ trọng công nghiệp còn nhỏ bé so với công nghiệp của cả nước (2,4% so với cả nước), cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình và còn nhiều hạn chế về vốn, kĩ thuật sản xuất….
- Trong khi đó, vùng có rất nhiều thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủy sản) nhờ các điều kiện thuận lợi về phân hóa địa hình, đất trồng…
=> phát triển nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng, đem lại giá trị sản xuất cao, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, tạo tiền đề để hình thành các ngành công nghiệp quan trọng dựa trên lợi thế có sẵn, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Câu hỏi 40 :
Điều kiện kinh tế - xã hội nào đóng vai trò chính thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
- A
Chính sách phát triển nông nghiệp.
- B
Dân cư – lao động.
- C
Thị trường tiêu thụ.
- D
Cơ sở vật chất – kĩ thuật.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Nông sản nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Lời giải chi tiết:
Thị trường đóng vai trò chính trong quá trình thúc đẩy chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta, cụ thể là:
- Nông sản nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường các nước và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sức mua thị trường lớn và gia tăng ổn định sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh và ổn định phát triển các vùng chuyên canh, thâm canh trong nông nghiệp (vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, thâm canh lúa nước….).
- Ngược lại thị trường biến động, giá cả thay đổi cũng tác động xấu đến sự phát triển của các cây công nghiệp -> sản xuất thất thu và không phát triển, hạn chế quá trình đẩy mạnh và mở rộng các mô hình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp.