Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về hoa mai

2. Thân bài

a. Nguồn gốc và phân bố

–    Loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai.

–   Hoa mai là một loài cây dại, thân gỗ mọc ở rừng sau đó được con người mang về nhân giống, trồng và thành loài cây cảnh như ngày nay.

–   Phân bố: xuất hiện chủ yếu ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở dãy núi Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa.

b. Những đặc điểm của hoa mai

–  Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,…

–   Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm to cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai.

–   Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh.

–  Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ.

–  Hoa mai: năm cánh với hương thơm dịu nhẹ lại đua nhau khoe sắc, tỏa hương dưới nắng xuân ấm áp.

c. Cách chăm sóc hoa mai

–  Mai là loài cây khó trồng và khó chăm sóc, bởi vậy đòi hỏi ở những người trồng mai sự hiểu biết, cẩn thận và tỉ mỉ.

–  Để hoa mai nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán, người trồng mai thường ngắt sạch lá mai trước tầm nửa tháng

–  Tưới nước: tưới một lượng nước vừa đủ vì nếu tưới quá nhiều nước mai sẽ dễ bị chết úng, chết ngập.

–  Để có một chậu mai thật đẹp, người trông mai thường cắt lá, tỉa và uốn cành thành những hình thù độc đáo và có ý nghĩa to lớn

d. Ý nghĩa và vai trò, vị trí của hoa mai

–  Loài hoa mang đến bình an và may mắn, bởi vậy nó không thể thiếu mỗi dịp đón năm mới

–  Loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thanh khiết và đức tính kiên cường, mạnh mẽ của những người con đất Việt

– Hoa mai trở thành nguồn cảm hứng cho thơ, ca nhạc họa với nhiều tác phẩm độc đáo.

–  Được dùng để trang trí lên chiếc áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp đằm thắm, thanh khiết của người con gái Á Đông

–  Hoa mai cũng mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập cho những người trồng mai.

3. Kết bài

Khái quát về vai trò, ý nghĩa của hoa mai trong đời sống của người dân đất Việt và nêu cảm nghĩ của bản thân.

 

 

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1       

     Dọc theo dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, mỗi mùa lại có những loài hoa đặc trưng riêng biệt. Nếu như mùa hè gợi nhớ tới hương hoa sen thanh khiết, mùa thu gợi vị hoa sữa nồng nàn thì mỗi dịp Tết đến xuân về chúng ta vẫn thường hay nhắc tới hoa đào, hoa mai. Và sắc mai vàng chính là loài hoa đặc trưng ở miền Nam mỗi dịp đầu năm.

     Hoa mai là loài hoa thân thuộc, gần gũi với mọi người dân Việt Nam đặc biệt là người dân miền Nam, đó là loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai. Hoa mai là một loài cây dại, thân gỗ mọc ở rừng sau đó được con người mang về nhân giống, trồng và thành loài cây cảnh như ngày nay. Hoa mai xuất hiện chủ yếu ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở dãy núi Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Ngoài ra, hoa mai còn xuất hiện ở miền Bắc trên đỉnh dãy núi Yêu Tử.

     Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,… Mỗi loại mai đều có những nét đặc trưng riêng song chúng vẫn mang trên mình những đặc điểm chung của loài hoa mai. Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm to cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai. Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh. Và có lẽ, nổi bật và thu hút sự chú ý của người khác hơn cả chính là nụ mai và hoa mai. Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ. Lúc nụ mai nỏ, những bông mai vàng năm cánh với hương thơm dịu nhẹ lại đua nhau khoe sắc, tỏa hương dưới nắng xuân ấm áp.

     Mai là loài cây khó trồng và khó chăm sóc, bởi vậy đòi hỏi ở những người trồng mai sự hiểu biết, cẩn thận và tỉ mỉ. Để hoa mai nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán, người trồng mai thường ngắt sạch lá mai trước tầm nửa tháng. Thêm vào đó, khi tưới nước cho mai phải tưới một lượng nước vừa đủ vì nếu tưới quá nhiều nước mai sẽ dễ bị chết úng, chết ngập. Đồng thời, để có một chậu mai thật đẹp, người trông mai thường cắt lá, tỉa và uốn cành thành những hình thù độc đáo và có ý nghĩa to lớn, đậm triết lí, giá trị Á Đồng mỗi dịp Tết đến xuân về.

     Có thể nói, cùng với hoa đào, hoa mai là một loài hoa giữ một vị trí độc đáo trong lòng những người con đất Việt. Hoa mai – loài hoa mang đến bình an và may mắn, có lẽ bởi vậy nó là loài hoa không thể thiếu trong mỗi gia đình khi đón năm mới. Thêm vào đó, hoa mai còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và thanh khiết của người con đất Việt. Không dừng lại ở đó, hoa mai còn là loài hoa tượng trưng cho đức tính kiên cường, mạnh mẽ của con người bởi dẫu thời tiết có khắc nghiệt, bão bùng đến đâu đi chăng nữa thì những bông hoa mai vẫn mạnh mẽ vươn mình, tỏa ngát sắc hương để đổi diện với tất cả. Đồng thời, hoa mai cùng trở thành nguồn cảm hứng cho thơ, ca nhạc họa với nhiều tác phẩm độc đáo. Và hoa mai còn là hình vẽ được dùng để trang trí lên chiếc áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp đằm thắm, thanh khiết của người con gái Á Đông. Không dừng lại ở giá trị về tinh thần, hoa mai còn mang lại giá trị kinh tế cao cho những người trồng mai. Mỗi dịp Tết đến xuân về người trồng mai có thể thu được một nguồn kinh tế lớn khi bán những chậu mai cho người dân chơi Tết.

     Tóm lại, hoa mai là một trong số những loài hoa có ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Dẫu thời gian có trôi đi nhưng chắc hẳn hình ảnh bông mai vàng khoe sắc trong nắng xuân mỗi dịp Tết đến sẽ vẫn mãi còn đó như một nét đẹp, một nét đặc trưng trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người Việt Nam.

soanvan.me

Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3

Bài tham khảo số 4

Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 7

Bài tham khảo số 8

Bài tham khảo số 9

Bài tham khảo số 10